Các nước đang phát triển chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thải

[Nguồn: tekdeeps]

Nghiên cứu mới đây do Viện Môi trường Stockholm thực hiện theo yêu cầu của Oxfam - liên minh quốc tế gồm 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công - cho hay, 1% số người giàu nhất thế giới gây ra mức ô nhiễm khí thải carbon lớn hơn gấp đôi so với một nửa số dân nghèo nhất thế giới, tương đương 3,1 tỷ người.

Mặc dù lượng phát thải carbon toàn cầu đã giảm mạnh do đại dịch COVID-19, nhiệt độ trung bình của thế giới vẫn đang trên đà ấm lên vài độ trong thế kỷ này, đe dọa các quốc gia nghèo và đang phát triển với hàng loạt thảm họa thiên nhiên.

Phân tích của Oxfam đã chỉ ra rằng, từ năm 1990 đến 2015, lượng khí thải hàng năm tăng 60%, và các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm về việc làm cạn kiệt gần 1/3 ngân sách ứng phó với khí thải carbon của thế giới.

Chỉ 63 triệu người giàu nhất thế giới, tương đương 1%, đã chiếm 9% ngân sách carbon kể từ năm 1990. Điều này càng cho thấy tình trạng "bất bình đẳng carbon" ngày càng gia tăng, đồng thời làm chậm tốc độ giảm nghèo.

[Liên hợp quốc kêu gọi các tỷ phú giúp giải quyết nạn đói trên thế giới]

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 cam kết các quốc gia phải hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng cao kể từ đó và một số phân tích đã cảnh báo rằng nếu nền kinh tế toàn cầu ưu tiên tăng trưởng xanh, cùng với việc giảm ô nhiễm do dịch COVID-19, quá trình biến đổi khí hậu sẽ chậm lại đáng kể.

Cho đến nay, cứ với 1 độ C ấm lên, Trái Đất phải đối mặt với những trận cháy rừng, hạn hán và siêu bão thường xuyên và dữ dội hơn do nước biển dâng cao hơn.

Chính phủ các nước đang phải đặt ra những thách thức song song là biến đổi khí hậu và bất bình đẳng phát thải carbon vào trọng tâm của bất kỳ kế hoạch phục hồi hậu COVID-19 nào./.

Minh Trang [TTXVN/Vietnam+]

Roma, ngày 13 tháng 7 năm 2020 - Một nghiên cứu thường niên do Liên Hợp Quốc thực hiện đã phát hiện ngày càng có nhiều người rơi vào tình trạng thiếu ăn. Trong 5 năm qua, hàng chục triệu người đã gia nhập nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng kinh niên và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục phải vật lộn chống chọi với các hình thức của suy dinh dưỡng.

Báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới xuất bản ngày hôm nay ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019 - tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu người trong vòng 5 năm. Chi phí cao và khả năng chi trả bữa ăn thấp đồng nghĩa với việc hàng tỷ người không có bữa ăn lành mạnh hoặc đầy đủ chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu ăn hoành hành nhiều nhất ở châu Á, nhưng lan ra với tốc độ nhanh nhất tại châu Phi. Theo dự đoán của báo cáo, đại dịch COVID-10 có thể đẩy thêm 130 triệu người trên khắp hành tinh rơi vào tình trạng thiếu ăn kinh niên vào cuối năm 2020. [Tình trạng bùng phát nạn đói trầm trọng trong bối cảnh đại dịch có thể làm con số này leo thang hơn nữa.]

Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới là nghiên cứu toàn cầu đáng tin cậy nhất theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu được đồng thực hiện bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc [FAO], Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế [IFAD], Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc [UNICEF], Chương trình Lương thực Thế giới [WFP] và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Trong phần Lời mở đầu, lãnh đạo của năm cơ quan trên[i] cảnh báo rằng “đã 5 năm kể từ khi thế giới cam kết chấm dứt nạn đói, mất an ninh lương thực và tất cả các  hình thức suy dinh dưỡng, vậy mà chúng ta vẫn chưa đi đúng hướng  để đạt được mục tiêu này  vào năm 2030.”

Các số liệu về tình trạng thiếu ăn

Trong báo cáo  này, các cập nhật dữ liệu quan trọng của Trung Quốc và các quốc gia đông dân khác[ii] đã làm giảm đáng kể ước tính tổng số người phải chịu cảnh đói ăn trên thế giới, xuống còn 690 triệu người. Tuy nhiên, không có sự thay đổi nào về  xu hướng. Xem xét lại toàn bộ chuỗi số liệu về tình trạng thiếu ăn từ năm 2000 cho thấy kết luận vẫn như trước: sau khi giảm dần trong nhiều thập kỷ, tình trạng đói ăn kinh niên bắt đầu tăng trở lại vào năm 2014 và vẫn đang trên đà gia tăng.

Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất [381 triệu người]. Đứng thứ hai là châu Phi [250 triệu người], tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [48 triệu người]. Mức độ phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trên toàn cầu - hay tổng tỷ lệ người rơi vào tình trạng đói ăn - thay đổi rất ít chỉ ở mức 8,9%, nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên kể từ năm 2014. Điều này có nghĩa là trong 5 năm qua, tình trạng thiếu ăn đã tăng lên cùng với sự phát triển của dân số toàn cầu.

Số liệu cũng cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực: Theo tỷ lệ phần trăm, châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có thể còn nghiêm trọng hơn trong tương lai, với 19,1% dân số bị suy dinh dưỡng. Con số này gấp đôi tỷ lệ ở châu Á [8,3%] cũng như châu Mỹ Latinh và vùng Caribê [7,4%]. Theo xu hướng hiện nay, đến năm 2030, hơn một nửa dân số bị đói kinh niên trên thế giới sẽ là người dân châu Phi.

Gánh nặng từ đại dịch

Trong khi tiến trình xóa đói bị đình trệ, đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu và thiếu sót trong hệ thống lương thực toàn cầu - ở đây được hiểu là tất cả các hoạt động và quy trình ảnh hưởng đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Dù hiện giờ còn quá sớm để đánh giá toàn bộ tác động của lệnh phong tỏa và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khác, báo cáo ước tính rằng ít nhất có thêm 83 triệu người, và có khả năng lên tới 132 triệu người, có thể rơi vào tình trạng đói ăn trong năm 2020 do hậu quả của suy thoái kinh tế vì COVID-19.[iii] Việc này  càng làm cho  khả năng đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 2 [Xóa đói] bị nghi ngờ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng

Việc khắc phục nạn đói và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức [bao gồm  suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân và béo phì] không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo có đủ thức ăn để tồn tại: những gì mọi người ăn - và đặc biệt là những gì trẻ em ăn - cũng cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một trở ngại chính đối với vấn đề này là việc các thực phẩm dinh dưỡng có giá thành cao và một số lượng lớn các gia đình không đủ điều kiện chi trả cho chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Theo bằng chứng từ báo cáo, thực đơn ăn uống lành mạnh có chi phí cao hơn rất nhiều so với mức 1,90 Đô-la Mỹ/ngày, ngưỡng chuẩn nghèo của thế giới. Điều này có nghĩa  là một chế độ ăn uống lành mạnh rẻ nhất  cũng có giá đắt gấp năm lần so với việc chỉ làm no bụng bằng tinh bột. Thực phẩm bơ sữa giàu dinh dưỡng, rau quả và thức ăn giàu đạm [nguồn thực vật và động vật] là những nhóm thực phẩm đắt đỏ nhất trên toàn cầu.  

Ước tính mới đây nhất cho thấy có tới hơn 3 tỷ người không có khả năng chi trả cho một chế độ  ăn uống lành mạnh. Dù khu vực nào cũng tồn tại tình trạng này, thậm chí cả Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng có tới 57% dân số vùng châu Phi hạ Sahara và Nam Á phải sống trong tình trạng trên. Điều này khiến cho cuộc đua chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng phần nào bị cản trở. Theo báo cáo, trong năm 2019, khoảng một phần tư đến một phần ba trẻ em dưới năm tuổi [191 triệu trẻ em] bị suy dinh dưỡng thể thấp còi hoặc gầy còm - tức là quá thấp hoặc quá gầy. Ngoài ra, 38 triệu trẻ em dưới năm tuổi khác bị thừa cân. Trong khi đó, đối với người lớn, béo phì đang trở thành một đại dịch toàn cầu theo đúng nghĩa.

 Kêu gọi hành động

Báo cáo lập luận rằng một khi các cân nhắc về tính bền vững được đưa vào, sự chuyển hướng tới chế độ ăn uống  lành mạnh trên bình diện toàn cầu sẽ giúp chúng ta vừa không quay trở lại tình trạng đói nghèo mà vừa tiết kiệm khoản chi phí rất lớn. Báo cáo tính toán sự chuyển đổi như vậy sẽ giúp bù đắp gần như hoàn toàn chi phí y tế liên quan đến chế độ ăn uống  không lành mạnh, ước tính có thể lên tới 1,3 ngàn tỷ Đô-la Mỹ/năm vào năm 2030; trong khi đó, các chi phí xã hội liên quan đến chế độ ăn uống như phát thải khí nhà kính, ước tính khoảng 1,7 ngàn tỷ Đô-la Mỹ, có thể được giảm đi tới ba phần tư.[iv]

Báo cáo kêu gọi một sự chuyển đổi trong hệ thống lương thực, thực phẩm để cắt giảm chi phí cho thực phẩm dinh dưỡng và tăng khả năng chi trả cho các chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù các giải pháp cụ thể có thể khác nhau giữa các quốc gia, hoặc khác nhau ngay trong một quốc gia, câu trả lời chung nằm ở các biện pháp can thiệp vào toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, vào môi trường thực phẩm và vào nền kinh tế chính trị hình thành nên các chính sách thương mại, chi tiêu công và đầu tư. Nghiên cứu kêu gọi các chính phủ đưa dinh dưỡng làm xu thế chủ đạo trong phương pháp tiếp cận nông nghiệp; nghiên cứu để cắt giảm các yếu tố làm gia tăng chi phí trong sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị lương thực, thực phẩm - thông qua  việc giảm bớt thiếu hiệu quả, mất mát và lãng phí thực phẩm; hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô nhỏ tại địa phương nuôi trồng và bán nhiều thực phẩm dinh dưỡng hơn, đồng thời đảm bảo họ có thể tiếp cận thị trường; ưu tiên dinh dưỡng cho trẻ em là nhóm có nhu cầu lớn nhất; đẩy mạnh thay đổi hành vi thông qua giáo dục và truyền thông; và đặt dinh dưỡng làm nền tảng trong các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia và chiến lược đầu tư.

Lãnh đạo của năm cơ quan Liên Hợp Quốc tham gia thực hiện Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới tuyên bố cam kết của mình hỗ trợ công cuộc chuyển mình trọng đại này, đảm bảo sự chuyển đổi sẽ mở ra “con đường bền vững, cho mọi người và cho toàn thế giới”.

Toàn văn báo cáo và báo cáo tóm tắt [tiếng Anh]: //www.fao.org/publications/sofi/en/

Cần thêm thông tin, mời liên hệ :

  • Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-24-38500241; +84-966539673; email :
  • Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-24-38500225; +84-904154678; email:

[i] Đại diện FAO – Qu Dongyu, Tổng Giám đốc; đại diện IFAD – Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch; đại diện UNICEF – Henrietta H. Fore, Giám đốc Điều hành; đại diện WFP – David Beasley, Giám đốc Điều hành; đại diện WHO – Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc.

[ii] Cập nhật thông số chính, đo lường sự bất cân xứng về lượng  thực phẩm tiêu thụ trong các xã hội, được thực hiện ở 13 quốc gia với tổng dân số gần chạm mốc 2,5 tỷ người: Băng-la-đét, Trung Quốc, Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Ê-ti-ô-pi-a, Mê-hi-cô, Mông Cổ, Mô-dăm-bích, Ni-giê-ri-a, Pa-ki-xtan, Pê-ru, Xu-đăng và Thái Lan. Đặc biệt, quy mô dân số của Trung Quốc đã có tác động đơn lẻ lớn nhất lên con số thống kê toàn cầu.

[iii] Con số này dao động tương ứng với dự đoán gần đây nhất về việc GDP toàn cầu sẽ sụt giảm từ 4,9 đến 10%.

[iv] Báo cáo phân tích “chi phí chìm” của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và các giải pháp mô hình liên quan đến bốn chế độ dinh dưỡng thay thế: ăn chay bán phần, chỉ ăn cá và hải sản, ăn chay và ăn chay thuần. Báo cáo cũng thừa nhận rằng một số quốc gia nghèo hơn có lẽ cần tăng lượng phát thải các-bon để giúp họ đạt được các chỉ tiêu dinh dưỡng. [Điều ngược lại cũng đúng đối với các quốc gia giàu có hơn].

Video liên quan

Chủ Đề