Các ngành của trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [tiếng Anh: VNUHCM-University Of Science, viết tắt: VNUHCM-US | HCMUS] là một trong những trường đại học đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiênĐịa chỉ
227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
,
Thành phố Hồ Chí Minh
,
SV lớp Cử nhân quốc tế ngành CNTT trường ĐH KHTN trong giờ học với GS Leo - ĐH AUT [New Zealand]

Được thành lập theo quyết định 3818/GD-ĐT ngày 13/12/1994 dựa trên Bộ môn Tin học của Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Khoa có 6 bộ môn: Công nghệ Tri thức, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và Viễn thông, Khoa học máy tính, Thị giác máy tính và Khoa học Rôbốt.

Khoa đào tạo các Cử nhân Công nghệ thông tin có kiến thức nền tảng để nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng kết quả mới nhất của Công nghệ thông tin vào thực tế. Người học cũng được cung cấp các kỹ năng thích nghi, tự điều chỉnh, tự phát triển, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tháng 12/2009, chương trình đào tạo của Khoa được kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN [ASEAN University Network] do các chuyên gia quốc tế thực hiện và được đánh giá có chất lượng ngang với các chương trình đào tạo tiên tiến khác trong khu vực.

Khoa Toán Tin họcSửa đổi

Khoa Toán Tin học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về toán và tin học để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về toán và khoa học máy tính hoặc ứng dụng toán vào các lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống.

Khoa Toán Tin học đang thực hiện chương trình đào tạo bậc cử nhân theo học chế tín chỉ gồm nhiều chuyên ngành được chia thành 3 lĩnh vực chính. Các chuyên ngành thuộc Toán lý thuyết gồm Đại số và Giải tích dành cho các sinh viên quan tâm về mặt lý thuyết của Toán học. Các chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng vững chắc về lý thuyết để chuẩn bị cho công việc giảng dạy tại các trường trung học hoặc tiếp tục chương trình sau Đại học để chuẩn bị cho công việc nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Các chuyên ngành còn lại thuộc về hai lĩnh vực Toán ứng dụng và Tin học. Toán ứng dụng bao gồm các chuyên ngành Giải tích số, Toán kinh tế, Thống kê và Toán cơ. Tin học gồm có các chuyên ngành Phương pháp toán và Toán Tin ứng dụng. Các chuyên ngành này dành cho các sinh viên quan tâm đến mối liên hệ giữa lý thuyết của Toán học và những ứng dụng của nó trong khoa học công nghệ. Với kiến thức được trang bị sinh viên có thể làm việc trong các công ty máy tính, các tổ chức tài chính bảo hiểm hoặc các cơ sở công nghiệp đòi hỏi kiến thức Toán học tốt. Ngoài ra sinh viên cũng có thể theo đuổi các chương trình đào tạo cao hơn sau Đại học để chuẩn bị cho công việc nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học.

Để hoàn tất một trong các chuyên ngành thuộc một trong ba lĩnh vực trên, sinh viên phải hoàn thành một chương trình đào tạo tương ứng với lĩnh vực đó.

Khoa Vật Lý Vật lý Kỹ thuậtSửa đổi

Khoa Vật lý đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực về Vật lý và các ứng dụng liên quan. Khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng là đơn vị duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm đào tạo nguồn nhân lực năng lượng hạt nhân phục vụ phát triển năng lượng hạt nhân của quốc gia trong tương lai. Mục tiêu đào tạo của Khoa là đào tạo cho sinh viên các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Vật lý cả về lý thuyết và thực nghiệm.

Khoa có 08 bộ môn: Vật lý Hạt nhân, Vật lý lý thuyết, Vật lý Địa cầu, Vật lý Ứng dụng, Vật lý Chất rắn, Vật lý Tin học, Vật lý Điện tử, Hải dương học-Khí tượng-Thủy văn.

Khoa Hóa họcSửa đổi

Khoa Hóa cung cấp cho người học kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành về lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành của các chuyên ngành hóa hữu cơ, hóa lý, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa học polyme và hóa dược. Khoa Hóa luôn khuyến khích những nghiên cứu mang tính liên ngành, có khả năng ứng dụng cao.

Khoa có 06 bộ môn: Hóa Hữu cơ, Hóa Vô cơ và Ứng dụng, Hóa lý, Hóa Phân tích, Hóa học Polyme, Hóa Dược.

Hiện nay, Khoa Hóa học có 2 ngành đào tạo gồm ngành Hóa học và ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học, trong đó:

Ngành Hóa học hiện có 4 chương trình:

- Chương trình chính quy đại trà: chương trình được xây dựng theo 2 định hướng gồm hướng nghiên cứu và hướng ứng dụng. Hướng nghiên cứu giúp cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Hướng ứng dụng giúp sinh viên tiếp cận các quy trình, quy mô sản xuất trong công nghiệp và thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Chương trình cử nhân tài năng: sinh viên được học tập trải nghiệm trong môi trường đặc biệt nhằm đạt được trình độ chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, năng lực sáng tạo và nghiên cứu khoa học cao, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp truyền thông tốt, sử dụng ngoại ngữ chuyên môn thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình được tăng cường tiếng Anh chuyên ngành, 30 sinh viên/lớp.

- Chương trình chất lượng cao: sinh viên được học tập trải nghiệm trong môi trường đặc biệt nhằm đạt được các kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, phương pháp luận để phân tích tổng thể và giải quyết các vấn đề trong môi trường hoạt động liên ngành; có khả năng tích lũy phẩm chất cá nhân và hiểu biết tốt về xã hội để trở thành cán bộ quản lý, điều hành cơ quan, doanh nghiệp trong môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu và những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Chương trình được tăng cường tiếng Anh chuyên ngành, 40 sinh viên/lớp.

- Chương trình văn bằng đôi Việt Pháp [liên kết với ĐH Le Mans của Pháp]: chương trình được xây dựng dựa trên chương trình chính quy đại trà, tăng cường tiếng Pháp tổng quát và chuyên ngành, giúp sinh viên hòa nhập vào hệ thống đào tạo tiên tiến của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp trên thế giới. Chương trình được giảng dạy kết hợp giữa giảng viên Việt Nam và Pháp, 30 sinh viên/lớp.

Khoa Sinh học - Công nghệ sinh họcSửa đổi

Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo bậc Đại học 02 ngành: Sinh học và Công nghệ Sinh học và nhiều chuyên ngành sau Đại học. Khoa trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản đa dạng về quy luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống. Sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến sinh học.

Hiện Khoa có 08 bộ môn: Sinh hóa, Sinh lý Thực vật, Di truyền, Vi sinh, Sinh lý học và Công nghệ Sinh học động vật, Sinh thái và Sinh học tiến hóa, Công nghệ sinh học phân tử và Môi trường, Công nghệ sinh học Thực vật và Chuyển hóa sinh học.

Khoa Địa chấtSửa đổi

Khoa Địa chất có lịch sử trên 50 năm. Mục tiêu đào tạo của Khoa là cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học Trái đất, đặc biệt là các vật liệu tạo thành lớp vỏ cứng và quyển mềm của Trái đất, các phương pháp tìm kiếm các tài nguyên, khoáng sản từ dạng rắn đến dạng lỏng hoặc khí [kim cương, ruby, saphia, đá bán quý, đá xây dựng, đất sét, cát sạn, nước ngầm, dầu khí]; các tác động đến môi trường sau khi khai thác

Hiện Khoa có 05 bộ môn: Địa chất Cơ sở, Khoáng Thạch, Trầm Tích, Địa chất Dầu khí và Khoáng sản, Địa chất Công trình Thủy văn và Môi trường.

Khoa Môi trườngSửa đổi

Khoa Môi trường trang bị cho sinh viên các phương pháp khoa học để hiểu sự vận hành của hệ thống môi trường; các kỹ năng phân tích, ra quyết định nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Khoa hiện có 03 bộ môn: Khoa học Môi trường, Quản lý và Tin học Môi trường, Công nghệ Môi trường với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực ngành Khoa học và Công nghệ môi trường bậc Đại học và sau Đại học.

Khoa Điện tử Viễn thôngSửa đổi

Khoa đào tạo các chuyên ngành: điện tử, máy tính và hệ thống nhúng, viễn thông và mạng, điện tử y sinh. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Điện tử Viễn thông sẽ trang bị cho người học kỹ năng thích nghi, tự phát triển, khả năng phát triển và giải quyết vấn đề trong điện tử và viễn thông một cách hệ thống. Tùy theo chuyên ngành, cử nhân ngành Điện tử Viễn thông có khả năng đọc hiểu và thực hiện các mạch điện tử, thiết kế các mạch tích hợp, lập trình ứng dụng vi xử lý vi điều khiển, kiến trúc máy tính, tìm hiểu và thiết kế các hệ thống mạng máy tính và viễn thông, tính toán mô phỏng các mô linh kiện điện tử nano...

Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã có nhiều thành tích nổi bật trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật như: 1 giải Nhì và một giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo VIFOTEC, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo Thành phố. Đội sinh viên của Khoa cũng đã đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi trong nước và quốc tế: giải vô địch cuộc thi lập trình robot mang tên Micom Car Rally 2006 do công ty Renesas và Khoa Công nghệ Thông tin tổ chức; giải Nhất cuộc thi Thiết kế vi mạch Analog - AICD 2010, 2011; giải Nhất cuộc thi Vi mạch Quốc tế LSI DESIGN CONTEST 2011 tại Nhật Bản; giải Nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010...

Khoa có 03 bộ môn: Điện tử, Máy tính - Hệ thống nhúng, Viễn thông Mạng.

Khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệuSửa đổi

Mục tiêu của Khoa là đào tạo các Cử nhân Khoa học Vật liệu có các kiến thức cơ bản và khả năng thực nghiệm về các phương pháp nghiên cứu, đo đạc, chế tạo vật liệu và màng mỏng, các tính chất của các loại vật liệu khác nhau [polymer, ceramic...] và những ứng dụng chính của chúng vào thực tiễn đời sống, sản xuất cũng như ở lĩnh vực vật liệu kỹ thuật cao. Tốt nghiệp, các Cử nhân có thể làm việc tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu, các hãng kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghệ cao... có hoạt động liên quan đến đào tạo cán bộ giảng dạy, tư vấn, nghiên cứu và ứng dụng chế tạo các loại vật liệu kỹ thuật cao.

Đối tượng nghiên cứu của Khoa là các hợp kim đặc dụng, gốm kỹ thuật, vật liệu polymer, composite và nanocomposite, vật liệu quang, vật liệu bền cơ - nhiệt, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu photonics, vật liệu y sinh...

Hiện Khoa có 03 bộ môn: Vật liệu Từ và Y sinh, Vật liệu Polymer và Composite, Vật liệu và Linh kiện màng mỏng

Bộ môn Giáo dục thể chấtSửa đổi

Đội ngũ giảng viên từ Bộ môn Giáo dục thể chất từ Khoa Giáo dục Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Các Phòng thí nghiệm:Sửa đổi

Trường ĐH KHTN luôn chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho PTN
  1. PTN Công nghệ Phần mềm [SELab]
  2. PTN Công nghệ Sinh học Phân tử
  3. PTN Trí tuệ Nhân tạo [AILab]
  4. PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc
  5. PTN Phân tích Trung tâm
  6. PTN Thiết kế vi mạch [DESLab]
  7. PTN Vật liệu kỹ thuật cao
  8. PTN Kỹ thuật hạt nhân [NTlab]

Các Trung tâm:Sửa đổi

  1. TT Tin học
  2. TT Khoa học và Công nghệ Sinh học
  3. TT Nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học Đại học [CEE]
  4. TT Nghiên cứu Đất ngập nước
  5. TT Tài nguyên và Môi trường
  6. TT Nghiên cứu và Ứng dụng địa chất
  7. TT Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật
  8. TT Nghiên cứu Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên
  9. TT Ngoại ngữ
  10. TT Đào tạo Quốc tế [ITEC]
  11. TT Nghiên cứu Hợp chất Tự nhiên có hoạt tính sinh học
  12. TT Bồi dưỡng Văn hóa
  13. TT Hỗ trợ Sinh viên
  14. TT Điện tử Máy tính

Quy mô đào tạo và thành tựuSửa đổi

Về đào tạoSửa đổi

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên hiện nay, nếu tính lực lượng cán bộ cơ hữu, thường xuyên trong và ngoài biên chế chính thức có khoảng 1220 Cán bộ, Viên chức, trong đó có gần 720 cán bộ giảng dạy [10 giáo sư, 55 phó giáo sư, 170 tiến sĩ và TSKH, 300 thạc sĩ]. Tính đến nay, Trường đã có 10 Nhà giáo Nhân dân, 34 Nhà giáo Ưu tú.

Trường hiện có 09 Khoa, 7 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp trường và cấp Đại học Quốc gia, 14 Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cử nhân

Trường hiện có 15 ngành đào tạo bậc Đại học với hơn 55 chuyên ngành: toán giải tích, khoa học máy tinh, vật lý hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, hải dương học. Đặc biệt, trong đợt kiểm định chất lượng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam tháng 12/2009 của tổ chức Mạng lưới các ĐH Đông Nam Á AUN [ASEAN University Network], chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên đã được đánh giá với điểm cao nhất nước và xếp hạng 2 trong toàn khu vực Đông Nam Á trong số 5 chương trình Khoa học máy tính / Công nghệ thông tin được đánh giá [4 trường từ Việt Nam] [4].

Hằng năm, thông qua kỳ tuyển sinh vào tháng 7, Trường tuyển chọn các thí sinh để đào tạo Cử nhân khoa học với thời gian đào tạo trung bình 4 năm.

Sau Đại học

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên đang đào tạo 32 chuyên ngành thạc sĩ và 31 chuyên ngành tiến sĩ.

Trường tổ chức tuyển sinh sau Đại học vào tháng 5 hằng năm với thời gian đào tạo khoảng 2 năm [chương trình Thạc sĩ], 2-3 năm [với nghiên cứu sinh có bằng Thạc sĩ], 4-5 năm [với nghiên cứu sinh có bằng Cử nhân từ loại khá trở lên].

Ngoài ra, Trường còn đào tạo các văn bằng: Cao đẳng, Cử nhân 2, Hoàn chỉnh Đại học, Từ xa, Vừa làm vừa học. Hiện quy mô đào tạo của Trường [chính quy và không chính quy] đã được nâng lên trên 16.000 sinh viên và gần 1.800 nghiên cứu sinh, học viên cao học. Hằng năm, Trường có trên 2.500 cử nhân và trên 250 thạc sĩ, tiến sĩ ra trường, cung ứng đội ngũ cán bộ khoa học cho Thành phố và các tỉnh trong cả nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với SV Chương trình Tiên tiến trường ĐH KHTN trong chuyến thăm và làm việc với Trường năm 2011

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên là trường đầu tiên của cả nước được Bộ cho phép đào tạo thí điểm liên thông từ cao đẳng lên Đại học và cũng là một trong 2 trường Đại học đầu tiên của cả nước áp dụng thành công học chế tín chỉ trong tổ chức và quản lý đào tạo, đã được báo cáo điển hình trong cả nước.

Năm 1997, Trường đề ra sáng kiến mở thí điểm lớp cử nhân danh dự ngành Toán tin, một số sinh viên tốt nghiệp lớp này hiện nay đã trở thành những cán bộ trẻ xuất sắc của Trường đang được gửi đạo tạo nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Tiếp nối của lớp cử nhân danh dự này là hệ cử nhân tài năng theo đề án của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang được thực hiện một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, Trường còn được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo chương trình Tiên tiến ngành Công nghệ Thông tin cho những sinh viên xuất sắc được tuyển chọn từ những thí sinh trúng tuyển Đại học hằng năm. Chương trình này nhiều năm liền đều được Bộ GD&ĐT tạo đánh giá xếp hạng cao trong số các chương trình Tiên tiến của Bộ và đã được báo cáo điển hình trong Hội nghị toàn quốc.

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên cũng là Trường dẫn đầu về thành tích đào tạo tài năng trẻ cho thành phố và các tỉnh phía Nam. Năm 1993, khối phổ thông trung học chuyên Toán Tin thuộc Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập; tiếp đó, năm 1996, Trường Phổ thông Năng khiếu được hình thành với các khối chuyên: Vật lý, Tin học, Hoá học, Sinh học, Anh và Văn lần lượt ra đời, tất cả đều được sự bảo trợ toàn diện của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tếSửa đổi

Về lĩnh vực khoa học công nghệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn là đơn vị đi tiên phong trong nghiên cứu cơ bản, phát triển và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Một số phòng thí nghiệm [PTN] của Trường có uy tín cao về chuyên môn trong cả nước và bước đầu tạo được uy tín trên thế giới như: PTN Công nghệ Sinh học phân tử, PTN Công nghệ Phần mềm, PTN Vật liệu Kỹ thuật cao, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc...

Thành tựu nổi bật nhất trong các năm qua là đã thành công bước đầu trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Những kết quả nghiên cứu này đã được các cấp Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia-HCM đánh giá cao mang tính chất đột phá và đã phê duyệt kinh phí gần 40 tỷ đồng cho dự án nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực hỗ trợ thêm kinh phí 33,5 tỷ đồng để xây dựng Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5] vào năm 2007.

Từ khi thành lập đến nay, Phòng thí nghiệm Tế bào gốc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã có những nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khiến cả nước chú ý như: tạo cá ngựa vằn phát sáng bằng công nghệ chuyển gien, phối hợp Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh để ứng dụng tế bào gốc cấy mô chữa trị giác mạc, tạo ra tinh trùng chuột từ tế bào mầm sinh dục thu nhận từ tinh hoàn chuột, tạo ra bò con từ tế bào trứng đông lạnh...

Ngoài ra, với thế mạnh là trường đào tạo khoa học cơ bản, các lĩnh vực nghiên cứu của 'trường ĐH KHTN cũng rất đa dạng, không chỉ có giá trị chuyên môn mà còn có ý nghĩa thực tiễn, mang tính ứng dụng cao. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng nổi bật:

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu virus cúm H5N1 phục vụ việc phát triển vắcxin.
  • Tạo ra 03 dòng vi khuẩn E.coli bằng công nghệ gen làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất insulin tái tổ hợp làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Hình ảnh "1h làm SV quốc tế với giảng viên Hoa Kỳ và New Zealand tại trường ĐH KHTN
  • Tạo quy trình sản xuất protien GCSF tái tổ hợp có hoạt tính làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh giảm bạch cầu trong hóa trị ung thư.
  • Nghiên cứu được bao bì tự phân hủy sinh học.

Bên cạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, những năm qua, trường ĐH KHTN cũng chú ý đầu tư phát triển quan hệ hợp tác quốc tế. Hiện nay, Trường có quan hệ hợp tác với trên 60 tổ chức khoa học và hơn 50 trường Đại học, viện nghiên cứu uy tín trên thế giới trong đó có liên kết đào tạo nhiều chương trình bậc Đại học và sau Đại học. Nổi bật có chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Công nghệ thông tin với ĐH Auckland New Zealand [AUT] và ĐH Canberra Úc, chương trình Tiên tiến Cử nhân Khoa học máy tính với Đại học Portland State Hoa Kỳ, chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Quản lý kinh doanh quốc tế với Đại học Keuka Hoa Kỳ, chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ sinh học với Đại học Paris XI

Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của các đối tác nước ngoài, hàng năm nhà trường đã cử được hàng trăm lượt cán bộ đi tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, trao đổi chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tập huấn chuyên môn ngắn hạn hoặc đào tạo trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Hiện Trường đang có khoảng 150 giảng viên trẻ đi đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ở nước ngoài bằng hình thức này.

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Cơ sở 1 trường ĐH KHTN, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 2 cơ sở chính:

  • Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cơ sở 2: Thủ Đức - Dĩ An[5].

Được đánh giá là một trong những Trường thực hiện tốt nhất công tác xây dựng, phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và NCKH, những năm qua, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đầu tư xây dựng, sửa chữa các toà nhà C và nhà E thuộc cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ thay cho những nhà trệt cấp 4 trước đó. Gần đây nhất là toà nhà 11 tầng [Tòa nhà I] với trang thiết bị, phòng học và phòng thí nghiệm hiện đại cũng đã được đưa vào sử dụng, tạo nên một tổng thể mang tính đột phá làm thay đổi sâu sắc bộ mặt nhà trường.

Tòa nhà Điều hành trường ĐH KHTN tại Thủ Đức -,Dĩ An

Tại tòa nhà I của cơ sở Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư trang bị hệ thống thư viện được đánh giá là một trong những thư viện hàng đầu của cả nước hiện nay với gần 58.000 đầu sách. Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường là gần 48.000 cuốn. Hệ thống thư viện điện tử [//gralib.hcmus.edu.vn] của Trường đang phát triển nhanh và hoàn thiện hơn; liên thông với Thư viện Trung tâm của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và mạng thư viện Đại học Việt Nam.

Bên cạnh đó, cơ sở Thủ Đức - Dĩ An cũng liên tục được đầu tư nâng cấp, tôn tạo. Đặc biệt, năm 2009, Trường đã khánh thành Nhà điều hành cao 10 tầng lầu tại cơ sở 2 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác quản lý, giảng dạy của nhà trường và đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của sinh viên. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích 1.928 m², nằm trong khuôn viên rộng 34 ha với tổng vốn xây dựng gần 49 tỷ đồng [kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước], hệ thống thiết bị phục vụ và bảo đảm an toàn cũng được đầu tư gần 21 tỷ đồng. Công trình gồm 62 phòng làm việc, phòng họp, phòng làm việc cho các giáo sư, chuyên gia, phòng chuyên đề, phòng mạng máy tính... cùng các trang thiết bị hiện đại khác.

Cựu sinh viên tiêu biểuSửa đổi

Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tại đây, Chủ tịch nước đã trân trọng gửi lời tri ân đến các thế hệ thầy cô của Trường.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trải qua các thời kỳ không chỉ giàu truyền thống trong đấu tranh mà còn giàu thành tích trong đào tạo và nghiên cứu. Sau gần 80 năm hình thành và phát triển, từ mái trường này đã cho ra đời rất nhiều thế hệ sinh viên là những nhà khoa học, cán bộ quản lý xuất sắc ở các cấp Trung ương và Thành phố, tiêu biểu như:

  • Ông Nguyễn Minh Triết Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước
  • Ông Nguyễn Thành Tài Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ông Phạm Chánh Trực Nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ông Nguyễn Huy Cận Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thiếu tướng Huỳnh Huề Anh hùng LLVTND, Giám đốc Công an Tỉnh Đắk Lắk
  • Ông Lê Công Giàu Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
  • PGS.TS Dương Anh Đức - Phó Chủ Tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TPHCM, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, Nguyên Phó Hiệu trưởng Nhà trường
  • PGS.TS Huỳnh Thành Đạt[6] - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM, Nguyên Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính
  • PGS.TS Vũ Hải Quân - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy ĐHQG-HCM, Giám đốc ĐHQG-HCM, Nguyên Phó Hiệu trưởng Nhà trường
  • Ông Lê Quốc Phong Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, nguyên Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Nguyên Bí thư Đoàn trường, Nguyên Chủ tịch Hội sinh viên trường
  • Ông Lâm Đình Thắng Đại biểu Quốc hội, Phó Bí thư Quận uỷ Bình Thạnh, TPHCM, Nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP. HCM khóa IX, Nguyên Phó bí thư Đoàn trường, Nguyên Chủ tịch Hội sinh viên trường
  • Nguyễn Vũ Phong - Nhà vô địch rung chuông vàng 2010

Phần thưởngSửa đổi

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhận những danh hiệu của nhà nước Việt Nam trao tặng như:

  • Năm 2001: Huân chương Lao động hạng I
  • Năm 2003: Huân chương Độc lập hạng III
  • Năm 2009: Huân chương Độc lập hạng II
  • Năm 2010: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và trao Danh hiệu Anh hùng lao động cho Trường.

Ngoài ra còn nhiều phần thưởng cao quý khác như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các danh hiệu khác cũng đã được trao tặng cho các tập thể, cá nhân của Trường

Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể cán bộ viên chức Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức
  • Trang thông tin tại mạng xã hội Facebook
  • Trang web Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ 2020 Vietnamese University Ranking.
  2. ^ 2020 QS Global World Ranking.
  3. ^ Lịch sử phát triển.
  4. ^ AUN-QA Actual Quality Assessment at Programme Level.
  5. ^ Địa điểm cơ sở. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ {{Chú thích
    • Thạc sĩ Phan Trung Hiếu - Giảng viên khoa Toán-Ứng Dụng ĐH Sài Gòn
    web|url=//vi.wikipedia.org/wiki/Huỳnh_Thành_Đạt%7Ctitle=%7Clast=%7Cfirst=%7Cdate=%7Cwebsite=%7Carchive-url=%7Carchive-date=%7Curl-status=%7Caccess-date=}}

Video liên quan

Chủ Đề