Các môn học của ngành Công nghệ thực phẩm

Trước nhu cầu của xã hội về thực phẩm an toàn, ngành công nghệ thực phẩm ngày càng có chỗ đứng vững chắc, được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển và tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi ngành nghề này. Để hiểu rõ hơn ngành công nghệ thực phẩm là gì, hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về chuyên ngành đào tạo, các vị trí công việc và mức lương hiện nay của ngành này nhé.

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học bao gồm các lĩnh vực: bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ngành học này được ứng dụng vô cùng đa dạng vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. 

Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm,…

Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm...; cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp...

Theo học ngành công nghệ thực phẩm, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, chuyên sâu của ngành. 

Tiếp theo đó, các bạn sẽ được học tập các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành giúp người học đủ năng lực phân tích, phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm. Từ đó, phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành công nghệ thực phẩm sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo của trình độ đại học như là:

  • Phát triển sản phẩm
  • Phân tích thực phẩm
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Công nghệ chế biến thực phẩm
  • Công nghệ sinh học thực phẩm
  • Hoá sinh học thực phẩm
  • Vi sinh vật học thực phẩm
  • Dinh dưỡng
  • An toàn thực phẩm
  • Quản lý chất lượng
  • Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm
  • Công nghệ sản xuất/chế biến rượu, bia, nước giải khát; rau quả; dầu thực vật; đường, bánh, kẹo; thịt, trứng, thủy sản; trà, cà phê, ca cao; lương thực, nước chấm, gia vị…
  • Thực phẩm chức năng
  • Quản lý chuỗi cung ứng và truy nguyên nguồn gốc thực phẩm

Với khối kiến thức chuyên môn được giảng dạy, cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí:

  • Kỹ sư quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm
  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu - Phát triển sản phẩm
  • Nhân viên phụ trách  kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài

Cũng như nhiều ngành nghề việc làm khác, lương ngành công nghệ thực phẩm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, vị trí công việc, quy mô công ty, vùng miền... 

  • Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bắt đầu với các vị trí công việc cơ bản sẽ có mức lương khoảng 6.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng. 
  • Người lao động có kinh nghiệm và tuổi nghề: Sau thời gian làm việc, người lao động đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm làm việc, có khả năng chuyên môn nâng cao, đồng nghĩa là cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cũng rộng mở. Các chuyên viên, kỹ sư thực phẩm, quản lý, giám sát bộ phận có thể đạt được mức lương từ 14 triệu - 20 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài, mức lương có thể lên đến 2.000 USD - 3.000 USD/tháng tuỳ theo tầm quan trọng của vị trí công việc.
Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

[Năm]

Mức lương

[đồng/tháng]

Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm

+ Tiếp nhận nghiên cứu những sản phẩm mới bao gồm: lựa chọn phương án công nghệ, nghiên cứu máy móc thiết bị phù hợp công nghệ, quy trình công nghệ vận hành, trên mô hình thử nghiệm

+ Đề xuất các ý tưởng phát triển sản phẩm mới mảng thực phẩm

+ Phối hợp lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm mới

+ Tham gia soạn thảo những tài liệu liên quan đến sản phẩm mới [định mức, hướng dẫn công việc…]

+2 10.000.000 - 12.000.000
Kỹ sư chế biến nông sản

+ Nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra

+ Nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất

+ Giám sát, hướng dẫn công nhân các quy trình chế biên nông sản

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+2 12.000.000 - 15.000.000
Kỹ sư chế biến thuỷ sản

+ Nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất

+ Hướng dẫn, giám sát và quản lý công nhân trong các giai đoạn chế biến

+ Quản lý hệ thống vận hành máy, dây chuyền vận chuyển sản phẩm thủy hải sản đã đóng gói

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+2 12.000.000 - 15.000.000
Giám sát chất lượng sản xuất

+ Hướng dẫn công nhân công tác sơ chế và đóng gói thực phẩm theo yêu cầu

+ Lập kế hoạch sơ chế hàng và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ cho hoạt động sơ chế

+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước và sau quá trình sơ chế

+ Thường xuyên khiểm tra và giám sát quá trình sản xuất

+ Kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý

+2 7.000.000 - 9.000.000
Nhân viên kỹ thuật QC

+ Giám sát sản xuất

+ Vận hành dây chuyền sản xuất

+1 7.000.000 - 9.000.000
Nhân viên kiểm tra chất lượng

+ Thực hiện việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các vị trí được giao

+ Đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm tại dây chuyền phụ trách được giám sát đầy đủ

+ Đảm bảo việc kiểm tra trọng lượng hàng hóa tại dây truyền phụ trách được giám sát đầy đủ

+ Đảm bảo hàng hóa tại dây chuyền phụ trách có chất lượng, tính an toàn phù hợp yêu cầu của khách hàng hoặc tiêu chuẩn nội bộ

1 - 2 7.000.000 - 9.000.000

Việt Nam là một đất nước có sản lượng nông sản, thủy hải sản lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vì vậy, vấn đề về công nghệ thực phẩm lại càng trở nên quan trọng và có tính bức thiết trong nhu cầu phát triển chung của ngành. Theo khảo sát nhu cầu việc làm dự báo trong khoảng 2015 – 2025, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất của Việt Nam.

Ngoài ra, nhu cầu về thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và chờ đón các kỹ sư công nghệ thực phẩm. 

Có thể nói, ngành công nghệ thực phẩm là một ngành học gắn liền với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và chưa bao giờ lỗi thời vì tính ứng dụng đa dạng và tính thiết yếu trong cuộc sống. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các tập đoàn lớn trong lĩnh vực thực phẩm như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Kinh Đô,… hoặc cũng có thể lựa chọn bắt đầu sự nghiệp tại các công ty vừa và nhỏ để tích luỹ kinh nghiệm. 

Trong những năm gần đây, ngành học về thực phẩm là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này nhé.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm

  • Công nghệ thực phẩm [tiếng Anh là Food Technology] là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm… tất cả đều liên quan đến công nghệ thực phẩm; nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
  • Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý [công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm] và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
  • Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Những thông tin cần biết về ngành công nghệ thực phẩm

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 [*]

2

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 [*]

3

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 [*]

4

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 [*]

5

Giáo dục thể chất 1+2+3 [*]

6

Anh văn căn bản 1 [*]

7

Anh văn căn bản 2 [*]

8

Anh văn căn bản 3 [*]

9

Anh văn tăng cường 1 [*]

10

Anh văn tăng cường 2 [*]

11

Anh văn tăng cường 3 [*]

12

Pháp văn căn bản 1 [*]

13

Pháp văn căn bản 2 [*]

14

Pháp văn căn bản 3 [*]

15

Pháp văn tăng cường 1 [*]

16

Pháp văn tăng cường 2 [*]

17

Pháp văn tăng cường 3 [*]

18

Tin học căn bản [*]

19

TT. Tin học căn bản [*]

20

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

21

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

22

Tư tưởng Hồ Chí Minh

23

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

24

Pháp luật đại cương

25

Logic học đại cương

26

Cơ sở văn hóa Việt Nam

27

Tiếng Việt thực hành

28

Văn bản và lưu trữ học đại cương

29

Xã hội học đại cương

30

Kỹ năng mềm

31

Toán cao cấp A

32

Cơ và nhiệt đại cương

33

TT. Cơ và nhiệt đại cương

34

Hóa học đại cương

35

TT. Hóa học đại cương

36

Hóa phân tích đại cương

37

TT. Hóa phân tích đại cương

Khối kiến thức cơ sở ngành

38

Sinh hóa B

39

TT. Sinh hóa

40

Vi sinh đại cương - CNTP

41

Hóa lý – CNTP

42

Kỹ thuật điện – CNTP

43

Cơ học lưu chất và vật liệu rời

44

Truyền nhiệt trong chế biến thực phẩm

45

Truyền khối trong chế biến thực phẩm

46

Tổng kê vật chất và năng lượng

47

TT. Kỹ thuật thực phẩm [PTN]

48

TT. Kỹ thuật thực phẩm [nhà máy]

49

Thống kê phép thí nghiệm - CNTP

50

Nhiệt kỹ thuật

51

Hình họa và Vẽ kỹ thuật - CNTP

52

Đồ án Kỹ thuật thực phẩm

53

Phương pháp nghiên cứu khoa học - CNTP

54

Máy chế biến thực phẩm

55

Kỹ thuật các quá trình sinh học trong chế biến t.phẩm

56

Anh văn chuyên môn CNTP

57

Pháp văn chuyên môn KH&CN

58

Dụng cụ đo trong công nghiệp thực phẩm

59

An toàn vàô nhiễm trong sản xuất thực phẩm

60

Nước cấp, nước thải kỹ nghệ

61

Tin học ứng dụng – CNTP

62

Vật lý học thực phẩm

63

Phụ gia trong chế biến thực phẩm

64

Bao bì thực phẩm

Khối kiến thức chuyên ngành

65

Hóa học thực phẩm

66

Vi sinh thực phẩm

67

Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm

68

Đánh giá chất lượng thực phẩm

69

Thực tập Đánh giá chất lượng thực phẩm

70

Quản trị chất lượng sản phẩm

71

Kỹ thuật chế biến nhiệt thực phẩm

72

Kỹ thuật lạnh thực phẩm

73

Kỹ thuật sau thu hoạch rau quả và ngũ cốc

74

Kỹ thuật lên men thực phẩm

75

Thực tập kỹ thuật cơ sở công nghệ thực phẩm

76

Dinh dưỡng người

77

Quản lý chất lượng và luật thực phẩm

78

TT. Công nghệ thực phẩm [nhà máy]

79

TT. Công nghệ thực phẩm [PTN]

80

Công nghệ chế biến đường - Bánh kẹo

81

Công nghệ thực phẩm truyền thống

82

Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa

83

Công nghệ chế biến thịt và gia cầm

84

Công nghệ chế biến thủy và hải sản

85

Công nghệ chế biến gạo và sản phẩm từ gạo

86

Công nghệ chế biến dầu - mỡ thực phẩm

87

Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao

88

Đạo đức kỹ sư công nghệ thực phẩm

89

Thực phẩm chức năng

90

Phát triển sản phẩm mới

91

Luận văn tốt nghiệp - CNTP

92

Tiểu luận tốt nghiệp - CNTP

93

Kỹ thuật cơ sở

94

Kỹ thuật chuyên ngành

95

Quản lý và tận dụng phụ phẩm trong sản xuất t.phẩm

96

Môi trường - An ninh lương thực và an toàn t.phẩm

97

Truy xuất nguồn gốc

98

Chuỗi giá trị thực phẩm

Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ thực phẩm 

- Mã ngành: 7540101

- Ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm

Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm của các trường đại học dao động trong khoảng 15 - 25 điểm, tùy theo tổ hợp môn xét tuyển và phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, điều này khiến các thí sinh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt nhất. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Công nghệ thực phẩm theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nông lâm - Đại học Huế

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm lớn cùng mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm. Cụ thể:

  • Làm việc chuyên môn lĩnh vực công tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt sữa, đồ hộp, chè, cà phê, cá… 
  • Làm công tác bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
  • Làm tại vị trí kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng thực phẩm, lĩnh vực bảo quản trên cả nước.
  • Trở thành một chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.
  • Làm việc tại phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giảng viên tại các viện trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.
  • Trở thành nhà kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm.
Cơ hội làm việc sau khi học ngành công nghệ thực phẩm ra sao?

7. Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, vì vậy, mức lương trong ngành cũng tương đối cao hơn so với những ngành học khác:

  • Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 4 - 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí thấp và sử dụng trình độ cơ bản.
  • Đối với những bạn có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những bạn đã có kinh nghiệm, tuổi nghề thì sẽ có cơ hội thăng tiến cao. Mức lương đối với vị trí quản lý, giám sát, kỹ sư có thể lên đến 2000USD đến 3000 USD/tháng.

8. Những tố chất cần phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm

Để học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thực phẩm, bạn cần có những tố chất cần thiết như:

  • Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích;
  • Đam mê công nghệ và nghiên cứu;
  • Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;
  • Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao;
  • Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
  • Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đòi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.
  • Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.
  • Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và cơ sở để quyết định có nên học ngành Công nghệ thục phẩm hay không.

Video liên quan

Chủ Đề