Các kiểu nhà nước đã có trong lịch sử là

Tổng hợp kiến thức về Các kiểu nhà nước trong lịch sử đầy đủ, chi tiết, giúp bạn đọc mở rộng kho tàng tri thức về Các kiểu nhà nước trong lịch sử.

Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước. Cụ thểcác kiểu nhà nước trong lịch sửgồm:

+ Kiểu nhà nước chủ nô;

+ Kiểu nhà nước phong kiến;

+ Kiểu nhà nước tư sản;

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

1. Kiểu nhà nước chủ nô

Kiểu nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc gắn liền với sự xuất hiện của chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Trong kiểu nhà nước chủ nô giai cấp thống trị xã hội là chủ nô.

Cơ sở hình thành của nhà nước chủ nô là chế độ sở hữu của giai cấp chủ nô với tư liệu sản xuất và nô lệ. Bản chất của nhà nước chủ nô là thực hiện nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô; đàn áp nô lệ và tầng lớp lao động khác.

Hình thức của nhà nước chủ nô rất đa dạng. Do sự hình thành và phát triển của các nhà nước chủ nô trong những hoàn cảnh, điều kiện hết sức khác nhau nên việc tổ chức và thực hiện quyền lực ở mỗi nước có rất nhiều khác biệt, ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước cũng có nhiều thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của chế độ nô lệ.

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nước mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô là trấn áp nô tệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô. Bộ máy nhà nước chủ nô giai đoạn đầu rất đơn giản, chỉ gồm rất ít các cơ quan. Cùng với sự phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ, nhu cầu quản lý xã hội tăng dần đòi hỏi bộ máy nhà nước chủ nô phát triển, phức tạp hơn, hoàn thiện hơn. Nhiều Nhà nước chủ nô đã thiết lập ra những bộ máy nhà nước khá hoàn thiện và phát triển như bộ máy Nhà nước Aten, Nhà nước La Mã… Trong những bộ máy nhà nước này đã có sự chuyên môn hoá tương đối cao.

2. Kiểu nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiếnlà kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến, là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ.

Về thời gian, chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên. Còn ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên [Tây Âu].

Về mặt không gian, ở phương Tây, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng. Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến.

3. Kiểu nhà nước tư sản

Nhà nước phong kiếnlà kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến, là nhà nước phát triển cao hơn nhà nước chiếm hữu nô lệ.

Về thời gian, chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên. Còn ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên [Tây Âu].

Về mặt không gian, ở phương Tây, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng. Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến.

Cũng như các kiểu nhà nước tồn tại trước đó, nhà nước tư sản là một nhà nước có giai cấp, đồng thời, là người đại diện chính thức của toàn xã hội đảm đương các chức năng công ích, xã hội; là bộ máy duy trì trật tự xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội chung của cả cộng đồng dân cư của quốc gia - dân tộc. Tuy nhiên, do nhà nước tư sản hình thành trên một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn, trong giai đoạn nền văn minh nhân loại phát triển cao hơn, vì vậy, tính xã hội của nhà nước tư sản cũng phát triển sâu rộng hơn.

Nhà nước tư sản có các đặc điểm cơ bản sau đây: thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống: hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hoà [cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính] và quân chủ lập hiến [quân chủ nghị viện].

Có thể nói, nhà nước tư sản đang tự hoàn thiện để thích nghi với điều kiện mới. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ giai cấp tư sản, nhà nước tư sản dần dần trở thành công cụ tổ chức và quản lí có hiệu quả các mặt của đời sống xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của con người, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, dù phát triển đến giai đoạn nào, dù cố gắng cải biến đến đâu, nhà nước tư sản vẫn còn rất nhiều hạn chế, chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn còn đầy rẫy những bất công. Theo báo cáo Global Wealth của Cresit Suisse, một phần trăm những người giàu có nhất thế giới hiện đang sở hữu tới một nửa khối tài sản toàn cầu, cùng với đó khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo lại tăng lên.1 Chính vì vậy, theo quy luật phát triển của xã hội, nhà nước tư sản phải bị thay thế bởi kiểu nhà nước mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa.

4. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra qua đó nhân dân thực hiện quyền và lợi ích của mình. Trong kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa giai cấp thống trị xã hội là nhân dân lao động. Đây cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người, ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Cơ sở hình thành của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Các đặc điểm cơ bản của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc.

Hình thức phổ biến là chính thể cộng hòa dân chủ.

Câu hỏi: Trình bày các kiểu và hình thức nhà nước đã có trong lịch sử. Nêu đặc điểm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Trả lời:

1. Các kiểu và hình thức nhà nước

a] Các kiểu nhà nước

Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội nào. Kiểu nhà nước do chế độ kinh tế của xã hội sinh ra nó qui định. Do đó, tương ứng với 3 hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng thì có 3 kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Còn nhà nước XHCN là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới.

Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản mặc dù có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những “nhà nước theo đúng nghĩa”, được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Khác với các kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột, kiểu nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội cho tất cả công dân. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước XHCN là ở chỗ vừa chuyên chính bằng bạo lực, trấn áp đối với thù trong, giặc ngoài, vừa tổ chức, xây dựng thành công CHXH, CNCS; trong đó chức năng tổ chức, xây dựng là căn bản nhất.

b] Các hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, trước hết là tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như đặc điểm và truyền thống của mỗi dân tộc giai cấp thống trị tổ chức nền chuyên chính của mình dưới một hình thức nhất định.

Hình thức nhà nước có ảnh hưởng trong việc củng cố, bảo vệ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính vì vậy mà các giai cấp cầm quyền rất quan tâm đến việc tìm kiếm hình thức nhà nước cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thực thi quyền lực thống trị chính trị của mình một cách hiệu quả nhất. Hình thức nhà nước khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực nhà nước, nhưng không làm thay đổi bản chất quyền lực nhà nước.

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ - nền chuyên chính của giai cấp chủ nô tồn tại dưới những hình thức khác nhau như chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Song dù tồn tại dưới chính thể nào thì giai cấp nô lệ cũng không có quyền về kinh tế và chính trị, không được tham gia vào công việc nhà nước. Không những thế, chủ nô còn có quyền mua bán nô lệ như “công cụ lao động” và thậm chí có quyền giết nô lệ.

- Nhà nước phong kiến có những hình thức quân chủ phân quyền và quân chủ tập quyền. Song dù tồn tại dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến vẫn là nền chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến nhằm bảo vệ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và những đặc quyền, đặc lợi của nó. Đó là chế độ chuyên chế cá nhân: vua, chúa có quyền tuyệt đối, ý chí của nhà vua là pháp luật. Chế độ cha truyền con nối là một đặc quyền đặc lợi nổi bật của các nhà nước quân chủ nói chung.

Ở phương Đông [tiêu biểu là Trung Quốc và An Độ], hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Tuy nhiên, tính tập quyền đó trong thực tế lịch sử là dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Do vậy, nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường trực. Mỗi khi chính quyền nhà nước trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện biến thành các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ địa phương.

- Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nói chung cũng chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như: cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống; trong đó hình thức cộng hoà đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất.

Sự khác nhau về hình thức của nhà nước tư sản không làm thay đổi bản chất của nó – đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đề cập tới bản chất đó của nhà nước tư sản, V.I.Lênin viết: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản” .

Cơ quan tuyên truyền tư sản tìm mọi cách làm cho người ta tin rằng chế độ cộng hoà dân chủ tư sản là hình thức nhà nước dân chủ, tự do, là nhà nước lý tưởng. Ngày nay, nhà nước tư sản thường có vẻ bề ngoài như là một cơ cấu cho phép nhân dân tỏ rõ ý chí của mình một cách định kỳ, nhưng những hình thức và thể chế dân chủ đó hoàn toàn không làm thay đổi bản chất của nhà nước tư sản như V.I.Lênin đã chỉ ra trên đây. Không những thế, chế độ cộng hoà dân chủ còn là một hình thức hoàn bị nhất của nền chuyên chính tư sản. Nhà nước tư sản tuyên bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, nhưng trong thực tế đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, bảo đảm những lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, V.I.Lênin viết: “Pháp luật bảo vệ mọi người như nhau; nó bảo vệ tài sản của những người có của chống laị sự xâm phạm của cái khối lớn, những người không có của, không có gì cả ngoài hai cánh tay, và dần dần bị bần cùng hoá, bị phá sản và biến thành vô sản” .

- Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Công xã Pari 1871 đã đi vào lịch sử như hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là xô viết do cách mạng tháng mười năm 1917 sáng lập. Và có một số nhà nước vô sản tồn tại dưới hình thức dân chủ nhân dân v.v..

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước chuyên chính vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy; tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước; tuỳ thuộc vào nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện; tuỳ thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một - chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, nhà nước “không nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường bị thủ tiêu, bị xoá bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển chín muồi của lực lượng sản xuất và sự tiêu vong mọi giai cấp.

2. Đặc điểm của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có năm đặc điểm:

Một là, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Hai là, nhà nước ta tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, tập trung dân chủ, nhưng có phân công rõ và phát huy hiệu lực của cả ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ba là, nhà nước ta vừa là bộ máy chính trị – hành chính, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá. Nhà nước thực hiện hai chức năng: tổ chức xây dựng và trấn áp. Trong đó, chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu; vì có tổ chức xây dựng thành công xã hội mới, mới đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và triệt để của CNXH.

Bốn là, nhà nước ta có sự thống nhất giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế; vì lợi ích chân chính của dân tộc do nhà nước ta đại diện hoàn toàn nhất trí với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân.

Năm là, nhà nước ta là một tổ chức, thông qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng quyết định bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước.

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nghị quyết TW 3 [khoá VIII] của Đảng ta đã đề ra 3 chủ trương lớn trong việc xây dựng nhà nước là:

Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước phải thực sự là công bộc, tận tụy phục vụ nhân dân.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính.

Video liên quan

Chủ Đề