Các địa điểm bị cách ly ở tphcm

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM chiều 15-11, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết tinh thần của TP HCM là chuẩn bị trước một bước, trên một mức để có thể ứng phó với tất cả tình huống. Vì vậy, trước tình hình dịch Covid-19 tại TP HCM có xu hướng tăng ở một số địa phương, Sở Y tế đã có đề xuất mở lại khu cách ly ở quận - huyện.

Đến nay, 8 quận - huyện đã lập bệnh viện dã chiến với quy mô 300-500 giường, sẵn sàng thu dung, điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và vừa. 

Ngoài ra, các trường hợp F0 đủ điều kiện thì sẽ được cách ly tại nhà, chăm sóc đầy đủ. Những trường hợp không đủ cơ sở vật chất để cách ly tại nhà thì cách ly tập trung ở phường - xã, quận - huyện. TP HCM đang có 62 khu cách ly tập trung ở các địa phương.

TP HCM hiện có 16 bệnh viện dã chiến cấp TP, dự kiến đến cuối năm thu hẹp dần, chỉ giữ lại 3 bệnh viện. Do đó, để điều trị cho F0, Sở Y tế đã đề nghị các quận - huyện thành lập bệnh viện dã chiến cấp quận - huyện; xem như cơ sở điều trị tầng 2.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, trả lời tại buổi họp báo về Covid-19 chiều 15-11

Trong cuộc họp, báo chí đã đặt ra hai vấn đề mà người dân quan tâm. Thứ nhất, F0 không liên lạc được với nhân viên y tế cơ sở khi cần. Thứ hai, F0 điều trị tại nhà không nhận được túi thuốc C. 

Về những vấn đề này, ông Hưng khẳng định đã có những trường hợp như báo chí phản ánh. Ngay khi nắm thông tin, Sở Y tế đã có văn bản nhắc nhở, thành lập 10 đoàn kiểm tra đánh giá thực tế. 

"Chiều thứ 7 vừa qua, Sở Y tế đã mời 22 giám đốc bệnh viện của 22 địa phương để quán triệt một lần nữa, trên tinh thần F0 đủ điều kiện sử dụng túi thuốc mà vì lý do gì đó trạm y tế không phát thuốc thì phải xử lý" - ông Hưng cho hay.

Bên cạnh những vấn đề trên, ông Hưng cũng thông tin dịch Covid-19 ở TP HCM hiện là cấp độ 2. Có 10/22 địa phương ở cấp độ 1, 11/22 địa phương ở cấp độ 2. Còn một địa phương ở cấp độ 3 là huyện Cần Giờ.

Toàn cảnh buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM [HCDC], cho biết đến thời điểm này, khoảng hơn 47.000 trên tổng số hơn 64.000 F0 đang điều trị tại nhà. 

Với những quận - huyện có số ca mắc tăng trong những ngày qua như Nhà Bè, Củ Chi, Gò Vấp…, ông Tâm cho rằng chủ yếu là do địa phương vùng ven, nhiều người đi làm ở khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong quá trình đi làm lại, các công nhân được test nhanh và từ đó phát sinh F0. 

Theo ông Tâm, thời gian tới, ngành y tế sẽ tăng cường trạm y tế lưu động để chăm sóc, điều trị F0. 

Tính đến ngày 14-11, TP HCM có 448.010 ca Covid-19; đang điều trị 12.179 bệnh nhân, trong đó có 646 trẻ em dưới 16 tuổi, 258 bệnh nhân nặng đang thở máy, 11 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Thanh tra Sở Y tế đang khẩn trương nắm bắt việc bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM bị thu tiền xét nghiệm Covid-19. Ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết bước đầu, sở nhận thấy việc này của bệnh viện là không đúng chỉ đạo. Sở Y tế đã yêu cầu ngưng ngay việc này và bệnh viện có báo cáo giải trình, tuỳ theo mức độ, Sở y tế sẽ có xử lý phù hợp.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết TP đang thí điểm cho các hàng quán bán thức uống có cồn hoạt động tại TP Thủ Đức và quận 7 đến hết ngày 15-11. Sở này đang phối hợp với hai địa phương để sơ kết. Theo dự thảo mới của TP HCM, không phải các địa phương ở tất cả cấp độ dịch đều cho phép sử dụng đồ uống có cồn ở các hàng quán mà sẽ tùy theo cấp độ dịch.

Về chợ tự phát, chủ trương của TP HCM là chưa cho hoạt động trong điều kiện hiện nay. Những địa phương có chợ tự phát đang hoạt động phải có biện pháp ngăn chặn.

TP.HCM quy định người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, F0 khỏi bệnh thì cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm ngày đầu tiên; người chưa tiêm đủ vắc xin thì cách ly tại nhà 14 ngày, theo dõi sức khỏe 14 ngày, xét nghiệm 3 lần...

Ngày 1.11, Sở Y tế TP.HCM có hướng dẫn tạm thời thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 đối với người đến/về TP.HCM từ các địa phương khác, gửi UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC].

Không chỉ định xét nghiệm việc đi lại

Theo Sở Y tế TP.HCM, về nguyên tắc chung, không chỉ định xét nghiệm Covid-19 đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Trong suốt thời gian tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly, những trường hợp đến/về TP.HCM từ địa phương khác luôn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác… cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.

Giám sát y tế ra sao với người từ vùng dịch, cách ly

Sở Y tế cũng đã có hướng dẫn việc giám sát y tế đối với người đến/về TP.HCM từ địa phương có dịch cấp độ 4 hoặc cách ly y tế

Theo đó, khi đến/về TP.HCM từ địa phương có dịch ở cấp độ 4, người dân cần tự giác báo ngay với cơ quan y tế [trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức]. Đồng thời, căn cứ thông tin về cấp độ dịch của các địa phương được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, nếu xác định là người đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa], Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn sẽ quyết định biện pháp giám sát y tế phù hợp.

Cụ thể, đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 [thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều của cơ quan có thẩm quyền cung cấp] hoặc là F0 đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về đến địa phương [giấy ra viện hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh] thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, tự cách ly tại nơi cư trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương và xét nghiệm Covid-19 1 lần vào ngày đầu tiên.

Đối với những người chưa tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, thực hiện cách ly tại nhà, nơi cư trú 14 ngày kể từ ngày trở về; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.

Theo Sở Y tế, hướng dẫn này nhằm tạo điều kiện thuận thời cho người dân đến/về TP.HCM nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Covid-19 sáng 2.11: Cả nước 923.451 ca nhiễm, 822.065 ca khỏi | TP.HCM ra quy định cách ly mới

Tiêm ngay vắc xin cho người dân nếu đến TP.HCM mà chưa tiêm

Cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM cũng đã có tờ trình UBND TP.HCM về việc tăng cường giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM.

Theo tờ trình, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong những ngày vừa qua, kết quả giám sát người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM của HCDC đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Covid-19. Do đó, Sở Y tế TP.HCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM yêu cầu các quận, huyện, TP.Thủ Đức tăng cường giám sát đối với người dân từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM để bảo vệ thành quả phòng chống dịch của thành phố. Tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại trạng thái bình thường mới trong giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Sở Y tế kiến nghị UBND TP.HCM đề nghị UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc quản lý dân cư chặt chẽ, ghi nhận đầy đủ thông tin những người từ tỉnh, thành phố khác trở về sinh sống trên địa bàn để thực hiện các biện pháp giám sát, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Thứ nhất, tổ chức xét nghiệm, cách ly y tế đúng quy định của Bộ Y tế đối với những trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa], những trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 [theo thông tin công bố về cấp độ dịch, vùng phong tỏa của từng địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế ].

Thứ hai, rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin Covid -19 của người dân từ các tỉnh, thành phố khác trở về cư trú trên địa bàn; tổ chức tiêm chủng ngay cho người chưa được tiêm vắc xin đầy đủ, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

Thứ ba, tăng cường truyền thông, vận động người dân khai báo y tế với trạm y tế địa phương ngay khi trở về TP.HCM từ các tỉnh, thành phố khác để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm Covid-19 theo đúng quy định.

Chủ Đề