Ca sĩ phong điên là ai?

Hà Lê hoạt động nghệ thuật như một vũ công và rapper. Anh thực sự tỏa sáng khi remake nhạc Trịnh. [Ảnh: NVCC]

Hà Lê bắt đầu hoạt động nghệ thuật khi còn là một sinh viên du học tại Anh. Về nước, anh tham gia showbiz với tư cách là một vũ công, biên đạo và rapper. Nhưng chỉ khi anh khởi động dự án “Trịnh Contemporary” vào tháng 3/2019, chàng nghệ sỹ sinh năm 1984 mới bắt đầu được chú ý.

Bước ngoặt khi... 31 tuổi

Những bài hát, điệu nhảy moonwalk của Michael Jackson chính là những khái niệm đầu tiên của Hà Lê về âm nhạc. Cậu bé 7-8 tuổi lúc đó đã rất ngạc nhiên khi được xem liveshow của ông hoàng nhạc Pop ở những sân vận động chật kín hàng nghìn người. Dù nghệ sỹ chỉ đứng im trên sân khấu khoảng 10 phút, khán giả xung quanh vẫn hò hét cuồng nhiệt. Những hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh với Hà Lê và một ước mơ bắt đầu nhen nhóm lên, rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ tỏa sáng trên sân khấu.

[Hà Lê cover “Diễm xưa”: Khi nhạc Trịnh “chạy” trên con đường R&B]

Hà Lê sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, âm nhạc là thứ bị xem nhẹ. Anh đi du học ngành toán kinh tế theo mong muốn của bố mẹ nhưng đam mê nghệ thuật trong anh chưa bao giờ tắt.

Hà Lê bắt đầu sự nghiệp ca hát khi đã 31 tuổi. [Ảnh: NVCC]

Sang Anh, Hà Lê có điều kiện dành thời gian cho những gì mình đam mê. Anh bắt đầu học nhảy hip-hop và gặt hái được thành công nhất định. Hà Lê trở thành vũ công chuyên nghiệp, biểu diễn trên các sân khấu và mở các lớp dạy nhảy.

Năm 2008, khi trở về Việt Nam, anh bắt đầu xây dựng chỗ đứng cho mình, kết nối với cộng đồng những người yêu hip-hop trong nước và nước ngoài, tổ chức những giải nhảy và tham gia làm giám khảo nhiều cuộc thi như “Bước nhảy hoàn vũ nhí,” “So you think you can dance” [Thử thách cùng bước nhảy] và “RingMasterz.”

“Nhảy hay rap chỉ là bước chân đầu tiên của tôi vào thế giới của nghệ thuật, sau này tôi cũng muốn học thêm cả DJ và graffiti nữa, vì đây là những phần không thể tách rời của văn hóa hip-hop. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, điều này thật khó lý giải,” Hà Lê tâm sự.

Anh quyết định rẽ sang làm ca sỹ khi đã 31 tuổi bởi ca hát mới chính là khởi nguồn đam mê của Hà Lê.

“Dù hoạt động nghệ thuật hơn 10 năm nhưng tôi chưa bao giờ chiếm spotlight cả bởi rapper hay vũ công thì cũng chỉ là người phụ họa cho một tiết mục. Ngay khi quyết định chuyển sang làm ca sỹ, tôi đã biết đó là một ý tưởng điên rồ, nhưng nếu không nhanh thì tôi già mất và sẽ không bao giờ được hát nữa,” anh chia sẻ.

Không ít lần, Hà Lê tự nhủ rằng mình đang làm rất tốt, mình đã có chỗ đứng ở lĩnh vực mà mình lựa chọn, sao có thể bắt đầu đi hát khi đã quá già, xấu trai và còn hỏng một bên tai phải.

5 năm qua, Hà Lê đã không ngừng tìm kiếm bản thân mình trong âm nhạc, định hình phong cách, xây dựng cộng đồng fan và học lại từ đầu các kỹ năng của một nghệ sỹ trình diễn.

Tìm thấy mình trong "cõi Trịnh"

Hà Lê yêu thích nhạc xưa và muốn níu giữ những gì thuộc về văn hóa Việt, để bản sắc không bị hòa tan trong làn sóng văn hóa phương Tây. Anh đã thử nghiệm remake nhạc của Lam Phương và Trương Quý Hải, nhưng chỉ khi đến với nhạc Trịnh, anh mới tìm được sự đồng cảm sâu sắc.

“Càng nghe nhiều, tôi càng nhận ra sự đồng điệu trong tâm hồn mình với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, tôi dần dần ngộ ra tư tưởng và triết lý của ông trong những ca từ và giai điệu đẹp đẽ. Dường như có một liên hệ cảm xúc rất cá nhân và kỳ lạ giữa tôi và nhạc Trịnh,” Hà Lê chia sẻ.

Hà Lê song ca cùng Hoàng Bách trong Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước tại Hà Nội. [Ảnh: NVCC]

Anh thực hiện phối lại bài “Hạ trắng” nhưng thấy mình chưa lĩnh hội được nhiều, anh lại tiếp tục làm thêm một bài, rồi một bài nữa. Đến “Ở trọ,” thì Hà Lê thông suốt mọi điều và hình hài anh ở trong cõi Trịnh cứ ngày một rõ ràng. Đó là lý do vì sao anh mất 2 năm để phối khí và thu âm 7 bài hát. Đó không chỉ là quá trình làm nhạc, mà là hành trình tìm thấy bản thân và ngộ ra nhiều triết lý về cuộc sống.

“Thế giới của tôi cũng có nhiều tình yêu tan vỡ, cũng có những loay hoay kiếm tìm nhưng điểm chung nhất trong câu chuyện của tôi và Trịnh Công Sơn không phải là buồn hay vui mà là sự chấp nhận, rằng dù có chuyện gì thì mình cũng đón nhận nó như lẽ tự nhiên phải thế,” Hà Lê chia sẻ.

Trong thế giới của Trịnh Công Sơn, thất tình cũng là một trải nghiệm. Hà Lê tự nhận rằng mình yêu nhiều nhưng anh hiểu được rằng tình yêu tan vỡ cũng không có gì phải hối tiếc cả, bởi cả hai đã dâng hiến cho nhau những gì chân thật nhất của con tim.

“Chúng ta có duyên đến với nhau nhưng không có phận để ở bên nhau. Hãy cảm ơn vì mình đã có thêm trải nghiệm về tình yêu, con người và cuộc sống. Đối với Trịnh Công Sơn, tận cùng của nỗi đau là một niềm hoan hỷ,” anh tâm sự.

Sáng tạo là không dừng lại

Với Hà Lê, nhạc Trịnh là thứ ngôn ngữ cho anh diễn tả cảm xúc của mình. Anh không vội “trình làng” những bài hát mới mà anh muốn mình và khán giả có thời gian cảm nhận và đi đến tận cùng cảm xúc với những bản nhạc mà anh đã làm, có chăng anh sẽ tiếp tục sáng tạo để hiểu hơn những ẩn dụ trong thế giới của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà thôi. Anh có tham vọng làm cho những người yêu nhạc Trịnh cũng sẽ mê “Trịnh Contemporary.”

Hà Lê và ban nhạc Màu nước tiếp tục bền bỉ giới thiệu album ''Ở trọ'' đến khán giả trong concert ngày 18/12. [Ảnh: NVCC]

Một trong những cuộc thử nghiệm đó là song ca với các nghệ sỹ ở những thế hệ khác nhau như Thanh Lam, Bùi Lan Hương hay Marzuz [Trần My Anh, sinh năm 2000, cháu gái của diva Trần Thu Hà]. Anh cho biết mình hay bị thu hút bởi những người cá tính, có chất giọng đặc biệt.

Những ngày cuối năm, anh đang chờ bản phối nhạc Trịnh theo phong cách Ambient từ nhạc sỹ Quốc Trung. Đây là lần đầu tiên Hà Lê thử hát nhạc Trịnh ở thể loại này.

Ambient là một dòng nhạc điện tử có nguồn gốc ở Anh, phát triển trong những năm 1970. Nhạc sỹ sẽ đặt trọng tâm vào giai điệu và bầu không khí sáng tác. Người nghe sẽ cảm nhận được một không gian trí tuệ và khoáng đạt...

“Mong rằng âm nhạc của tôi sẽ nhen nhóm một cảm xúc gì đó trong bạn chứ không chỉ hấp dẫn bạn bởi thứ gì đó mới lạ,” anh nói.

Như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết, “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ,” hãy sống đến tận cùng cảm xúc, để âm nhạc lớn lên trong mọi người, đó là thông điệp Hà Lê muốn gửi gắm qua các tác phẩm của mình./.

Bài hát "Biển nhớ" của Hà Lê:

Minh Thu [Vietnam+]

  • Lê Viết Thọ
  • BBC News Tiếng Việt

Chụp lại hình ảnh,

Nữ danh ca Thái Thanh [phải] và con gái - ca sĩ Ý Lan

Nữ danh ca Thái Thanh vừa giã từ cõi tạm ngày 17/3/2020 [giờ Nam California], hưởng thọ 86 tuổi.

Dẫu biết, thời gian gần đây, sức khoẻ danh ca Thái Thanh đã yếu, dẫu vẫn biết, sinh ly là chuyện thường hằng, nhưng sự ra đi của tiếng hát vượt thời gian này không khỏi để lại một ngậm ngùi…

Ngậm ngùi là bởi, tiếng hát Thái Thanh, không định khung trong những danh vị, như danh ca, tiếng hát vượt thời gian, hay "chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ", như nhận định của Thuỵ Khuê trong một tiểu luận, nay ra đi để lại một khoảng trống không thể bù đắp.

Nhạc sĩ Ngô Tín, trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, thì gọi Thái Thanh là 'Tiếng hát trường cửu', theo cái nghĩa, đó là tiếng hát không thể và không bao giờ bị vượt qua. Hơn thế, bà là một tượng đài nghệ thuật thực sự, cũng theo lời nhạc sĩ Ngô Tín, hiện sống tại Mỹ.

Tự luyện giọng theo các lối dân ca và tự đọc sách nhạc tiếng Pháp, rồi đi hát và thành công từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến, rồi vang danh cùng ban hợp ca Thăng Long của gia đình. Thái Thanh, nghệ danh mà bà lấy từ thập niên 1950 gắn liền với những bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, cũng như những bản nhạc tiền chiến, nhạc tình miền Nam.

Hồi ký Phạm Duy qua giọng đọc chính ông

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy

Đó là tiếng hát mà theo nhận xét của Jimmy - Nhựt Hà - từ chương trình 'The Jimmy show' [Saigon Entertainment Television] về các nghệ sĩ miền Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, kết hợp giữa dân ca Bắc Bộ với opera phương Tây; giữa giọng nữ cao có kỹ thuật điêu luyện đến mức khiến ta không còn nhận ra đâu là kỹ thuật, với tình cảm dạt dào, rất có hồn trong từng ca từ và nốt nhạc, dễ đi vào lòng người.

"Nghe Thái Thanh hát 'Người đi qua đời tôi', nhất là ở câu kết, cô hát bằng tất cả tình cảm của mình, rất nức nở"- Jimmy - Nhựt Hà nói.

Dược sĩ Đoàn Trực, 49 tuổi, ở Nam Califfornia, một người hâm mộ tiếng hát Thái Thanh, thì nhận xét rằng, tiếng hát của bà "đại diện cho một nền âm nhạc hòa quyện những tinh tuý của Âu châu và Á Đông. Giọng hát, phong thái, tính cách của người ca sĩ tài danh đại diện cho một nền văn hóa quý phái, cao thượng và nhân văn của dân tộc Việt Nam".

Tự tiếng hát ấy đã mở ra một trường phái là vậy.

Chụp lại hình ảnh,

Từ phải qua: Danh ca Thái Thanh, nhạc sĩ Ngô Tín, Ý Lan và bà Đặng Tuyết Mai, trong đêm ra mắt CD "Em bây giờ mắt biếc" của Ngô Tín năm 2007 tại Vũ trường Majestic.

Nhạc sĩ Ngô Tín trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt cho rằng, tự thân tiếng hát thôi không đủ, mà điều quan trọng là tiếng hát Thái Thanh đã gắn liền với những bước đi của lịch sử dân tộc Việt thế kỷ XX, từ những ngày kháng chiến, đến khi về Thành, vào Nam hay ra hải ngoại.

Nhạc sĩ Ngô Tín thì phân tích, "Thái Thanh sinh ra trong một gia đình văn nghệ gắn với ban Hợp ca Thăng Long với người anh là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, chị là ca sĩ Thái Hằng [vợ nhạc sĩ Phạm Duy- NV]. Dòng máu văn nghệ như vậy là đã hun đúc ngay từ trong gia đình. Thái Thanh là người chuyên chở dòng nhạc của Phạm Duy, mà những sáng tác của Phạm Duy đã theo những bước đường lịch sử của đất nước, nên tiếng hát Thái Thanh đi theo cùng vận nước là vậy. Cho nên, với tôi, Thái Thanh qua tiếng hát của mình, đã trở thành mẫu người tiêu biểu cho vận nước, một tượng đài, chứ không chỉ bằng tiếng hát đơn thuần không thôi".

Có lẽ cũng bởi nhận xét như thế, nên khi nghe tin bà qua đời, nói như nhạc sĩ Trần Quang Nam, trong bút đàm với BBC News Tiếng Việt, đồng ý với nhận xét ''khi nghe tin Thái Thanh mất, nhiều người ngậm ngùi không chỉ vì tin bà mất, mà là thương tiếc cho một thời đã qua".

Nhạc sĩ Trần Quang Nam viết tiếp: "Thái Thanh là một huyền thoại, một hình tượng và là một tiêu chuẩn trong thế giới âm nhạc Việt Nam. Những ca khúc, đặc biệt là những trường ca của Phạm Đình Chương, Phạm Duy, Lê Thương… cũng là nhưng di sản của âm nhạc Việt Nam, thì những di sản đó khi đi đến người nghe, đã phải có Thái Thanh ở trong đó!"

"Giọng hát, cuộc đời ca hát của cô chính là một di sản lớn!" - nhạc sĩ 65 tuổi, tác giả 'Mười năm tình cũ', cư dân California từ năm 1975, lúc sau này về Việt Nam mở quán cà phê và sinh hoạt văn nghệ, nhấn mạnh.

Nhạc sĩ Ngô Tín, khi hay tin danh ca Thái Thanh qua đời, cũng tâm sự với BBC News Tiếng Việt rằng, ông đã nghe tiếng hát Thái Thanh từ rất lâu, khi ông còn nhỏ và đi học ở Quy Nhơn.

Ngày đó, ông đi dạy học, chơi đàn, nhưng thay đổi đã đến khi ông nghe 'Chuyện tình buồn' [Phạm Duy, thơ Pham Văn Bình] qua tiếng hát Thái Thanh. Điều khiến ông quyết tâm trở thành người viết nhạc là sau khi ông nghe ca khúc này.

"Đó là năm 1973, tôi còn ở Quy Nhơn. Một lần, tôi nghe Thái Thanh hát 'Chuyện tình buồn' đã tạo cho tôi một xúc cảm thật đặc biệt. Và tự dưng, tôi cảm thấy trong tôi có một nguồn động lực, để quyết tâm rằng, tôi phải trở thành người viết nhạc. Từ đó, tôi đã chuyển từ guitar classic và flamenco qua sáng tác".

"Năm 2007, tôi gom 10 ca khúc yêu thích nhất trong số gần 200 ca khúc mà tôi đã sáng tác để ra mắt CD 'Em bây giờ mắt biếc'. Lễ ra mắt diễn ra tại California, trong đó, Ý Lan [con gái danh ca Thái Thanh] hát tới 4 bài. Ngày ra mắt album cũng là ngày tôi vinh danh cô Thái Thanh - người đã trở thành động lực thôi thúc tôi trở thành nhạc sĩ - trước khán phòng khoảng 500 người, như một lời cảm ơn. Hôm đó, danh ca Thái Thanh cùng Ý Lan và chi Tuyết Mai lên sân khấu tặng hoa."

Nhạc sĩ Ngô Tín tâm sự: "Nhưng không chỉ là động lực, khi nghe những bài hát mà Thái Thanh thể hiện thì cũng như là tôi đã chọn cho mình một hướng đi rồi. Từ đó, những tình khúc mà tôi viết được định hình theo hướng đó. Tiếc là sau này, danh ca Thái Thanh đã lớn tuổi, nên những ca khúc của tôi không còn có cơ hội được thể hiện qua tiếng hát của cô; nhưng bù lại, Ý Lan lại là người chuyên chở nhiều ca khúc của tôi nhiều nhất".

Lịch sử đĩa hát ở Việt Nam thời thuộc địa - Thời kỳ ống xi lanh

Âm nhạc Trần Thiện Thanh trở lại Việt Nam với giọng hát Đức Tuấn

Nhớ Tô Thùy Yên và 'Chiều trên phá Tam Giang'

Còn nhạc sĩ Trần Quang Nam thì kể rằng, ông chỉ gặp Thái Thanh một lần, nhưng hình như lúc nào Thái Thanh cũng như một người thân, bởi "tôi sinh ra và lớn lên trong hầu như mỗi ngày với tiếng hát của chị, ở đài phát thanh, ở truyền hình, ở mọi nơi có tiếng hát của chị!".

Với một người thuộc thế hệ sau, Jimmy- Nhựt Hà biết đến tiếng hát Thái Thanh ngay từ nhỏ, khi còn ở Việt Nam qua những băng nhạc mà ba anh thường nghe và đã ái mộ tiếng hát của cô từ đó.

Chụp lại hình ảnh,

Jimmy - Nhựt Hà và ca sĩ Quỳnh Hương [con gái danh ca Thái Thanh]

Jimmy - Nhựt Hà nói rằng, việc anh chưa thực hiện được một chương trình riêng với danh ca Thái Thanh, để khán giả được nghe 'tiếng hát vượt thời gian' này tâm tình, khiến anh thấy tiếc nuối:

"Ngay từ những ngày đầu làm Jimmy Show, tôi rất muốn được làm một tập về danh ca Thái Thanh. Jimmy có liên lạc với gia đình, nhưng lúc đó sức khoẻ của cô Thái Thanh không cho phép. Bởi vậy, từ chiều đến giờ, Jimmy rất buồn và tiếc nuối vì chưa làm được một tập để khán giả nghe cô Thái Thanh tâm tình. Nếu gia đình đồng ý, Jimmy sẽ thực hiện một tập tưởng niệm danh ca Thái Thanh", Jimmy nói.

Còn nhà báo Nguyễn Vy Tuý, từ Úc châu, thì lại nói rằng, ông cũng như nhiều người Việt tỵ nạn vẫn còn 'mắc nợ' tiếng hát Thái Thanh.

Bởi theo ông, một giọng ca có ảnh hưởng vào các giai đoạn trong đời mình,"từ lúc bé thơ đã nghe 'Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời người ơi', đến lúc biết yêu mà dang dở 'người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người', rồi khi phải bỏ nước ra đi: 'Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi, còn gì đâu nữa, mà khóc với cười'... mà mình lại chưa mua một dĩa CD gốc của ca sĩ ấy, hay đến xem họ trình diễn, hoặc tặng họ một bó hoa... để tỏ lòng ngưỡng mộ, thì thực sự mình còn mắc nợ họ".

"Đối với người Việt hải ngoại, thời gian Thái Thanh còn kẹt trong nước khiến ai nấy ngậm ngùi, nhớ thương. Nhưng đến khi cô ấy ra được hải ngoại lại rất hiếm khi xuất hiện trên các sân khấu. Riêng dân Việt tại Úc thì chưa có lần nào hân hạnh đón tiếp 'giọng hát vượt thời gian' ấy đến thăm. Vậy thì chúng tôi vẫn còn nợ Thái Thanh là như vậy".

"Thôi thì, riêng tôi trả nợ bằng cách cầu cho giọng ca ấy được an nhiên nơi miền vĩnh phúc", nhà báo Nguyễn Vy Tuý nói với BBC News Tiếng Việt.

Video liên quan

Chủ Đề