Ca sĩ nguyễn tiến hưng là ai?

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Ảnh: DĐTK

Nguyễn Quốc Khải

30-08-2020

Cali Today News – Trên mạng Người Việt Boston [nguoivietboston.com] vừa xuất hiện một tài liệu của TS Nguyễn Tiến Hưng nhan đề “Biden và Đồng Minh VNCH”, trích từ cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” mà ông đã xuất bản cách đây 15 năm. Mục đích của tác giả là cung cấp thêm dữ kiện về Nghị Sĩ Joe Biden và kế hoạch di tản người Việt tị nạn vào 1975 mà ông đã môt phần nào thu thâp được trong thời gian làm phụ tá đặc biệt cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và bộ trưởng Phát Triển Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ Nguyễn Văn Thiệu từ 1973-1975.

Tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Ảnh: DĐTK

Phần lớn tài liệu của ông Nguyễn Tiến Hưng dựa vào hai cuốn hồi ký của Tổng Thống Gerald Ford và của cựu Phụ Tá Báo Chí Ron Nessen. Trong khi đó một số bài báo Việt phổ biến trước đây trên mạng Ái Hữu Luật Khoa, Đàn Chim Việt, Ba Sàm, Viễn Đông đều trực tiếp hay gián tiếp dựa vào bài báo bóp méo sự thật của Jerry Dunleavy trên Washington Examiner mà tôi đã bàn đến.

Tôi thấy nội dung của tài liệu do ông ông Nguyễn Tiến Hưng trích dẫn không có gì mới. Nhưng tên tuổi của ông làm một số người búc súc và yêu cầu tôi đóng góp một vài ý kiến.

Ông Nguyễn Tiến Hưng, trong tài liệu trích từ cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, viết rằng tại buổi họp với Tổng Thống Ford ở tòa Bạch Cung Nghị Sĩ trẻ tuổi Joseph Biden “đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam” và “ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.”

Đặt câu nói của ông Joe Biden trong toàn bộ biên bản của buổi họp ngày 14-4-1975 tại Nhà Trắng, mới có thể hiểu ông Biden không như ông Nguyễn Tiến Hưng kết luận. Thật vậy Tổng Thống Ford muốn gộp chung bốn vấn đề vào một kế hoạch di tản: [1] di tản người Mỹ, [2] di tản người Việt, [3] viện trợ quân sự và [4] mang quân Mỹ trở lại Việt Nam để bảo vệ cuộc di tản. Ô. Ford chơi trò “được ăn cả, ngã về không’. Ông muốn Quốc Hội chấp thuận cả 4 điểm hoặc là bác tất cả. Trong trò chơi này ông Ford dùng người Mỹ còn ở lại Việt Nam như một thứ con tin.

Ngay cả điều khoản mang quân Mỹ trở lại Việt Nam cũng là một đòn để đánh lừa quân địch. Ngay trong buổi họp tại Nhà Trắng, Tổng Thống Ford đã xác nhận rằng “Chúng ta không muốn đem quân Mỹ trờ lại [Việt Nam] nhưng chúng ta phải có đủ ngân sách để làm ra vẻ chúng ta chuẩn bị ở lại một thời gian.”

[“We are not wanting to put American troops in but we have to have enough funds to make it look like we plan to hold for some period.”]

Ngay cả điều kiện Tổng Thống Ford xin viện trợ quân sự cho Việt Nam vào giờ chót cũng chỉ là hỏa mù để đánh lừa cả hai miền Bắc và miền Nam. Tổng Thống Ford muốn ổn định tình hình trước khi thực hiện di tản. Ông đã nói “Nếu buổi họp để bàn vế việc di tản, nó sẽ làm cho chính quyền Việt Nam hoảng sợ.”

Nghị Sĩ Jacob Javits [Cộng Hòa, New York] góp ý “Nói cho báo chí là chúng ta dự trù khoảng $200 triệu.”

Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện nói chung và ông Joe Biden nói riêng, muốn tách rời và giải quyết riêng rẽ bốn đòi hỏi của Tổng Thống Ford để có thể tiến hành ngay phần di tản vài ngàn người Mỹ đã được chuẩn bị đầy đủ trong khi tình thế ngày càng nguy ngập và số người Việt cần được di tản lên đến 175,000 người không phải là việc dễ dàng. Do đó ông Biden mới nói rằng:

“Tôi có cảm tưởng rằng tôi bị đặt trước một trường hợp tất cả hoặc không có gì cả. Tôi không muốn phải bỏ phiếu chấp nhận tất cả hoặc là từ chối tất cả. Tôi không chắc tôi có thể chấp thuận một ngân khoản để đưa quân trở lại trong một cho đến sáu tháng để di tản người Việt. Tôi sẽ bỏ phiếu thuận cho bất cứ ngân khoản nào đề mang người Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tôi không muốn trộn lẫn việc này với việc di tản người Việt.”

[“I feel put upon in being presented an all or nothing number. I don’t want to have to vote to buy it all or not at all. I am not sure I can vote for an amount to put American Troops in for one to six months to get the Vietnamese out. I will vote for any amount for getting the Americans Out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out.”]

Lời phát biểu này xem ra hợp tình và hợp lý, không có chỗ nào ông Biden chống đối việc di tản người Việt, không có gì có thể gọi là thiếu nhân hậu hay tàn nhẫn như ông Nguyễn Tiến Hưng nhận định.

Thực tế phũ phàng cho thấy lo lắng của ông Joe Biden là chính xác. chỉ hai tuần sau Saigon thất thủ. Hoa Kỳ chỉ kịp di tản những người Mỹ và một số ít người Việt. Cuối cùng thì việc di tản 175,000 người Việt một cách trật tự đã không thực hiện được. Thảm họa sau khi chiến tranh chấm dứt bắt đầu từ giờ phút này.

Người Việt tiếp tục vượt biên. Hàng trăm ngàn người đã chìm trong biển cả gây xúc động trên toàn thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục bàn kế hoạch trợ giúp người Việt tị nạn. Sau khi Tổng Thống Ford bỏ hai điều kiên lên quan đến quân sự, Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận Đạo Luật “Indochina Migration and Refugee Assistance Act” và Tổng Thống Ford đã ký thành luật ngày 23-5-1975.  Chỉ có hai nghị sĩ Cộng Hòa chống đạo luật này là Jessy Helm và William Scott.

Trước đó, Thượng Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết S. Res. 148 “Chào Mừng Những Người Tị Nạn Mới Nhất Đến Đất Nước Chúng Tôi” vào ngày 8-5-1975. Ngoại trừ vài người vắng mặt tất cả các nghị sĩ bỏ phiếu trong đó có ông Joe Biden, đã ủng hộ nghị quyết này, trừ một nghị sĩ Cộng Hòa là William Scott của Virginia.

Sau này ông Joe Biden còn ủng hộ đạo luật “Refugee Act of 1980”. Các chương trình tị nạn Orderly Departure Program [ODP bao gồm HO, U11, V110], Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees [ROVR], Humanitarian Resettlement [HR] và American Homecoming [AH] được thiết lập để định cư người Việt tị nạn đều dựa theo Đạo Luật Người Tị Nạn.

Tài liệu “Biden và Đồng Minh VNCH” của ông Nguyễn Tiến Hưng không đề cặp đến bất cứ đạo luật tị nạn nào và ngay cả nghị quyết S. Res. 148 của Thượng Viện Hoa Kỳ. Đây là những tài liệu pháp lý trên giấy trắng mực đen chứng nhận ông Joe Biden giúp người Việt tị nạn. Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng không sử dụng trực tiếp đến biên bản của buổi họp ở Nhà Trắng ngày 14-4-1975.

Trong tài liệu của ông Nguyễn Tiến Hưng, tác giả có trích dẫn một đoạn trong hồi ký của cựu Phụ Tá Báo Chí Ron Nessen ghi lại lời tuyên bố của ông Joe Biden như sau:

“Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: ‘Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam”

[“I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese”].

Theo biên bản của buổi họp tại Nhà Trắng ông Joe Biden chỉ phát biểu vỏn vẹn có ba lần, tuyệt nhiên không có câu này. Trái lại không ai trong buổi họp phản đối việc di tản và cứu trợ người Việt. Đặc biệt Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Tổng Thống Ford còn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm cứu trợ người Việt tị nạn.  Ngoài ra, ông Ron Nessen không có mặt trong buổi họp tối mật và quan trọng tại Nhà Trắng vào chiều ngày 14-4-1975.

Tài liệu lịch sử cho thấy Hoa Kỳ thật sự đã bắt đầu rút quân ngay từ sau Tết Mậu Thân, đặc biêt với kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh dưới thời Nixon vào 1969. Ông Joe Biden bắt đầu sự nghiệp vào năm 1973 vừa đủ 30 tuổi sau khi thắng cử nghị sĩ ba tuần trước khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết.

Điều không làm ai ngạc nhiên là ông Biden có cùng lập trường như đa số công chúng và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ thời đó là chủ trương rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng ông không chống người Việt tị nạn. Tôi đang ở Mỹ vào lúc này. Tình hình quả là tuyệt vọng.

Điều đáng ngạc nhiên là những người lãnh đạo miền Nam Việt Nam vào thập niên 1970 xem ra đã không am hiểu tình hình.  Ngay cả sau Hiệp Định Paris, họ vẫn còn nuôi hi vọng, cho nên vẫn nghĩ rằng vài trăm triệu Mỹ kim vào giờ chót vẫn có thể cứu được miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Quốc Khải

30-08-2020

[Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt tỵ nạn. Một số đã đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.]

 Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, hình ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai tình huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring.

Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông còn định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại vì ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy.

Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đã có sự thay đổi rõ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tỵ nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đã khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đã soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà bình chân như vại’ [go down with the flag flying] để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đã không chấp nhận.

Yếu tố nào đã đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy”

Không còn nghi ngờ gì nữa về lý do chính là vì ông đã được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đã dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đã hết sức xúc động vì thấy sự bất công quá rõ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH.

Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đã giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ý của Tổng thống Thiệu. Marbod đã có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford thì chúng tôi lại càng thấy rõ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn còn bùi ngùi. Ông ký tặng chúng tôi cuốn Hồi ký ‘A Time to Heal’ [Thời gian để hàn gắn] với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes – Gerald R. Ford [Gregory là tên Thánh của chúng tôi].

TT  Gerald R. Ford và TT Nguyễn Văn Thiệu

Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp thì Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã tự động yêu cầu và đến Tòa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ còn tiến xa hơn nữa là đã bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case thì đã quá quen thuộc.

 Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đã mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đã được bầu vào Thượng Viện [tháng Giêng, 1973 – cũng là thời điểm ký kết Hiệp định Paris].


Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn. 

Trong cuốn hồi ký, Tổng thống Ford đã kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch [trang 253-256]: “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vã sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một tình trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đã bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” … 

Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về tình hình Đông Nam Á. Đây là sự việc hãn hữu ít khi xẩy ra – lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson [Woodrow Wilson, 1913 – 1921, lời tác giả] – vậy nên tôi gọi cả Kissinger [Ngoại Trưởng], Schlesinger [Bộ Trưởng Quốc Phòng] và Scowcroft [Cố Vấn An Ninh] cùng tới dự. 

“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger trình bày về tình hình chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ý kiến của quý vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đã thật rõ ràng: hãy ra đi ngay, và đi cho nhanh [The message was clear: get out, fast]… “Chúng tôi bằng lòng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự thì một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church thì cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng tà vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đã trung thành với chúng ta. 

Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu gì tới việc di tản người Việt.”

//www.washingtonexaminer.com/news/the-us-has-no-obligation-biden-fought-to-keep-vietnamese-refugees-out-of-the-us

//www.laprogressive.com/vietnamese-refugees/

Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quý vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quý vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.” 

Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sàigòn [có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng – lời tác giả] đã nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”…

Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ còn lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban… “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” [để phải di tản người Việt], Nghị sĩ Charles Percy bình luận.

Tổng thống Ford cảnh cáo thêm… “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc thì sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ còn lại”…

Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” [dùng chữ nghiêng là do tác giả]: “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” [độc giả lưu ý là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần]. 

Trong cương vị là Tổng thống viết hồi ký, có lẽ ông Ford đã viết nhẹ nhàng hơn là những gì thực sự đã xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi ký của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đã nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’

 Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside [Những gì ở hậu trường thì thực là khác], Nessen thuật lại rõ ràng hơn, tóm tắt như sau [trang 104-106]: “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được… “

Govern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đã ghi lại [trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26].

Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford còn dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản. 

Quý vị hãy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định tình hình.”

Nguyễn Tiến Hưng

Video liên quan

Chủ Đề