Biểu tượng nghệ thuật là gì

Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu

  • pdf
  • 128 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TIÊU BIỂU TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội 2011

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TIÊU BIỂU TRONG THƠ TỐ HỮU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành

Hà Nội 2011

2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
5. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA TỐ HỮU ....................................................................... 10
1.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng trong văn học nghệ thuật ....... 10
1.1.1. Một số định nghĩa về biểu tƣợng .................................................. 10
1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt
.................................................................................................................. 16
1.2. Hành trình thơ Tố Hữu.................................................................... 23
1.2.1. Từ ấy đến Ta với ta ................................................................. 23
1.2.2. Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị: .............................................. 34
CHƢƠNG 2: CÁC BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
TRONG THƠ TỐ HỮU ......................................................................... 41
2.1. Con đƣờng - biểu tƣợng trung tâm trong thơ Tố Hữu................... 41
2.1.1. Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng ................................. 41
2.1.2. Những đường Việt Bắc của ta .................................................... 50
2.1.3. Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc ....................................... 59
2.1.4. Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy ........................................ 72
2.2. Một số biểu tƣợng tiêu biểu khác .................................................... 76
2.2.1. Biểu tượng dòng sông .................................................................... 76
2.2.2. Biểu tượng con thuyền ................................................................... 82

1

2.2.3. Biểu tượng ngọn cờ ........................................................................ 90
CHƢƠNG 3: VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU
TƢỢNG TRONG THƠ TỐ HỮU ........................................................... 96
3.1. Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian, thời gian lịch sử cụ thể ... 96
3.2. Biểu tƣợng xuất hiện trong không gian và thời gian tƣởng tƣợng
................................................................................................................ 105
3.3. Biểu tƣợng đƣợc xây dựng bằng nghệ thuật liên tƣởng ............... 111
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 121

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ hiện đại.
Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với đời sống dân tộc qua nhiều chặng
đường cách mạng, để lại nhiều tác phẩm thi ca có giá trị. Thơ Tố Hữu là bài
ca của thời đại Hồ Chí Minh, đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca
về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng mới mẻ,
trong trẻo. Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn trong 7 tập thơ, so với một
số nhà thơ cùng thời thì số lượng đó chưa phải là nhiều nhất. Tuy vậy, giá trị
thơ ông đã được khẳng định, đã thực sự trở thành một bộ phận không thể
tách rời đời sống tâm hồn Việt Nam. Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trở
thành đối tượng thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê bình và bạn đọc
yêu mến.
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình
giới thiệu thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu hầu hết đã được đánh giá, phân tích về
mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình
tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Với vốn tri thức mà giới
nghiên cứu tích lũy được đã khẳng định sự phong phú về nội dung tư tưởng và
hình thức nghệ thuật của thơ ông. Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có
giá trị của ông mà không được bàn đến. Tưởng như thế giới nghệ thuật thơ Tố
Hữu đã được khai thác đến cạn kiệt. Nhưng chưa có ai dám khẳng định đã đi
tới tận cùng vẻ đẹp thơ ông, thơ Tố Hữu là một đối tượng đầy sức quyến rũ,
hấp dẫn với những người yêu văn học. Vấn đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu
chưa được bàn đến nhiều. Bởi vậy trong giới hạn đề tài Những biểu tượng
nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu chúng tôi bước đầu tiếp cận thơ ông về
phương diện tư duy thơ. Tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu trong hệ thống

3

các biểu tượng thơ Tố Hữu để thấy được sự nhất quán trong tư tưởng của Tố
Hữu về con đường cách mạng và con đường thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, Tố Hữu xứng đáng là lá cờ
đầu trong văn học cách mạng. Sáng tác của ông trở thành đề tài thu hút công
sức nghiên cứu của đông đảo giới phê bình. So với các nhà thơ cùng thời thì
thơ Tố Hữu được nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều, rất sâu với số lượng bài phê
bình nghiên cứu lớn và một số công trình nghiên cứu có giá trị. Trong ngành
nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, sau mảng thơ văn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh thì thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình
phê bình, giới thiệu của các nhà thơ nhà văn như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Các chuyên luận và bài
nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà
Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, đều đã đề cập đến nhiều mặt quan trọng
khác nhau của thơ Tố Hữu.
Trước hết phải nói đến chuyên luận Thơ Tố Hữu [NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp] của tác giả Lê Đình Kỵ, xuất bản lần đầu vào năm
1979. Đây có thể gọi là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một
cách hệ thống, toàn diện cả nội dung và nghệ thuật. Tác giả Lê Đình Kỵ
nghiên cứu thơ Tố Hữu qua các tập thơ: Từ ấy [1937 - 1946], Việt Bắc [1946 1954], Gió lộng [1955 - 1961], Ra trận [1962 - 1971], Máu và Hoa [1972 1977]. Tác giả đã khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu như: chủ đề
về Nhân dân - Đất nước - Đảng - Lãnh tụ. Những đặc điểm phong cách tư
tưởng - nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ như: lãng mạn cách mạng - trữ
trình cách mạng, phong cách dân tộc đậm đà Có thể nói Lê Đình Kỵ đã có
những đánh giá hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu. Chuyên luận của
ông rất có ý nghĩa trong đời sống phê bình, nghiên cứu văn học. Tuy vậy, tác

4

giả của chuyên luận bước đầu tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học
là chủ yếu. Vấn đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu chưa thấy được nghiên cứu,
tìm hiểu.
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu Cách mạng và Thơ [NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004] tập hợp tất cả các
bài viết của tác giả trong khoảng thời gian gần hai mươi năm. Phần Trò
chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như một món quà của nhà thơ với bạn
đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ.
Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời
giới thiệu thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về một vài bài thơ tiêu
biểu của Tố Hữu. Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn
về đời thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố Hữu là một tài năng thơ ca thuộc về
nhân dân và dân tộc [21; 173], nêu bật được sáng tạo và thành tựu qua những
chặng đường thơ. Một lần nữa tác giả Hà Minh Đức nhấn mạnh Từ ấy là một
tác phẩm xuất sắc của nền thơ ca cách mạng, Ra trận là khúc ca chiến đấu.
Cảm hứng về đất nước và nhân dân thể hiện sắc nét, phong vị Huế đậm đà
trong thơ Tố Hữu... Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập
thơ Ta với ta của Tố Hữu. Ông khẳng định: Trên sáu mươi năm đã qua
những dòng thơ của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động và
niềm tin ở con người, vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với đất nước
và nhân dân [21; 235]. Qua công trình Tố Hữu cách mạng và thơ, tác giả Hà
Minh Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu.
Bên cạnh công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về thơ Tố Hữu là hai
cuốn Tố Hữu thơ và cách mạng [NXB Hội Nhà văn, 1996] và Tố Hữu về tác
giả và tác phẩm [NXB Giáo dục, 2003] do nhiều tác giả biên soạn, tập hợp tất
cả các bài viết, tiểu luận, phê bình của các nhà nghiên cứu về thơ Tố Hữu
trong gần nửa thế kỷ qua. Về nội dung, nghệ thuật của thơ Tố Hữu đều được

5

các tác giả khai thác một cách toàn diện, sâu sắc trong hai công trình này. Tuy
nhiên chưa có tác giả nào có sự tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về các biểu tượng
trong thơ ông. Hai tác phẩm đó giúp định hướng tìm hiểu thơ Tố Hữu là chủ
yếu.
Nếu như Lê Đình Kỵ khai thác nội dung, nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặt
chủ đề, đề tài, về những nét lớn trong phong cách nghệ thuật theo phương diện
xã hội học thì Trần Đình Sử lại hướng đến cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở góc độ
khác, góc độ thi pháp. Chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu được xuất bản lần
đầu tiên vào năm 1987 [NXB Hội Nhà văn], tái bản vào năm 1995 [NXB Giáo
dục]. Với hướng nghiên cứu mới mẻ, tiếp cận tác phẩm ở góc độ thi pháp,
chuyên luận của Trần Đình Sử đã thực sự đóng góp nhiều ý kiến quý báu
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ Tố Hữu. Chuyên luận không xem xét
riêng phương pháp sáng tác - một trọng điểm sôi nổi của giới phê bình đương
thời mà chỉ đi sâu vào bình diện thi pháp loại hình và tác giả. Theo tác giả của
công trình thì đây là thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữ
tình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ, vận dụng các phạm trù thi pháp học
hiện đại như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, các hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của
nhà thơ [62; 4]. Xuất phát từ quan điểm đó tác giả Trần Đình Sử đã nghiên
cứu các sáng tác của Tố Hữu từ những ngày đầu cho tới tập thơ Máu và Hoa
[1972 - 1977]. Chuyên luận thực sự có giá trị trong việc tìm hiểu sáng tác của
Tố Hữu. Điều quan trọng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu lớn về
thơ Tố Hữu đã đề cập đến vấn đề biểu tượng, cụ thể là con đường trong thơ
Tố Hữu. Khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, Trần
Đình Sử khẳng định: Hình tượng không gian quan trọng nhất, đóng vai trò
xuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu là con đường cách mạng. Hình tượng
con đường có thể nói là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và

6

của thơ ca cách mạng thế giới. Nhưng ở Tố Hữu được thể hiện nổi bật, nhất
quán trở thành nét tư duy cơ bản nhất của thơ ông [62; 171]. Và lần đầu tiên
tác giả khẳng định: Con đường là biểu tượng của sự thống nhất của không
gian và thời gian, là không gian vận động, không gian của con người đi tới
[62; 171]. Như vậy Trần Đình Sử đã nghiên cứu con đường với tư cách là một
hình tượng không gian đồng thời là một biểu tượng về sự thống nhất không
gian và thời gian. Nhưng tác giả chưa khai thác sâu sắc biểu tượng con đường
thật cụ thể trong tất cả các tập thơ của Tố Hữu. Ông chỉ nêu khái quát những
biểu tượng con đường trong các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận,
Máu và Hoa - đó là con đường cách mạng, con đường cách mạng là không
gian của con người tập thể, con người dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa [62;
178].
Trong khi bàn về tư duy thơ Việt Nam hiện đại tác giả Nguyễn Bá
Thành đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của tư duy thơ Tố Hữu từ trước cách
mạng tháng Tám cho tới những năm 1980 qua tiêu đề Cái tôi trữ tình trong
thơ Tố Hữu [68; 167]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ
tình theo hướng biện chứng từ hướng nội đến hướng ngoại và sau đó lại trở về
hướng nội của tư duy thơ Tố Hữu. Sự vận động của tư duy thơ Tố Hữu luôn
hướng về phía ánh sáng cách mạng. Từ đó tác giả nêu bật được nét khác biệt,
nét đổi mới của tư duy thơ nhà thơ so với các tác giả đương thời cả về mức
độ và hướng vận động. Công trình nghiên cứu Tư duy thơ và tư duy thơ hiện
đại Việt Nam đã đóng góp nhiều giá trị trong việc tìm hiểu tư duy thơ của các
nhà thơ Việt Nam. Đây là hướng nghiên cứu có ảnh hưởng lớn tới việc tìm
hiểu giá trị của các biểu tượng phản ánh sự vận động và phát triển của đời thơ
Tố Hữu.
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn có nhiều tác giả khác: Hoài Thanh,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huỳnh Lý, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đình Thi Trải

7

qua gần bảy mươi năm, các bài viết, phê bình, nghiên cứu về thơ Tố Hữu ngày
một nhiều hơn. Nhìn chung sáng tác của Tố Hữu đã được soi chiếu, phát hiện
nhiều giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Mỗi người có một cách đánh
giá, phân tích riêng, song đều nhất trí cho rằng Tố Hữu là một nhà thơ cách
mạng, là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam. Nói như vậy không có
nghĩa là vẻ đẹp thơ Tố Hữu đã được khai thác đến tận cùng. Vấn đề biểu
tượng trong thơ Tố Hữu vẫn chưa thành các đề tài, các công trình lớn. Trong
khi đây là đề tài thú vị và là vấn đề có ý nghĩa trong nghiên cứu sự vận động
và phát triển của tư tưởng nhà thơ.
Với đề tài Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu
chúng tôi mạnh dạn bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị của các biểu tượng
này trong hệ thống các biểu tượng trong thơ Tố Hữu. Vì vậy đây có thể coi
đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu ở góc độ biểu tượng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong thơ Tố Hữu, hệ thống biểu tượng được nhà thơ sử dụng khá
phong phú nhưng chúng tôi lựa chọn ra những biểu tượng tiêu biểu như con
đường, dòng sông, con thuyền, ngọn cờ để nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu tập hợp
trong 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng
đờn và Ta với ta.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, hệ thống hóa:
Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa nhằm tìm ra một các
chính xác số lần xuất hiện của các biểu tượng và so sánh được tấn suất xuất
hiện giữa các biểu tượng.

8

4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sử dụng phương pháp phân tích để đi vào từng bài thơ, tập thơ cụ thể,
khai thác các biểu tượng với các hàm nghĩa của nó. Từ đó nhằm làm nổi bật
tính cụ thể, cảm tính và tính tượng trưng, tính kí hiệu, tính thẩm mỹ của các
biểu tượng này trong hệ thống các biểu tượng của thơ Tố Hữu.
Sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung
của các biểu tượng mà Tố Hữu thể hiện trong thơ.
4.3. Phương pháp so sánh:
So sánh các biểu tượng trong thơ Tố Hữu với các biểu tượng xuất hiện
trong một số sáng tác của các nhà thơ cùng thời. Từ đó làm nổi bật những biểu
tượng trong thơ Tố Hữu như một đặc điểm riêng, một nét đặc sắc để tìm ra
bản sắc thơ thơ ông.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của Tố Hữu.
Chương 2: Các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Vài nét về nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tố
Hữu.

9

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA TỐ HỮU
1.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng trong văn học nghệ thuật
1.1.1. Một số định nghĩa về biểu tượng
Biểu tượng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành khoa học xã
hội cũng như trong cuộc sống ở Việt Nam. Thuật ngữ biểu tượng có xuất xứ
từ thuật ngữ Symbole trong tiếng Pháp, khi dịch sang tiếng Việt người ta có
thể hiểu là biểu tượng hoặc tượng trưng. Tuy nhiên trong tiếng Việt cách hiểu
khái niệm tượng trưng và biểu tượng có sự khác nhau nên cách dịch thuật ngữ
Symbole là Biểu tượng được chấp nhận rộng rãi hơn cả.
Mặc dù biểu tượng là một khái niệm quen thuộc nhưng đây lại là một
khái niệm vào loại phức tạp và chưa có sự đồng thuận trong cách hiểu cũng
như cách sử dụng. Ngày nay, trong xu thế phát triển vừa chuyên sâu vừa liên
thông với nhau, các ngành khoa học gặp gỡ nhau ở sự phát hiện và khẳng định
vai trò của biểu tượng trong đời sống con người và cùng hợp lực trong hành
trình tiếp cận bản chất biểu tượng. Từ những góc độ của các lĩnh vực nghiên
cứu khác nhau, người ta đã khám phá biểu tượng ở nhiều khía cạnh, chúng
vừa bổ sung lẫn nhau, vừa có thể trái ngược nhau, cho ta hình dung về tính
năng động và sự đa diện của khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về biểu tượng
chúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa, kiến giải tiêu biểu về biểu tượng.
Theo Từ điển tiếng Việt, trên cơ sở khảo sát cách dùng thuật ngữ biểu
tượng trong đời sống hằng ngày, các soạn giả đã nêu lên ba nét nghĩa của biểu
tượng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên hai nét nghĩa có liên quan đến cách hiểu
biểu tượng của luận văn:
1. Hình ảnh tượng trưng.

10

2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm
dứt.
Ở định nghĩa này, cần lưu ý: ở nét nghĩa thứ nhất, hình ảnh tượng trưng
được hiểu là một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra
sự liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó. Còn định nghĩa thứ hai được rút
ra từ tâm lý học Macxit.
Trong nhịp sống hiện đại, biểu tượng xuất hiện nhiều trong các ngành
PR quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cả kỹ thuật tuyên
truyền chính trị nữa Người ta sử dụng nó như một hình thức tín hiệu đầy
tiềm năng thông tin và có khả năng tác động mạnh mẽ. Trên cơ sở tìm hiểu, so
sánh, đối chiếu biểu tượng với các dạng thức tín hiệu như biểu trưng, phù
hiệu, huy hiệu, kí hiệu, huy chương, huân chương... tác giả Nguyễn Duy Lẫm
đã đúc kết trong cuốn Biểu tượng một khái niệm về biểu tượng là hình thức tín
hiệu có nội hàm phong phú hơn cả. Tác giả đã kết luận: Biểu tượng là những
hình tượng ẩn dụ, mang sức mạnh của tâm thức, thường được bảo tồn lâu bền
trong ký ức con người.
Mỗi ngành khoa học ít nhiều đều sử dụng tới thuật ngữ biểu tượng và dĩ
nhiên trong từng ngành, nhất là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều đưa
ra cho mình những kiến giải riêng về biểu tượng. Trong lịch sử phát triển của
mỗi ngành, ở các trường phái, khuynh hướng, trào lưu với những gốc rễ tư
tưởng triết học khác nhau, quan niệm về biểu tượng dĩ nhiên không thuần
nhất.
Giữa một sự ngổn ngang của những cách hiểu khác nhau như vậy, các
soạn giả của công trình Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã có một sự nỗ
lực rất lớn để có thể tổng thuật những thông tin cơ bản, tiêu biểu về biểu
tượng xoay quanh trục văn hóa, và có một sự tiếp cận hợp lý về mặt thuật ngữ

11

mà không làm khái niệm trở nên chết cứng. Sau khi so sánh biểu tượng với
các dạng dấu hiệu, kí hiệu; các soạn giả đã phân tích bản chất khó xác định và
sống động của biểu tượng, các chức năng của biểu tượng và điểm qua những
cách phân loại biểu tượng nổi bật. Tất nhiên, ở một mức độ nào đó, những ý
kiến được lựa chọn nêu ra ở đây là phù hợp với quan niệm của các soạn giả.
Lần theo lịch sử biểu tượng, khi nói đến những sự vật có thể mang giá
trị biểu tượng, các soạn giả đã dẫn ra ý kiến của Pierre Emmanuel rằng: Vật
ở đây không chỉ là một sinh thể hay một sự vật thực mà cả một khuynh
hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc mơ, một hệ thống định đề được ưu
tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng tất cả những gì cố định năng lượng tâm
thần hay huy động năng lượng ấy vì lợi ích riêng của mình [7; 24]. Như
vậy, vật mang giá trị biểu tượng có thể là một vật cụ thể hoặc một vật trừu
tượng.
Biểu tượng được các nhà phân tâm học quan tâm một cách đặc biệt.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các nhà phân tâm học - họ là những
nhà tiên phong vĩ đại trong việc phát giác và khảo sát lĩnh vực vô thức của con
người. Bằng những khám phá táo bạo của mình, họ đã làm sáng tỏ cấu trúc
chiều sâu của đời sống tâm linh con người với sức mạnh, vai trò của vô thức.
Chính vì vậy họ cũng đưa ra những lý giải thú vị và sâu sắc những hiện tượng
tâm linh bấy lâu vẫn chìm trong bóng tối. Và biểu tượng trở thành một trong
những đối tượng khảo sát chủ yếu, bởi theo họ, đây là những cầu nối hiếm hoi
bắc từ ý thức qua vô thức, là những tia sáng vừa phát lộ vừa che lấp phát ra từ
miền nội tâm của con người.
Freud cho rằng: Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít
nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên
kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với
ý nghĩa tiềm ẩn của chúng [7; 24]. Như vậy theo Freud, biểu tượng luôn là

12

tiếng nói của những ham muốn bị dồn nén, những xung đột chìm sâu trong vô
thức con người. Cũng cần lưu ý rằng những ham muốn ở đây, theo Freud, là
những ham muốn tính dục.
C.G.Jung - môn đệ xuất sắc của Freud - với hướng đi riêng của mình,
đã có rất nhiều đóng góp có giá trị trong kiến giải về biểu tượng. Từ lý thuyết
về vô thức tập thể, Jung cho rằng tất cả biểu tượng của con người dù phong
phú đa dạng đến đâu, đi đến tận cùng, đều có cấu trúc là những Mẫu gốc. Mẫu
gốc là những vết tích tâm lý hình thành từ thời nguyên thủy, duy trì theo loài
và tạo thành những cấu trúc tâm thần phổ biến của loài người. Thực ra, đây là
kết tinh của vô số những kinh nghiệm, những tình huống cảm xúc của loài
người. Biểu tượng mẫu gốc, do đó, nối liền cái phổ quát với cái cá thể. Jung
đã đưa ra định nghĩa trong đó nêu bật được những đặc tính, những giá trị cơ
bản của biểu tượng: Biểu tượng là hình ảnh thích hợp chỉ ra đúng hơn cái bản
chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh, nó không cắt nghĩa, nó đưa ra bên
ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm tận phía xa kia, không thể nắm bắt;
được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngữ chúng ta có
thể diễn đạt thỏa đáng [tr.24]. Nói đến tính chất sống động, khả năng đánh
thức những sức mạnh tâm linh con người của biểu tượng, Jung cho rằng biểu
tượng sống là biểu hiện tuyệt đỉnh của cái được dự cảm nhưng còn chưa
nhận ra được, và nó giục gọi vô thức tham gia, nó đẻ ra sự sống và kích
thích sự sống. Vì vậy biểu tượng có thể tạo nên những âm vang đồng vọng
sâu xa trong con người, cuốn con người tham gia cùng nó trong một quá trình
sản sinh ý nghĩa.
Còn R.de Becker đã nói đến biểu tượng với tính chất: Có thể ví biểu
tượng như một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác nhau nguồn sáng
tùy theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng. Và ta có thể nói nó là một thể
sống, một mẫu của con người đang chuyển động và biến đổi. Đến cứ nhìn

13

ngắm nó, nắm bắt nó như là đối tượng của suy ngẫm, thì cũng tức là ta đang
nhìn ngắm chính cái quỹ đạo sắp lăn theo, ta nắm bắt cái hướng vận động
đang lôi kéo con người ta đi tới. [tr.25]. Tuy nhiên tính chất này của biểu
tượng phụ thuộc nhiều vào chủ thể tiếp nhận. Sự thụ cảm ở biểu tượng đòi hỏi
ở con người một thái độ nhập cuộc thực sự để tham gia vào biểu tượng bằng
tất cả con người mình. Mặt khác, mỗi biểu tượng có thể xem như một vũ trụ
tinh thần thu nhỏ với quy luật riêng, tọa độ riêng của nó. Do đó, để nắm bắt
biểu tượng cần đặt nó vào dung môi nuôi sống nó, tìm ra cái tọa độ mà nó
tồn tại.
Những kiến giải trên đây về biểu tượng được các soạn giả của cuốn Từ
điển biểu tượng văn hóa thế giới trích dẫn trong phần mở đầu của công trình.
Những kiến giải đó phần nào đã làm sáng tỏ nguồn gốc, cấu trúc, tính chất của
biểu tượng trong đời sống văn hóa nhân loại. Cũng trong phần này, các tác giả
đã tiến hành sự phân loại và phân tích các chức năng của biểu tượng. Tóm lại
có các chức năng sau: 1 - thăm dò những vùng miền nằm bên lề ý thức; 2 - là
vật thay thế cái không xác định của dự cảm; 3 - trung gian: nối liền thực và
mộng, ý thức và vô thức, vật chất và tinh thần, tự nhiên và văn hóa; 4 - là lực
lượng thống nhất - liên kết các chiều sâu nội tại với cái siêu tại vô tận; 5 - giáo
dục và trị liệu; 6 - xã hội hóa, nghĩa là đưa con người nhập sâu vào hiện thực,
tạo sự lưu thông sâu sắc với môi trường xã hội; 7 - cộng hưởng tạo âm vang
rung động trong ý thức cá nhân và tập thể; 8 - chức năng siêu nghiệm, kết nối,
điều hòa những lực lượng đối kháng, mở đường cho sự tiến bộ của ý thức; 9 chức năng biến đổi năng lượng tâm thần.
Đây chỉ là một sự nghiên cứu và đánh giá có ý nghĩa thao tác. Các tác
giả cũng đã lưu ý rằng trên thực tế, những chức năng này thực hiện đồng thời
trong những mối quan hệ tương hợp, chi phối lẫn nhau.

14

Trên đây, chúng tôi điểm qua một số định nghĩa về biểu tượng từ góc
độ văn hoá và tất yếu không tránh khỏi sự sơ lược và phiến diện so với thực tế
đầy đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy đây là một cái
phông không thể thiếu để chúng ta đi vào tiếp cận khái niệm từ góc độ mỹ
học, lí luận văn học.
Xuất phát từ những nền tảng triết học khác nhau, các khuynh hướng,
trường phái nghiên cứu phê bình văn học có những lý giải không giống nhau
về biểu tượng. Trên cơ sở tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong những quan
niệm đó, dưới ánh sáng phản ánh luận Mác - Lênin, mỹ học, lí luận văn học
Macxit đã lý giải một cách thỏa đáng vấn đề biểu tượng trong văn học nghệ
thuật.
Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học Macxit, các soạn
giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau:
Trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức
xã hội đặc thù, phản ánh thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương
thức, phương tiện riêng. Hình tượng - phương tiện phản ánh đời sống của văn
học nghệ thuật - vừa là sự tái hiện thế giới, đồng thời cũng là hiện tượng đầy
tính ước lệ. Các tác giả đã lý giải: Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra
một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Như vậy, theo nghĩa rộng khái
niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển mã của lời
nói đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc
biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện
tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu
xa về con người và cuộc đời. Các tác giả còn nhấn mạnh: Loại biểu tượng là
hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực thông

15

qua tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật.
Từ điển cũng đã đề cập đến những phương diện khác của biểu tượng như: quá
trình tạo nghĩa có lịch sử lâu đời hàng vạn năm, gắn với quá trình hình thành
quan niệm về thế giới của con người cổ xưa, sự bổ sung bồi đắp ý nghĩa của
biểu tượng, sự chi phối của yếu tố dân tộc, thời đại và cá tính sáng tạo của nhà
văn đối với biểu tượng.
Trong khuôn khổ một Từ điển thuật ngữ, những luận giải trên đây đã
bao quát được khá toàn diện các khía cạnh của biểu tượng với tư cách là thuật
ngữ của mỹ học, lý luận văn học.
Như vậy, ở phần trên, qua một số định nghĩa về biểu tượng, chúng ta có
thể hình dung sơ bộ về khái niệm trong toàn bộ sự đa dạng và phức tạp của
nó. Nhưng càng tiến tới định hình một ý niệm về biểu tượng, ta càng nhận
thấy con đường đi tìm cho biểu tượng một định nghĩa gần như nghịch chiều
với bản chất của nó. Sự cứng nhắc của khái niệm rất dễ làm biểu tượng mất đi
sự sống động và trở nên xơ cứng. Tuy nhiên như Phan Ngọc đã nói, khái niệm
là cây gậy chống của tư duy, chúng tôi buộc phải xác định cho mình giới hạn
của khái niệm với tư cách là công cụ để thực hiện đề tài. Ngay phần sau đây,
chúng tôi sẽ trình bày khái niệm biểu tượng từ góc độc tiếp cận của mình, tất
nhiên đặt trong mối quan hệ với bản chất xuyên suốt của biểu tượng.
1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc
biệt
Để hiểu rõ biểu tượng như một yếu tố thuộc bản thể tác phẩm văn học,
trước hết, chúng tôi xin bàn về một số vấn đề xung quanh nguồn gốc, vai trò,
ý nghĩa của biểu tượng trong đời sống tinh thần con người - đối tượng phản
ánh trung tâm của văn học nghệ thuật.
Từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát thai khỏi loài thú, cái gọi là biểu
tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành đời sống tinh thần con người và từ

16

bấy đến nay âm thầm xây cất nên nền tảng văn hoá nhân loại. Quả thực, con
người sống giữa một rừng biểu tượng - như cách nói của chủ soái thi phái
tượng trưng Pháp Baudelaire - điều đó có nghĩa là cả một thế giới biểu tượng
sống trong con người.
Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô
thức, nhưng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên qua
bức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm của cá nhân, đơn
lẻ để nhận thức về một thực tại tổng thể toàn vẹn. Không phải ngẫu nhiên mà
khát khao khám phá những bí ẩn là khát vọng thường trực trong bản tính con
người.
Các nhà Phân tâm học là những người đi tiên phong trong việc phát
hiện và chính danh vị trí cho thế giới vô thức trong ngôi nhà tinh thần của
con người. Lần đầu tiên người ta sửng sốt nhận ra vô thức là người bạn đồng
hành có quyền lực không kém gì ý thức trong việc bẻ lái cho đời sống nhân
loại. Cái vô thức luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống dưới những hình thức
che giấu, mã hóa, theo những cách khác nhau để tránh sự kiểm duyệt của ý
thức - đại diện cho phần xã hội trong con người theo ý của Freud. Từ khi đời
sống con người phân chia giai cấp, đời sống tinh thần của con người cũng
phân ra thành hai bộ phận: chính thống và phi chính thống. Cái bộ phận không
thể công khai kia vẫn tồn tại như một dòng chảy ngầm mà nơi cư ngụ chủ yếu
nhất vẫn là dòng văn hóa dân gian. Nó sống bằng biểu tượng, bằng những
hình thức cải trang. Điều này được M.Bakhtin lý giải một cách sâu sắc khi bàn
đến nguồn gốc dân gian của sự hình thành thể loại tiểu thuyết. Như vậy không
phải ngẫu nhiên mà các nhà phân tâm học kỳ công tìm hiểu, nghiên cứu. Biểu
tượng xuất phát từ vô thức và tác động sâu xa đến đời sống tâm hồn con
người, nó là một thứ mật mã của thế giới nuôi một nguồn sống vô tận cho
nhân loại. Trong cấu trúc biểu tượng chứa đựng một năng lượng dồn nén là

17

những xung năng nguyên thủy tiềm ẩn trong bản chất con người. Do đó
biểu tượng không đơn thuần là một kiểu tín hiệu, một vật thay thế thông
thường. Nó như hình ảnh có tính chất khải thị mà khi xâm nhập vào đó,
rung động cùng nó, chúng ta khám phá ra thế giới xuất hiện trong một dạng
thức mới mẻ với cái nhìn thấu suốt. Nó khơi dậy trong con người những năng
lượng tiềm ẩn, cho con người phút chốc được sống trong sự hội nhập với cái
toàn thể bình thường vẫn bị những nguỵ tưởng của cái tôi che lấp. Tất nhiên
những hiệu ứng lớn lao này còn phụ thuộc vào mức độ tích cực tham gia của
chủ thể vào biểu tượng. Có thể nói, biểu tượng là một hình thức nhận thức đặt
ra yêu cầu rất cao đòi hỏi chủ thể thực sự nhập cuộc bằng tất cả con người
mình trong ý nghĩa toàn vẹn nhất.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong hành trình phát triển của
mình có sự gặp gỡ nhau ở biểu tượng. Biểu tượng là chiếc cầu nối văn hóa,
văn học, tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý học, bởi rằng đây là lĩnh vực khác
nhau, những hình thái khác nhau, phản ánh thế giới tâm linh con người. Khó
mà hiểu sâu sắc biểu tượng trong riêng một lĩnh vực nào đó nếu không đặt nó
trong mối quan hệ liên tưởng đối chiếu rộng rãi với các lĩnh vực khác.
Như đã nói ở phần trước, trong văn học nghệ thuật, khái niệm biểu
tượng chứa đựng nhiều cấp độ ý nghĩa khác nhau. Trước khi tiếp cận biểu
tượng với ý nghĩa là một loại hình tượng đặc biệt, thiết nghĩ chúng ta không
thể bỏ qua biểu tượng với tư cách là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng văn học nghệ thuật, bởi vì đây là cơ sở để hình thành biểu tượng theo
nghĩa hẹp. Lấy xuất phát điểm từ phản ánh luận của Mác - Lênin, các nhà lí
luận văn học nghệ thuật macxit đã dành không ít giấy bút cho vấn đề phản ánh
nghệ thuật, bởi đây là những luận điểm có ý nghĩa nền tảng cho toàn bộ lý
luận. Đặt trong tương quan với phản ánh thông thường và phản ánh khoa học,
phản ánh nghệ thuật được đặc trưng bởi nguyên tắc phản ánh, phương thức,

18

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề