Biểu diễn số thực trong máy tính 0,007

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 10 – Bài tập và thực hành số 1: Làm quen với thông tin và mã hóa thông tin giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 10

    1. Mục đích, yêu cầu

    – Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính

    – Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu kí tự, số nguyên

    – Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động

    2. Nội dung

    a. Tin học, máy tính

    Bài 1: Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

    A. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán.

    B. Học tin học là học sử dụng máy tính.

    C. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người.

    Bài 2: Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng thức nào là đúng?

    A. 1KB = 1000 byte

    B. 1KB = 1024 byte

    C. 1MB = 1000000 byte

    Bài 3: Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ.

    b. Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa và giải mã

    Bài 4: Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: ″VN″, ″Tin″.

    Bài 5: Dãy bit ″01001000 01101111 01100001″ tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào?

    c. Biểu diễn số nguyên và số thực

    Bài 6: để mã hóa số nguyên -27 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte

    Bài 7: Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phẩy động: 11005; 25,879; 0,000984

    Gợi ý:

    Bài 1: câu trả lời đúng

    C. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người.

    D. Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về tin học.

    Bài 2: câu trả lời đúng

    B. 1KB = 1024 byte

    Bài 3: qui ước, Nam là 1, Nữ là 0.

    Kết quả: 1011000100

    Bài 4:

    VN: 01010110 01001110

    Tin: 01010100 01101001 01101110

    Bài 5: Dãy bit đã cho tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự: ″Hoa″.

    Bài 6:

    Mã hóa sô nguyên -27 thành dạng nhị phân: 1001 1011

    Vậy cần dùng 8 bit để biểu diễn, mà 8 bit = 1 byte ⇒ cần dùng 1 byte.

    Bài 7: kết quả

    • 11005 = 0.11005x 105

    • 25,879 = 0.25879×102

    • 0,000984 = 0.984x 10-3

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

       - thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người.

       - Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.

       - Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể hiểu và xử lí được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

    2. Đơn vị đo lường thông tin

       - Mỗi sự vật hiện tượng đều được thể hiện bằng 1 lượng thông tin.

       - Đơn vị cơ bản đo lường thông tin là bit

       - Thuật ngữ bit được dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong 2 kí hiệu là 0 và 1.

       - Ví dụ có dãy 8 bóng đền, mỗi đèn sáng tương ứng là bit 1, đèn tắt là bit 0 thì ta có dãy 8 bit: 01101001.

       - Bảng các đơn vị đo lường thông tin hay sử dụng:

    3. Các dạng thông tin

    Bao gồm: loại số[ số nguyên, số thực,..] và loại phi số[ văn bản, hình ảnh, âm thanh,..]. cung tìm hiểu 1 số dạng của loại phi số

    a] Dạng văn bản

       - Là dạng quen thuộc nhất và thường gặp trên các phương tiện thông tin như: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi,..

    b] Dạng hình ảnh

       - Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,.. là những phương tiện mang thông tin dạng hình ảnh.

    c] Dạng âm thanh

       - Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn,… là thông tin dạng âm thanh. Băng từ, đĩa từ,.. có thể dùng làm vật chứa thông tin dạng âm thanh.

    4. Mã hóa thông tin trong máy tính

       - Khái niệm mã hóa thông tin: là quá trình biến đổi thông tin về dạng bit để máy tính có thể hiểu và xử lý được.

       - Thông tin phải được mã hóa về các dạng: văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.

       - Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hóa các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255

    5. Biểu diễn thông tin trong máy tính

    - Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hóa thành dãy bit.

    a. Thông tin loại số

    Hệ đếm

    Sử dụng các quy tắc và tập kí hiệu để biểu diễn và xác định các số.

    - Hệ đếm la mã:

       + Không phụ thuộc vào vị trí.

       + Tập kí hiệu: I = 1; V = 5; X = 10; L = 50; C = 100; D = 500; M = 1000.

    Các hệ đếm dùng trong tin học

    - Hệ đếm thập phân[ hệ cơ số 10]:

       + Tập kí hiệu 10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

       + Giá trị số trong hệ thập phân được xác định theo quy tăc:

    - Hệ nhị phân:

       + Chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.

       + Giá trị số trong hệ nhị phân được xác định theo quy tắc:

    - Hệ cơ số mười sáu:

       + Sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

       + Giá tị số trong hệ hexa được xác định theo quy tắc:

    • Biểu diễn số nguyên

       - Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte = 8 bit.

       - Mỗi bit là số 0 hoặc 1, đánh số từ trái sang phải.

       - Bit cao nhất[ bit 7] thể hiện dấu, quy ước bit 1 là âm, bit 0 là dương.

    Bit 7 Bit 6 Bit 5 Bit 4 Bit 3 Bit 2 Bit 1

    - Ví dụ:

    Biểu diễn số thực

    Dùng dấu chấm ″.″ Để ngăn cách phần nguyên và phần phân.

    Biểu diễn dưới dạng: ±Mx 10-+k. Trong đó:

       + 0,1 ≤ M < 1, M là phần định trị

       + K ≤ 0, K gọi là phần bậc

    Ví dụ 1: 13456.25 được biểu diễn dưới dạng 0.1345625 x 105

    Ví dụ 2: 0,007 = 0.7x 10-2

    b. Thông tin loại phi số

    • Văn bản

       - Máy tính dùng 1 dãy bit để biểu diễn kí tự.

       - Để biểu diễn 1 xâu kí tự, máy tính có thể dùng 1 dãy byte, mỗi byte biểu diễn 1 kí tự từ trái sang phải.

       - Ví du: xâu kí tự ″TIN″ được biểu diễn bằng

    01010100 01001001 01001110.

    • Các dạng khác

       - Mã hóa hìn ảnh, âm thanh thành các dãy bit.

       - ứng dụng: trò chuyện qua video call trên Facebook, Zalo.

    • Nguyên lí mã hóa nhị phân

    Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

    Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

    Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

    bai-2-thong-tin-va-du-lieu.jsp

    Video liên quan

    Chủ Đề