Biện pháp để giảm thiểu tình trạng ngập lụt ở vùng đồng bằng nước ta là xây dựng

  • Thương Lê
  • BBC News Tiếng Việt

2 tháng 6 2022

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội thành sông sau mưa

Chỉ sau một trận mưa tối 13/6, nhiều con phố ở Thủ đô Hà Nội đã ngập như 'sông'.

Những trận mưa lớn dồn dập vào cuối tháng 5 vừa qua đã khiến các tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… ngập trên diện rộng. Tình trạng cứ mưa là ngập đã xảy ra nhiều năm và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xây thêm bể ngầm chống ngập, sử dụng cánh đồng, sân vận động làm nơi chứa nước... đang là các giải pháp được người đứng đầu Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, ông Trần Hồng Hà, đề xuất. Liệu những giải pháp này có khả thi? Đâu là căn nguyên của tình trạng ngập úng này và đâu là biện pháp xử lý mang tính dài hạn?

BBC News Tiếng Việt trao đổi với một số chuyên gia về đô thị quanh vấn đề này.

Thường chỉ sau một trận mưa lớn, Hà Nội đã biến thành sông. Ví dụ mới đây nhất là trận mưa chiều 29/5.

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ, lượng mưa đo được từ lúc 14-16:00 là 138mm ở trạm Láng, một số nơi như Cầu Giấy cường độ lên tới 182,5mm, mức kỷ lục trong vòng 36 năm qua.

"Đây là vụ ngập trên diện rộng, chưa từng có trong vài chục năm trở lại đây," Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng, Giảng viên tại Đại học Xây dựng Hà Nội, nói với BBC News Tiếng Việt.

Hà Nội 'nước lụt tận giường, chèo thuyền trong phố'

Lãnh đạo Hà Nội nói công trình 61 Trần Phú 'đúng quy hoạch, quy trình'

Bàn về nguyên nhân của tình trạng ngập hiện nay, Thạc sĩ Thắng nói rằng "Công tác quản lý quy hoạch thực sự có vấn đề."

Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp

Chụp lại hình ảnh,

Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng

"Trong 10, 15 năm vừa qua có rất nhiều khu đất đáng lẽ phải là công viên, hồ nước nhưng nhà quản lí quy hoạch không cứng rắn, thậm chí có những biểu hiện bị các nhóm lợi ích thao túng, cho phép mọc lên những công trình cao tầng, hoặc những hồ ao bị lấp, rồi những chỗ trống đáng lẽ có thể chứa được nước thì đã bị bê tông hóa mất khả năng rút nước đi," ông Thắng nói.

Cũng chung quan điểm này, ông Sơn Đặng kiến trúc sư trưởng của xưởng thiết kế quy hoạch Sproject chỉ ra rằng các đô thị Việt bị cứng hoá bề mặt quá nhiều, dẫn đến nước mưa không thấm xuống đất mà chảy tuột ra sông, nên mực nước ngầm tụt giảm dẫn đến sụt lún toàn thành phố.

"Ví dụ như hệ thống cống ở Hà Nội chẳng hạn, chỉ chịu được những cơn mưa tầm 100mm trong 2 giờ thôi, nên với những cơn mưa lên đến 180mm như hôm 29/05 thì ngập lụt lên đến cổ là điều dễ hiểu.", ông Sơn nói với BBC từ New York.

Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp

Chụp lại hình ảnh,

Kiến trúc sư Sơn Đặng

Bên cạnh đó, 'việc đô thị hóa dẫn đến một số không gian như ao, hồ, sông bị cống hóa hoặc bị thu hẹp lại, cho nên rõ ràng là việc điều hòa nước tạm thời trong đô thị cũng bị ảnh hưởng," theo Tiến sĩ Trương Ngọc Lân, Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch của Đại học Xây dựng Hà Nội.

Không chỉ Hà Nội, các địa phương miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang cũng biến thành biển nước sau mưa.

Theo Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng, chuyện nông thôn ngập là chuyện rất lạ, thậm chí phố ngay bên cạnh con sông cũng bị lụt.

"Hà Nội ngập có thể nói là do thủy triều hay TP.HCM có thể nói là do triều cường, không có chỗ thoát, nhưng ở nông thôn, hay những đô thị ở trên độ cao lớn vẫn ngập, thì là do công tác tổ chức thoát nước kém. Các cống thoát nước bị bùn đất rác rưởi gây ách tắc, không ai chăm sóc khai thông nên khi dòng nước lớn ở trên trời đổ xuống không thoát được," ông Thắng nói.

Tiến sĩ Trương Ngọc Lân cho rằng: "Nông thôn ngập do 2 vấn đề, một là các hiện tượng khí hậu cực đoan càng ngày càng tăng lên do biến đổi khí hậu. Hai là những khu vực nông thôn ở ven đô bây giờ đã đô thị hóa rồi thì cũng tương tự như đô thị, thiếu không gian thoát nước tạm thời.

"Hoặc những khu vực nông thôn có mật độ dân cư hơi cao một chút, xây dựng nhiều hơn, bê tông hóa nhiều hơn, trong khi hạ tầng nông thôn hiện nay chưa theo kịp tốc độ phát triển, vì vậy các khu dân cư nông thôn cũng có thể bị ngâp nếu mưa lớn bất thường."

Theo các chuyên gia khí tượng, thủ đô Hà Nội và khu vực miền Bắc nói chung vẫn sẽ còn tiếp tục xuất hiện mưa lớn, có khả năng ngập lụt trên diện rộng, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Trong khi đó, việc giải quyết tình trạng này, theo các chuyên gia, không thể ngày một ngày hai.

"Theo tôi, chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng này trong một thời gian khá dài nữa bởi vì Việt Nam vẫn đang đô thị hóa nhanh, mức độ bê tông hóa trong các thành phố cũng như vùng ven đô rất cao dẫn đến tình trạng thiếu các bề mặt có thể thấm nước và thiếu các hồ, ao đóng vai trò điều hòa nước. Trong khi đó tình hình biến đổi khí khậu lại diễn biến phức tạp," Tiến sĩ Trương Ngọc Lân nói với BBC.

"Với nguồn lực kinh tế và tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay thì tôi nghĩ là vẫn sẽ xảy ra tình trạng ngập sau mưa trong tương lai khá dài nữa chứ không khắc phục ngay được mà chỉ có thể giải quyết dần dần, vì hệ thống hạ tầng của chúng ta vẫn chưa đồng bộ lắm, chưa theo kịp tình hình thực tế, trong khi ngân sách đầu tư nâng cấp có hạn."

Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp

Chụp lại hình ảnh,

Tiến sĩ Trương Ngọc Lân

Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng cũng không nghĩ việc này sẽ được giải quyết sớm. Ông cho rằng dù có nhiều giải pháp kĩ thuật nhưng trong 3-5 năm, hoặc thậm chí 10 năm tới cũng không có nhiều thay đổi, do cách vận hành xã hội của Việt Nam hiện nay đang có nhiều vấn đề.

"Các sáng kiến tốt ít được đánh giá, không có điều kiện để thực hiện. Mà những cái đang được thực hiện thì khá lạc hậu, không mang lại hiệu quả gì nhiều. Vì vậy nên tôi khá bi quan, quản trị xã hội phải được thay đổi thì tình huống mới tốt hơn.", ông Thắng cho biết.

Ngày 30/5, truyền thông Việt Nam đưa tin Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà khuyến nghị biến sân vận động, cánh đồng thành bể chứa khi trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quy hoạch, khí hậu cực đoan khiến Hà Nội biến thành "sông" sau mưa lớn.

Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng cho rằng bây giờ bắt đầu mới bàn đến chuyện này thì đã muộn, đáng lẽ phải được thực hiện 10, 15 năm trước với một tầm nhìn quy hoạch tốt hơn.

"Bây giờ Hà Nội chỉ có mỗi 2 sân vận động là Mỹ Đình và Hàng Đẫy, không đáng bao nhiêu. Tôi nghĩ mở rộng cho tới sân các trường học, sân của các trường mẫu giáo cũng biến thành bể chứa thì may ra, nhưng chi phí đội lên rất lớn, và cũng sẽ có khá nhiều chuyện xảy ra để có thể làm được điều đó."

"Nhưng rồi cũng phải làm thôi, có lẽ lúc này không còn cách nào khác đâu. Có thể Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói ngắn gọn quá hoặc báo chí trích dẫn không đầy đủ nên nhiều người la lối ví von như tiến sĩ lu nói năm nào. Vụ tiến sĩ lu là không có giá trị thực tiễn, nhưng chuyện làm hầm chứa lớn ở dưới lòng đường, các khoảng đất trống thì là các biện pháp kĩ thuật mà các nước tiên tiến đi trước mình đã làm rất triệt để."

Tuy nhiên, thạc sĩ Thắng nhấn mạnh: "Nâng cao hiệu quả quản trị, tức là quy hoạch ra sao, quản trị thế nào, dùng đồng tiền ngân sách hay người dân đóng góp như thế nào cho hiệu quả thì mới mang lại hiệu ứng tích cực nào đó."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Kiến trúc sư Sơn Đặng ủng hộ ý kiến của Bộ trưởng, cho rằng "việc xây bể giữ nước mưa ngầm một ý kiến tốt, cần được bình tĩnh hiểu và ủng hộ."

Theo ông Sơn, đề xuất của bộ trưởng Trần Hồng Hà về xây dựng hệ thống trữ nước ngầm, hay xây bể ở trường học-sân vận động chính là một trong các gói giải pháp giảm thiểu ngập lụt đô thị đã đã bắt đầu được thực hiện ở các nước phát triển.

Nhưng ông cho biết: "Hệ thống trữ nước ngầm, thật sự thì cũng chỉ giúp ích một phần nhỏ để giải quyết nạn ngập lụt đô thị. Các đại đô thị ở Việt Nam hiện đang đối phó với nạn ngập lụt đô thị bằng các cách tiếp cận quá nặng về giải pháp cứng. Quá tốn kém xây dựng đê, đập, cống ngăn nhưng tác dụng là hạn chế."

Trong khi đó, Tiến sĩ Trương Ngọc Lân nói: "Theo tôi bề mặt sân vận động vốn cao hơn các khu vực xung quanh nên khó sử dung nguyên trạng, trừ khi chúng ta xây hồ ngầm ở bên dưới, hoặc làm sân vận động ở chỗ trũng hơn. Tôi không rõ ý bộ trưởng như thế nào, tất nhiên chúng ta có thể tận dụng các sân vận động để thoát nước, nhưng quy mô vẫn nhỏ và không mang tính tổng thể, đồng thời đào thêm các hồ ngầm sẽ làm phức tạp thêm quy hoạch hạ tầng ngầm của các thành phố."

"Cánh đồng thì ở ngoại ô, không có tác dụng lớn với việc ngập trong khu vực nội thành, trừ khi chúng ta có hệ thống hạ tầng dẫn nước rút ra các cánh đồng đó. Vì vậy nếu chứa tạm ở sân vận động và cánh đồng thì tất nhiên vẫn phải kết hợp với xây mới hệ thống thoát nước phục vụ giải pháp này nữa nên khá tốn kém."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội

Các chuyên gia cũng nêu ra những biện pháp mà các nước tiên tiến đã làm nhằm đối phó với thời tiết cực đoan.

"Việc xây dựng bể trữ nước mưa ngầm [tên tiếng Anh là rainwater harvesting system] đã được các nước phát triển luật hoá, thành các mã code xây dựng. Các công trình muốn được đánh giá là công trình Xanh, được tặng điểm Leed [hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh] thì phải lắp đặt hệ thống trữ nước mưa nước mặt."

"Nhà dân được khuyến khích nên làm bồn trữ được 3000-5000 lít, siêu thị, nhà máy có thể trữ đến 30.000 lít. Đức là nước tiên phong khuyến khích dân/ khối dân sự/ khối chức năng nhà nước lắp đặt hệ thống trữ nước mưa, nên hiện họ có các công ty có khả năng lắp các hệ thống trữ đến 100.000 lít nước mưa.", kiến trúc sư Sơn Đặng nói với BBC.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bể trữ nước mưa [tên tiếng Anh là rainwater harvesting system]

Theo ông Sơn, 20 năm trước chỉ có các vùng khô hạn mới phổ biến hệ thống trữ nước mưa ngầm này thôi. Nhưng gần đây, kể cả các nơi nhiều mưa, nước sông dồi dào thì vẫn được khuyến khích lắp đặt hệ thống này vì nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm tái sử sụng nước mưa, giảm thiểu sử dụng nước sạch để tưới vườn, rửa đường, rửa xe…, bồi hoàn nguồn nước ngầm, giúp thu lại 1 phần nước mặt, giúp hệ thống cống bớt quá tải.

Tiến sĩ Trương Ngọc Lân cho biết một số thành phố nước ngoài như ở Trung Quốc đã có những đô thị xây dựng theo mô hình "thành phố xốp".

Thay vì đưa toàn bộ nước mưa vào hệ thống thoát nước thì trong "thành phố xốp" chúng sẽ được quản lý đa dạng hơn, chỉ một phần nước được xử lý bằng hệ thống thoát nước, còn một phần nước được để thấm tự nhiên xuống đất và chảy vào các hồ ao giúp bảo tồn hệ sinh thái nước, một phần nước còn lại được thu hồi, lưu trữ để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Nhờ vậy hệ thống thoát nước không bị quá tải và không gây ra ngập, môi trường đô thị cũng tốt hơn.

Để làm được như vậy ngoài xây dựng hệ thống thoát nước và lưu trữ nước, họ còn chú trọng bảo tồn các mảng xanh tự nhiên, bảo vệ hồ, ao, hạn chế các bề mặt không thấm nước. Để tránh bê tông hóa người ta đã sử dụng một số loại gạch có lỗ thủng, khi mưa nước vẫn có thể ngấm xuống đất, đó cũng là một trong những giải pháp thiết kế công trình xanh rất quen thuộc.

"Ở Nhật, người dân cũng thường phải chịu ảnh hưởng của mưa bão, nên họ đã phải xây dựng hệ thống hồ ngầm khổng lồ trong lòng thành phố Tokyo, để chứa nước khẩn cấp trong những lúc thời tiết cực đoan như thế. Nhưng giải pháp này rất tốn kém, không thể áp dụng trong trường hợp của Việt Nam hiện nay được", Tiến sĩ Trương Ngọc Lân cho hay.

Để giải quyết triệt để tình trạng này, có bốn giải pháp chính đang được các chuyên gia ủng hộ và đề xuất. Xây thêm các diện tích điều hòa, tận dụng mặt bằng làm bể chứa, quy hoạch và dự báo tốt hơn.

Xây thêm không gian điều hòa, "Việt Nam cần tăng không gian mặt nước của hồ, ao, sông ngòi, công viên, vườn hoa, sân chơi, nơi các bề mặt đất tự nhiên được bảo tồn, không bị bê tông hóa giúp hấp thụ nước… Nước mưa chủ yếu ngấm xuống mặt đất, trong một số trường hợp có thể tới 40% lượng nước mưa rơi xuống diện tích đất tự nhiên. Biện pháp này không chỉ giúp chống ngập mà còn giúp cải thiện môi trường và đem lại cảnh quan cho đô thị," - theo Tiến sĩ Trương Ngọc Lân.

Giải pháp tận dụng mặt bằng là làm các hầm ngầm sâu 5m - 7m từ tất cả các khoảng đất trống có thể khai thác, không phải sân vận động mà có thể dùng các sân trường học, sân trường mẫu giáo, không phải sân vận động mà sân bóng ở các trường phổ thông.

Tuy nhiên, giải pháp này lại có hạn chế là chi phí đầu tư quá lớn, cũng như không thể giải phóng nhà dân được. Thạc sĩ Thắng cho rằng về mặt kĩ thuật của Việt Nam thì hoàn toàn cho phép, "kỹ thuật hiện nay là rất lớn có thể làm được những việc này, chỉ xem là chi phí và tổ chức thực hiện như thế nào thôi."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói có thể lấy sân vận động làm nơi chứa nước

Quy hoạch nước và sử dụng đất: "Về lâu về dài, chính quyền Việt Nam cần nỗ lực thay đổi để tiến đến các phương pháp quy hoạch đô thị tiến bộ hơn. Chẳng hạn, các nước phát triển đã tiến hành quy hoạch nước, tức dựa trên yếu tố trọng tâm là nước, nhưng chúng ta vẫn quy hoạch chủ yếu hướng đến việc phân lô", theo Kiến trúc sư Sơn Đặng.

"Đặc biệt cần chú trọng đến quy hoạch sử dụng đất. Các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM, những nơi có mật độ dân số rất cao nhưng mảng xanh rất ít, cần rà soát các quỹ đất công cuối cùng còn sót lại và nỗ lực biến thành công viên và ao hồ.

"Tăng cường bảo vệ và mở rộng hệ thống mềm, như khu bờ bãi dọc các sông lớn, các khu đất ngập nước, vỉa hè xanh, công viên trung tâm, vườn hoa tiểu khu… không chỉ giúp tăng khả năng thoát nước tại chỗ giảm ngập lụt mà còn giúp chống lại hiện tượng đảo nhiệt, sinh ra bởi quá trình đô thị hoá nhanh,xây dựng nhiều,cứng hoá bề mặt rộng sẽ đẩy nhiệt độ khu vực tăng nhanh, kéo theo là lượng mưa nhiệt đới trút xuống các đại đô thị gia tăng."

Cải thiện công tác dự báo: Việc dự báo sớm và chính xác lượng mưa cũng là một trong những biện pháp giảm thiểu ngập lụt mà các chuyên gia đề xuất. Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng nói với BBC những trận mưa lớn tuần qua không được dự báo chính xác về cường độ. Theo ông Thắng, nếu được dự báo mưa có cường độ lớn như vậy, các công ty thoát nước sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp.

"Đã từng có thời kì, sắp mưa là người ta cử công nhân đứng để gạt rác ra khỏi khác tấm chắn, thậm chí là nhấc nắp hố ga lên cho nước thoát nhanh hơn, nhưng phải có người đứng ở các hố ga đó, kẻo có người tụt xuống thì lại nguy hiểm. Đấy là bất đắc dĩ thôi nhưng cũng là một giải pháp."

Theo ông Thắng, cũng nên tổ chức cuộc thi các giải pháp tiêu thoát nước để tìm kiếm được những đề xuất thông minh, hiệu quả và khả thi. "Người dân Việt Nam thông minh, sức dân mạnh mẽ, cần nhà quản trị biết khơi đúng mạch."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hai công nhân của công ty thoát nước thành phố Hà Nội mở cống thoát nước trên một tuyến đường bị ngập năm 2017

Kiến trúc sư Sơn Đặng đưa ra một đề xuất mang tính công nghệ cao hơn, ông cho rằng Việt Nam rất cần các ứng dụng cảnh báo ngập lụt được toàn dân tiếp cận dễ dàng. Công tác cảnh báo sớm sẽ giúp giảm thiệt hại kinh tế đáng kể.

Hà Nội và TP.HCM đã có các ứng dụng cảnh báo như HSDC và UDI, do công ty Cấp thoát nước đô thị thực hiện, là một dạng giám sát thực tế thông qua hệ thống camera đặt ven đường. Hệ thống này sẽ đánh dấu mốc đỏ các điểm ngập khi mưa lớn xảy ra. Bấm vào các mốc sẽ cho hình ảnh cập nhật các điểm ngập mỗi 18 giây. Nhưng đây là hệ thống còn thô sơ và ít tác dụng.

"Các thành phố khác trên thế giới dùng các ứng dụng với công nghệ tốt hơn, chạy bằng các mô hình toán/modeling và các kĩ thuật mapping [biểu đồ] tốt hơn để có thể đưa ra cảnh báo sớm, giúp người dân có thể có thêm thời gian [30-60 phút] trước các cơn mưa cực đoan để ứng biến tốt hơn."

"Những thứ công nghệ này hoàn toàn nằm trong tầm tay đội ngũ công nghệ Việt!", kiến trúc sư Sơn Đặng kết luận.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề