Biển báo khu dân cư đi tốc độ bao nhiêu

[VOH] – Nhận biết, tuân thủ biển báo khu vực đông dân cư như thế nào để lưu thông đúng với tốc độ quy định, tránh bị phạt oan?

1. Quy định tốc độ khu dân cư

Khi đi trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa của các phương tiện như sau:

Loại xe Tốc độ tối đa Đường đôi; đường một chiều có 2 làn trở lên Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe

Ô tô

Xe mô tô hai bánh, ba bánh

Máy kéo

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

60 km/h 50 km/h Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự 40 km/h

Như vậy có thể hiểu tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi [đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa], đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.

Tối đa 50 km/h với đường 2 chiều [đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng 1 phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa], đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.

Xem thêm: Phạm vi hành lang an toàn đường bộ là bao nhiêu?

2. Biển báo khu dân cư

Trong đó, biển số R.420 là biển báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư. Biển số R.421 báo hiệu hết khu đông dân cư.

Để xác định khu đông dân cư bằng cách nhìn thấy biển báo "bắt đầu khu đông dân cư" [R.420] có hiệu lực từ vị trí đặt biển đối với tất cả các tuyến đường trong khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo "hết khu đông dân cư" [R.421].

Tuy nhiên, do trong đô thị có nhiều nút giao, không thể đặt biển nhắc lại tại mỗi nút giao nên các người điều khiển phương tiện cần lưu ý chỉ khi nhìn thấy biển R.421 thì biển R.420 mới hết hiệu lực khi đó mới có thể tăng tốc.

3. Xử phạt vượt qua tốc độ khu dân cư

Mức phạt với người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi vi phạm chạy quá tốc độ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Lái xe phải chấp hành quy định về tốc độ trong đô thị theo Thông tư 31/2019 cho đến khi gặp biển hết khu đông dân cư [R.421] - [Ảnh minh họa]

Quy chuẩn mới đặt biển báo khu dân cư

Trước đây, nhiều tài xế bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ vì nhầm tưởng là đã hết khu đông dân cư sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo.

Trên quốc lộ đi qua thành phố, đô thị có nhiều ngã ba, ngã tư, việc cắm nhắc lại biển này vẫn khiến nhiều người thắc mắc, thậm chí tranh cãi.

Liên quan vấn đề này, Quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019 chính thức có hiệu lực từ 1/7 tới đã quy định cụ thể về biển báo "bắt đầu khu đông dân cư" [R.420] và biển báo "hết khu đông dân cư" [R.421].

Tài xế để ý kỹ những quy định mới này sẽ hạn chế tối đa nhầm lẫn và tránh vô tình đi quá tốc độ.

Quy chuẩn 41/2019 mục 38.3 quy định cụ thể như sau: Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh đi qua các nút giao [trừ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào cơ quan, đơn vị; hoặc khu đất lân cận mà phương tiện chỉ có thể ra, vào khu đất bằng một lối đi chung], biển hiệu lệnh phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh, trừ các biển R.420, R.421, các biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực và các trường hợp có quy định riêng.

Chấp hành biển báo bắt đầu khu đông dân cư như thế nào?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT [Tổng cục Đường bộ VN] cho biết, R.420 - biển báo bắt đầu khu đông dân cư có hiệu lực từ vị trí đặt biển đối với tất cả các tuyến đường trong khu đông dân cư đến vị trí đặt biển báo hết khu đông dân cư [R.421].

Cũng theo ông Lăng, nội dung này được quy định rõ tại các văn bản liên quan.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ khẳng định biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển 421.

Mục D.17 Phụ lục D Quy chuẩn 41:2019 cũng nêu rõ: “Biển báo số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển báo số R.421”.

"Do trong đô thị có rất nhiều nút giao, không thể mỗi nút giao lại đặt biển nhắc lại nên người tham gia giao thông khi gặp biển R.420 phải chú ý tuân thủ tốc độ cho phép trong khu đông dân cư và chỉ khi nào nhìn thấy biển R.421 thì biển R.420 mới hết hiệu lực, lúc đó mới có thể tăng tốc”, ông Lăng khẳng định.

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc] là:

Các lái xe thường xuyên phải đi trên những chặng đường dài thì sẽ luôn phải để ý đến các biển cảnh báo. Tuy nhiên, đôi khi các lái xe lại sơ sót, không nhìn thấy biển cảnh báo tốc độ hoặc biển báo khu đông dân cư, ví dụ trong trường hợp đi từ các ngã rẽ ra đường chính.

Do đó, có một mẹo nhỏ để các lái xe có thể dễ dàng nhận biết khoảng tốc độ có thể được phép di chuyển trong trường hợp không thấy có biển báo tốc độ và biển báo khu đông dân cư.

Ảnh minh hoạ. [Ảnh: VOV]

Cụ thể, các lái xe có thể quan sát kích thước của vạch kẻ đường 2.1 được sử dụng trên đoạn đường mà mình đang di chuyển. Nếu độ dài vạch kẻ đường ngắn thì không thể đi quá 50 km/h. Nếu đoạn đường cho đi tốc độ càng cao thì độ dài vạch kẻ đường 2.1 sẽ càng dài.

Theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ đã ghi rõ rằng: "Vạch 2.1 là vạch đơn, đứt nét, màu trắng. Bề rộng nét vẽ b = 15cm, chiều dài đoạn nét liền L1 = [1 m - 3 m]; chiều dài đoạn nét đứt [3 m - 9 m]; tỷ lệ L1/L2 = 1:3. Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn. Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy [ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ]."

Như vậy, các lái xe có thể dễ dàng ước lượng được tốc độ tối đa của đoạn đường mà mình đi qua chỉ bằng cách quan sát vạch kẻ đường, từ đó điều chỉnh tốc độ phù hợp cho đến khi gặp biển báo tốc độ hoặc biển báo khu vực đông dân cư để xác định chính xác được tốc độ được phép di chuyển của mình.

Chủ Đề