Bị trật khớp phải làm sao

Trật khớp bàn chân thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hay do chơi thể thao. Tuy chỉ là chấn thương nhỏ nhưng nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số kỹ năng khi xử lý chấn thương sẽ giúp ích cho bạn.

Nhận biết dấu hiệu của trật khớp bàn chân

- Biến dạng khớp bàn chân.

- Phần mềm xung quanh vùng tổn thương có dấu hiệu sưng tấy và bầm tím.

- Bệnh nhân cảm thấy đau nhói.

- Bàn chân không thể cử động như bình thường.

- Có cảm giác tê như kiến bò ở các chi của bàn chân.

Trật khớp bàn chân khiến bàn chân sưng tấy, gây đau đớn cho người bệnh

Một số sai lầm thường mắc phải khi xử lý chấn thương

Xem trật khớp là chấn thương nhẹ, có thể tự khỏi

Nhiều người cho rằng trật khớp bàn chân là những tổn thương nhẹ, có thể tự khỏi mà không cần thiết phải đến cơ sở y tế. Tuy nhiên trên thực tế, khi cơ thể con người có bất kỳ chấn thương dù nhỏ hay lớn cũng cần điều trị kịp thời và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc chần chừ trong quá trình chữa bệnh hoặc xử lý sai cách dễ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Trật khớp ở mức độ nhẹ cũng cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để không gây ra các biến chứng

Dùng dầu nóng, rượu ngâm để xoa bóp bàn chân bị trật khớp

Dùng dầu nóng, rượu ngâm xoa vào bàn chân bị trật khớp có thể dẫn đến hệ quả khôn lường vì nó sẽ làm nóng vùng tổn thương, gây chảy máu mạnh hơn, dẫn tới nguy cơ teo cứng khớp.

Dùng thuốc lá dân gian đắp vào vùng chấn thương

Đây là một phương thức chữa bệnh dân gian chưa qua kiểm chứng. Vậy nên nó có thể để lại biến chứng nặng nề nếu không phù hợp với cơ địa bệnh nhân. 

Sơ cứu đúng cách khi bị trật khớp bàn chân

Thứ nhất, hạn chế việc di chuyển, để cho bàn chân được nghỉ ngơi. Khi bị trật khớp bàn chân, bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc đi lại hoặc có thể hỗ trợ đi lại bằng nạng, có người hỗ trợ. Trường hợp trật khớp nặng hơn cần để bàn chân ở tư thế nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động.

Thứ hai, sử dụng túi chườm lạnh kịp thời ngay sau khi bị trật khớp hoặc sau chấn thương càng sớm càng tốt. Túi chườm lạnh sẽ làm giảm sưng tấy, giúp bệnh nhân thấy đỡ đau và dễ chịu hơn. Thời gian chườm lạnh khoảng 15-20 phút/ 1 lần, mỗi ngày 4-8 lần trong vòng 48 giờ đầu hoặc đến khi bệnh nhân cảm thấy đỡ đau nhức, sưng nề.

Thứ ba, cố định khớp. Không nên tự ý chỉnh lại vị trí trật khớp mà cần giữ cố định vùng khớp đó bằng cách dùng nẹp. Bạn có thể làm nẹp từ thanh gỗ hoặc các dụng cụ chắn chắc khác, sau đó dùng băng hoặc dây vải để cố định nẹp.

Các phương pháp điều trị chấn thương

Dùng thuốc

Đối với những trường hợp trật khớp nhẹ và vừa, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc và tự chăm sóc tại nhà. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…

Nắn chỉnh khớp

Bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh đầu xương của khớp bàn chân bị trật về đúng vị trí của nó. Trong quá trình nắn chỉnh, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê tại chỗ, gây tê bàn chân hay gây mê cho bệnh nhân.

Bất động khớp

Sau khi nắn chỉnh khớp, các bác sĩ có thể bất động khớp bị trật bằng cách bó bột. Thời gian bó bột tùy thuộc vào mức độ tổn thương vùng khớp và phần mềm xung quanh.

Bó bột giúp cố định phần khớp và không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác

Phẫu thuật

Chỉ áp dụng đối với trường hợp trật khớp nặng, phức tạp, có tổn thương mạch máu hoặc không thể nắn chỉnh được thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật

Phục hồi chức năng

Ngay sau khi phẫu thuật hoặc tháo bột, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để ngăn ngừa biến chứng sau này. Một số bài tập được áp dụng gồm: Massage quanh vùng chấn thương; tập gập mu bàn chân; tập đạp xe đạp,… Bệnh nhân thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, cường độ nhẹ đến nặng. 

Trật khớp bàn chân là một tổn thương nghiêm trọng, không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu chấn thương, bệnh nhân cần liên hệ cơ sở y tế để được tiến hành chẩn đoán và điều trị. Phòng khám La Văn Lường với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại là một trong những phòng khám uy tín trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Gọi ngay qua số Hotline 0898 12 14 16 – 0907 567 567 hoặc truy cập website    //phongkhamlavanluong.vn/

Trật khớp cổ chân là chấn thương dễ gặp thường ngày, triệu chứng của bệnh thông thường chỉ đau nhưng nếu không được xử trí đúng cách bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Vậy trật khớp cổ chân phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trật khớp cổ chân là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi trật khớp cổ chân phải làm sao, bạn cần biết trật khớp cổ chân là gì và nguyên nhân do đâu.

Trật khớp cổ chân là hiện tượng khớp 2 khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị trí như ban đầu. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao. Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… là những nguyên nhân thường gặp. Từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.

Trật khớp cổ chân gây đau, sưng tím khớp cổ chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động, phải làm sao?

2. Trật khớp cổ chân phải làm sao?

Trật khớp thường không có biểu hiện chi tiết nhưng gây cảm giác đau ở vùng khớp cổ chân. Có thể phân biệt giữa trật khớp và bong gân ở chỗ khi bạn bị trật khớp thì khong thể cử động được cổ chân còn bong gân thì bạn có thể cử động nhẹ. Vậy khi bị trật khớp, mọi người nên làm gì?

Bạn nên làm những việc dưới đây:

– Hạn chế vận động: Việc đi lại sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị trật khớp chân, người bệnh cần nhanh chóng cố định chân, không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng.

– Giảm đau: Người bệnh có thể dùng đá chườm lên vết thương bị trật khớp để giảm đau tuy nhiên cần dùng miếng vải để lót đá chườm không chườm trực tiếp gây bỏng lạnh. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không được chườm nóng để tránh sưng, phù nề.

– Cố định: Sử dụng băng/nẹp vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương.

– Năng cao chân: Nằm và kê cao chân trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Không kê quá cao vì sẽ làm ảnh hưởng đến lưu thông máu ở bàn chân.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phải làm như thế nào khi trật khớp cổ chân

3. Chẩn đoán và điều trị trật khớp cổ chân như thế nào?

Khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, MRI,… nếu cần để biết được trật khớp cổ chân phải làm sao trong từng trường hợp.

Hầu hết tình trạng trật khớp chân có thể cải thiện với phương pháp không phẫu thuật. Đó là một trong các biện pháp sau:
– Sử dụng nạng và nẹp nếu bạn cảm thấy khó đi bộ;
– Sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ cho mắt cá chân bị thương của bạn ổn định;
– Vật lý trị liệu có thể sử dụng sau khi sưng phù đã giảm, giúp phục hồi chức năng;
– Sử dụng băng dán cơ để loại bỏ các chỗ sưng/bầm tím và giảm đau.

Trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn hoặc sưng phù nặng sau khi điều trị thì các phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc sử dụng.

Để được khám và điều trị quả bệnh cơ xương khớp, bạn nên chọn các cơ sở y tế được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp X quang, máy siêu âm tiên tiến…cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Chủ Đề