Bất cập trong giáo dục đại học Việt Nam

Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố quan trọng và thiết yếu trong việc phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không chỉ riêng đất nước Việt Nam chúng ta, tất cả đều lấy giáo dục làm hàng đầu để phát triển đất nước. Giáo dục là điều kiện tiên quyết giúp quyết định nền kinh tế của đất nước có phát triển hay không, xã hội đó có ổn định hay không, đất nước đó có nhiều nhân tài để phục vụ hay không. Chính vì vậy giáo dục hiện nay đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng đồng thời những vấn đề bất cập trong giáo dục hiện nay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại.

Sau đây là những vấn đề bất cập trong giáo dục hiện nay

Đầu tư tràn lan nhưng không hiệu quả

Mỗi năm ngành giáo dục được đầu tư khá nhiều, nhưng so với số tiền đầu tư đã tiêu thì hiệu quả không đạt được như mong muốn. Nếu chúng ta vẫn luôn muốn hướng đến một nền giáo dục hiện đại và bắt kịp với nền giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Chúng ta đầu tư xây dựng nhiều trường học, cùng với cải cách sách vở, công cụ học tập… một cách tràn lan.

Ngành Giáo dục Việt Nam ngày càng có nhiều khó khăn

Điều quan trọng là với những chính sách cải cách giáo dục được đưa ra rất bài bản nhưng đến khi thực hiện đều làm chưa tới. Chính vì vậy mà không mang lại hiệu quả, việc đầu tư xây dựng nhiều trường tư thục để thu hút học sinh nhưng lại quên mất cần chú trọng chất lượng, còn với cải cách sách giáo khoa thì lại có nhiều bất cập hơn, đầu tư trang thiết bị dạy và học cho giáo viên học sinh nhưng chất lượng học tập lại thấp, tình trạng gian lận thi cử thì vẫn xảy ra liên tục…

Mất cân bằng giữa cung và cầu

Hiện nay, hầu như đối với các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, thậm chí là cả đại học vẫn xảy ra các trường hợp bị quá tải hoặc là thiếu trầm trọng học sinh, sinh viên. Vậy nguyên nhân này là do đâu? Đó là vì sự đầu tư giáo dục không đồng đều dẫn theo hệ quả mất cân đối giữa cung và cầu. Một số khu vực tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa thì số lượng trường học quá ít nên rất nhiều trẻ em không được đến trường. Đối với các khu vực khác thì lại có quá nhiều trường học tư thục mọc lên dẫn đến việc kén chọn.

Vấn đề này ở bậc giáo dục đại học, cao đẳng, khi số lượng trường học và chất lượng giảng dạy không song hành cùng nhau đã khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Sinh viên chạy theo xu hướng, chỉ học cho bằng bạn bằng bè hoặc ùa theo những ngành nghề dễ kiếm việc, thu nhập cao trước mắt mà chưa có cái nhìn xa. Dẫn đến việc mất kiểm soát và định hướng nghề nghiệp không hiệu quả, có thể sau quãng thời gian theo học đến khi bạn ra trường, xu hướng nghề bạn chọn bị thừa hoặc nó không còn là ngành hót của xã hội thì thất nghiệp là điều tất yếu.

Phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả

Cần có kế hoạch nâng cao chất lượng ngành giáo dục

Ở bậc tiểu học và phổ thông thì lượng kiến thức cho học sinh đang bị quá tải, trong khi đó đang bị thiên về kiến thức lý thuyết mà chưa có áp dụng thực tế. Học sinh mất nhiều thời gian vào việc soạn bài, học thuộc lòng và làm bài tập mà dẫn đến không có không có thời gian vui chơi giải trí. Thầy cô và phụ huynh tập trung quá nhiều vào các môn học như Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh mà xem nhẹ các môn phụ đã dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Quan trọng là giáo dục nước ta vẫn còn quá xem trọng điểm số và thành tích đã dẫn đến tình trạng gian lận thi cử. 

Trên đây chỉ là một trong số những vấn đề bất cập mà nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang gặp phải và cần có những biện pháp để cải thiện càng sớm càng tốt. 

Nguyên nhân và giải pháp để giải quyết những vấn đề bất cập trong giáo dục hiện nay

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cần cải tiến đổi mới, phải được cập nhập hằng năm, kết nối lý thuyết với thực tế, đưa các buổi ngoại khóa để học sinh có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài một cách trực tiếp nhất. Các môn học cần được phân bố lượng thời gian một cách hợp lý, lượng kiến thức lý thuyết 30% và thực hành 70%

Chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào rất quan trọng, nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng còn quá thấp, khiến chất lượng học tập tiếp thu của sinh viên còn chưa tốt. Đa số học sinh vẫn còn học tập một cách thụ động, thiếu đóng góp cho bài học của giảng viên.

Vậy cần phải nâng cao mức đầu vào của sinh viên, để có thể có được chất lượng tốt, với những sinh viên có tư duy khoa học, sáng tạo cao, học một cách chủ động thì chất lượng đầu ra của trường đó sẽ được cải thiện rõ rệt

Phương pháp giảng dạy

Chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng được nâng cao. Thế nhưng phương pháp giảng dạy của các thầy cô vẫn đang còn mang tính thuyết giảng, làm cho học sinh sinh viên tiếp thu được một cách thụ động, chưa  có hướng để cho học sinh tự mày mò, và tìm hiểu được.

Mặc khác các phương tiện giảng dạy hiện nay vẫn đang còn hạn chế nên các thầy cô chưa có thể truyền tải hết nội dung của bài học cho học sinh được.

Trên đây là những vấn đề bất cập trong giáo dục hiện nay, nó cũng cho chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề đặt ra cho nền giáo dục hiện nay. Và cần phải có những giải pháp và hướng đi đúng đắn để giải quyết được vấn đề này.

Chính sách giáo dục thể hiện qua việc đầu tư cho toàn ngành Giáo dục đã được đề cập trong bài “Quốc sách hàng đầu”, chủ trương, chính sách và thực hiện” đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 28-29/09/2020. [1], [2]

Với giáo dục đại học, bài viết này chỉ giới hạn ở hai vấn đề: [i] Nguồn nhân lực và cơ chế tài chính đầu tư cho giáo dục đại học; [ii] Vấn đề tự chủ đại học và cơ chế “chủ quản” với các cơ sở giáo dục đại học.

Ảnh minh họa: Ảnh trên giaoduc.net.vn

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Về nguồn nhân lực:

Lực lượng lao động trong giáo dục đại học bao gồm nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ.

Một thống kê gần đây cho biết, Việt Nam có khoảng 1.600 giáo sư, hơn 10.000 phó giáo sư nhưng chỉ có khoảng 25% là còn nghiên cứu. Đặc biệt chỉ có khoảng 200-300 giáo sư đang làm việc hoặc nghiên cứu. [3]

Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có 73 Giáo sư, 366 Phó Giáo sư 1.355 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 400 Giáo sư và Phó Giáo sư, 1300 Tiến sĩ, trong đó Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có 4 Giáo sư [riêng khối ngành “Giáo dục học” không có giáo sư nào]. [4] Đại học Bách Khoa có 9 Giáo sư [5]. Đại học Khoa học Tự nhiên không công bố số liệu đội ngũ giảng viên…

Đại học Bách khoa Hà Nội có 24 Giáo sư, 235 Phó Giáo sư, 765 Tiến sĩ

Đại học Đà Nẵng có 11 Giáo sư, 107 Phó Giáo sư, 463 Tiến sĩ.

Đại học Kinh tế quốc dân có 15 Giáo sư, 115 Phó Giáo sư.

Không ít cơ sở giáo dục đại học không có một giáo sư cơ hữu nào không chỉ tìm thấy trong khối trường tư thục mà cả đại học công lập và vì thế trong mục “Ba công khai” không ít trường cố đưa vào danh sách nhà giáo vài “Giáo sư thỉnh giảng” hoặc cố tình không công bố đội ngũ giảng viên cơ hữu.

Nhiều ý kiến cho rằng giáo sư, phó giáo sư là nhà giáo có trình độ cao nhất thuộc một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Nếu không còn đào tạo hay giảng dạy, họ nên dành chức danh cho người khác và nếu không đủ sức tham gia đào tạo, nghiên cứu họ nên trả lại chức danh đã được phong. Giáo sư chỉ làm công tác quản lý, không làm đúng nghề giảng dạy, đào tạo, sẽ rất lãng phí và vô nghĩa. [6]

Những gì nêu trên khẳng định đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư hiện tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học là rất khiêm tốn.

Về nguồn lực tài chính:

a. Nhận thức về xây dựng pháp luật

Ngân sách dành cho giáo dục được gọi là “đầu tư phát triển” và phải được ưu tiên theo Nghị quyết 29-NQ/TW [Nghị quyết 29] và Luật Giáo dục 2019. Tuy nhiên có một sự không đồng bộ giữa Nghị quyết của Đảng và Luật Giáo dục. Điều 96: “Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục”:

“1. Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học.

3. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách giáo dục được giao và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”.

Đọc toàn bộ khoản 2 Điều 96 dễ nhận thấy là luật không đề cập đến đầu tư cho giáo dục đại học mà tập trung chú ý đến giáo dục tại các địa phương, các vùng miền có khó khăn thuộc khối giáo dục phổ thông. Bộ luật quan trọng nhất về giáo dục không đề cập vấn đề tài chính cho giáo dục đại học liệu có phải là thiếu sót do soạn thảo luật hay do nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục đại học nên coi việc đầu tư cho giáo dục đại học chỉ thuộc “xã hội hóa”?.

b. Thể chế hóa đường lối của Đảng.

Nghị quyết 29-NQ/TW ghi cụ thể:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.

Đây là một chủ trương mới, rất khoa học mà Trung ương đưa ra, như vậy cần phải hiểu tiền ngân sách dành cho giáo dục là “đầu tư” chứ không phải là các khoản “kinh phí” hay “trợ cấp”.

Lâu nay, không ít người/cơ quan vẫn cho rằng nguồn ngân sách dành cho giáo dục là “kinh phí” nghĩa là nhà nước chi ra và không thu hồi được gì. Hiểu đúng tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết 29 thì phải là “Đầu tư cho giáo dục” và do đó biết đầu tư sẽ thu được lãi, sai lầm trong đầu tư có thể mất cả gốc lẫn lãi.

Có cảm giác không chỉ những người thực hiện từ trung ương xuống địa phương mà một số người hoạch định chính sách vẫn cho rằng “kinh phí” dành cho giáo dục đang là gánh nặng ngân sách và do đó, giảm được chừng nào hay chừng ấy! Phải chăng nhận thức này dẫn tới tình trạng việc thể chế hóa đường lối của Đảng mới chỉ ở tầm “kinh phí” chứ chưa đạt đến tầm “Đầu tư cho giáo dục”?

Theo quy định tại Nghị quyết 29 và Luật Giáo dục, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải đạt “tối thiểu 20% tổng chi ngân sách quốc gia”. Trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách không nhiều người hồi cứu về thực trạng đầu tư tài chính cho giáo dục Việt Nam hiện nay, chẳng hạn:

“Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP” [7]. Dựa vào các số liệu trong [1], [2], bình quân tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trong vòng 10 năm qua là 15,05%, tính trên GDP thì tỷ lệ này khoảng 3,7%.

Tài liệu “Education at a Glance 2017” [Tổng quan về giáo dục năm 2017] của OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế] đã đưa ra nhiều vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo [8].

Trong các chỉ số nhóm B “Financial and Human Resources Invested In Education” [Nguồn tài chính và nhân lực đầu tư cho giáo dục], chỉ số B2 “ What proportion of national wealth is spent on educational institutions?” [Nguồn lực quốc gia chi cho các cơ sở giáo dục là bao nhiêu?] cho thấy tỷ lệ dành cho giáo dục tính trên GDP của Anh Quốc là 6,6%; Đan Mạch là 6,5%; New Zealand là 6,4%, Hàn quốc là 6,3%; Mỹ, Na Uy, Canada đều là là 6,2%; đứng cuối bảng là Luxembourg 3,6% và Indonexia với 3,4%. [xem hình 1].

Hình 1: Chi tiêu cho giáo dục của một số quốc gia theo OECD

[Public expenditure on education isntitutions: Chi tiêu công cho các cơ sở giáo dục

Private expenditure on education isntitutions: Chi tiêu tư cho các cơ sở giáo dục

Total expenditure on education isntitutions: Tổng chi tiêu cho giáo dục]

Nếu chi cho giáo dục của Việt Nam đạt 5% GDP như một số tài liệu khẳng định thì không có gì phải bàn luận, tuy nhiên với con số đầu tư 3,7% GDP thì đúng là Việt Nam nằm trong nhóm đầu tư thấp nhất cho giáo dục. Con số còn thấp hơn nếu xét riêng giáo dục sau phổ thông [Giáo dục nghề nghiệp, Cao đẳng, Đại học, sau đại học], đặc biệt là giáo dục đại học.

“Kể từ khi Chính phủ ban hành nghị quyết 14/2005/NQ-CP năm 2005 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, một loạt chương trình, chính sách cụ thể đã được triển khai. Nhưng nhìn lại quá trình này, các cải cách giáo dục đại học gắn liền với cải cách tài chính dường như ít được quan tâm nhất”. [9]. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2019 cho biết nhà nước chỉ dành cho giáo dục đại học 0,33% GDP nghĩa là chưa bằng 1/10 tổng ngân sách chi cho toàn ngành Giáo dục.

Để tìm hiểu chính sách mà các nước dành cho giáo dục sau phổ thông [đào tạo nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học] có thể tham khảo chỉ số B2.2 trong tài liệu [8]:

B2.2 “Public and private expenditure on educational institutions as a percentage of GDP by level of education” [Tỷ lệ phần trăm GDP chi tiêu công và tư cho các cơ sở giáo dục theo theo cấp học].

Hình 2: Nguồn lực quốc gia đầu tư cho giáo dục tính trên GDP theo OECD

[Biểu đồ phía trên là phần đầu tư cho giáo dục phổ thông; Biểu đồ phía dưới là phần đầu tư cho giáo dục sau phổ thông. Trong mỗi cột biểu đồ, phần màu xanh là đầu tư công, phần màu trắng là đầu tư của tư nhân].

Theo thống kê của OECD, với giáo sau phổ thông [Tertiary Education] có năm nước đầu tư công cho giáo dục đại học đạt khoảng 1,5% GDP là Phần Lan, Úc, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, phần lớn các nước còn lại đầu tư xấp xỉ 1% GDP. [hình 2].

Ngân sách đầu tư cho giáo dục sau phổ thông của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 thế giới, vậy đó có phải là “đầu tư phát triển”?

Việt Nam có quy mô kinh tế nhỏ so với các nước phát triển, dân số lại gần 100 triệu người nên bình quân chi cho người học thấp hơn rất nhiều so với thế giới.

Suất đầu tư cho sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam:

Một nghiên cứu cho thấy năm 2009 suất đầu tư cho một sinh viên tại Việt Nam khoảng 9,24 triệu đồng/năm, đến năm 2017, con số này là 16,2 triệu đồng trong khi nhu cầu thực tế cho thấy con số phải là 37-79 triệu đồng. [10]. Tạm chấp nhận số liệu của năm 2017 thì suất đầu tư cho một sinh viên Việt Nam trong một năm xấp xỉ 700 USD.

Một thống kê trên Baoquocte.vn cho thấy chi phí bình quân cho một sinh viên tại Hoa Kỳ là 19.000 USD; Australia 17.000 USD; Anh 15.000 USD; Hà Lan 12.000 USD; Singapore 9.000 USD; Nhật 5.000 USD; Malaysia 4.000 USD; Trung Quốc 3.500 USD; Thái Lan 2.500 USD. [11]

Theo thứ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, chi cho giáo dục đại học [GDĐH] vào khoảng 10% tổng chi ngân sách cho toàn ngành Giáo dục. Từ số liệu tính toán trong [1], [2] chúng ta có bảng kê suất đầu tư cho sinh viên như sau:

Năm

Chi cho giáo dục đại học [tỷ đồng]

Tổng số sinh viên

Suất đầu tư/sinh viên [đồng]

Nguồn dữ liệu

2010

7.820,6

2.162.100

3.617.131

[13]

2011

9.936,9

2.162.106

4.595.935

[14]

2012

13.592,0

2.205.313

6.160.000

[15]

2013

15.560,4

2.177.299

7.146.652

[16]

2014

17.477,7

2.363.900

7.393.586

Bộ GDĐT

2015

22.952,9

1.753.574

13.089.210

Bộ GDĐT

2016

23.492,4

1.767.879

13.288.466

Bộ GDĐT

2017

24.814,8

1.767.025

14.043.264

Bộ GDĐT

2018

22.186,0

1.526.111

14.537.605

Bộ GDĐT

2019

22.915,2

1.526.111

15.015.421

Tờ gấp giáo dục

Suất đầu tư công cho mỗi sinh viên từ năm 2010 đến năm 2019

[Số lượng sinh viên được tra cứu trong các tài liệu liệt kê trong cột Nguồn dữ liệu]

Mặc dù suất đầu tư cho mỗi sinh viên sau 10 năm đã tăng gấp gần 5 lần song con số này thực sự quá nhỏ nhoi so với thế giới.

Báo Nhandan.com.vn trong bài: “Người dân đã đóng góp quá nhiều cho giáo dục” cho biết: “Đóng góp [đầu tư] của dân cho giáo dục là rất lớn, khoảng 2 tỷ USD. Chi tiêu cho giáo dục của nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng, ước tính 2 tỷ USD”. [12].

Số liệu nêu trên là thống kê vào năm 2005, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2020 đến năm 2025 mức học phí sẽ tăng 12,5% hàng năm và do đó gánh nặng học phí sẽ ngày càng nặng nề hơn với người lao động có con em học bậc đại học.

Để giải quyết khó khăn về nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tăng học phí bậc đại học chỉ là cách giải quyết theo kiểu ăn sổi. Một chính sách đồng bộ từ mầm non đến đại học cần được hoạch định ngay từ bây giờ, theo đó Nhà nước cần bảo đảm đầu tư toàn diện cho mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, xác định ba bậc học này là giáo dục bắt buộc.

Bên cạnh đó cớ cơ chính sách đầu tư phù hợp cho bậc trung học phổ thông và đại học; đầu tư trọng điểm cho một số cơ sở giáo dục đại học với mục đích đào tạo nhân tài và một số ngành nghề liên quan đến an ninh, quốc phòng, còn lại dành cho xã hội hóa. [còn nữa]

Tài liệu tham khảo:

[1] //giaoduc.net.vn/goc-nhin/quoc-sach-hang-dau-chu-truong-chinh-sach-va-thuc-hien-ky-1-post212615.gd

[2] //giaoduc.net.vn/goc-nhin/quoc-sach-hang-dau-chu-truong-chinh-sach-va-thuc-hien-ky-2-post212616.gd

[3] //laodong.vn/giao-duc/ca-nuoc-co-1600-giao-su-nhung-chi-co-hon-200-nguoi-con-dang-nghien-cuu-606745.ldo

[4] //hcmussh.edu.vn/img/3congkhai/bieumau20.pdf

[5] //drive.google.com/file/d/0B4wsSbPxME50SUQyRHVrSUJpQXc/view

[6] //tapchimattran.vn/thuc-tien/gstskh-pham-tat-dong-se-tra-lai-chuc-danh-gs-khi-khong-con-dao-tao-nghien-cuu-khoa-hoc-11473.html

[7] //tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/dau-tu-cua-nha-nuoc-cho-giao-duc-dao-tao-thuc-trang-va-mot-so-de-xuat-130918.html

[8] //cuoituan.tuoitre.vn/tin/20200717/bai-toan-tai-chinh-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-trong-ca-vao-hoc-phi/1561728.html

[9] //www.oecd-ilibrary.org/education/education-at-a-glance-2017_eag-2017-en

[10] //thanhnien.vn/giao-duc/dau-tu-cho-dai-hoc-qua-thap-994335.html

[11] //baoquocte.vn/ngan-sach-cho-giao-duc-con-nhieu-bat-cap-81691.html

[12] //nhandan.com.vn/khoa-hoc/nguoi-dan-da-dong-gop-qua-nhieu-cho-giao-duc-423097/

TS. Đặng Văn Định, TS. Dương Xuân Thành - Ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách, Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề