Bao nhiêu ngày kể từ ngày 26/9/2007

Kể từ khi có sự xuất hiện của bệnh tay chân miệng [TCM] cùng "kẻ đồng hành" mang cái tên Enterouvirus 71 [EV71] thì nó đã thực sự trở thành một sát thủ. Trong thống kê của 72 loại siêu vi trùng đường ruột - Enterouvirus thì EV71 không chỉ gây ra cái chết cho bệnh nhi nhanh chóng mà cái khó là chưa có vaccin ngừa. Thậm chí trong giáo trình của các trường y hiện còn chưa được nhắc tới nó. Bởi vậy mà khi đối mặt với EV71, bất kỳ bác sỹ nào cũng phải tự dặn lòng mình phải tỉnh táo từng giây phút bởi chỉ cần sơ sểnh 1 ly thần chết sẽ cướp mất đứa trẻ ngay trên tay họ

Tay - chân - miệng và "sát thủ" mang tên EV71

Bác sỹ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng I TP tâm sự: "Căn bệnh TCM do siêu vi trùng đường ruột EV71 gây ra sẽ có một tốc độ lây lan và mức độ tàn phá cơ thể đứa trẻ rất kinh khủng.

Bác sĩ Khanh kể, có những đứa trẻ cách đó 3 ngày còn nói cười, chơi ngoan là thế mà chỉ sau 1 ngày khi có dấu hiệu biến chứng thần kinh do EV71 gây ra khiến cho đứa bé nhanh chóng rơi vào cơn li bì, hôn mê sâu và ra đi chỉ trong vòng 2 ngày.

Có bà mẹ đã ân hận cả đời chỉ vì khi phát hiện bệnh con vào đúng lúc ban đêm nhưng do nghĩ đơn giản con chỉ sốt nhẹ, tiêu chảy tí xíu đợi trời sáng tới gặp bác sĩ. Chính cái sự nghi ngại ấy đã giúp loại siêu vi trùng EV71 cướp mất đứa con yêu quý của họ. Vì chỉ sau 1 đêm EV71 đã tấn công lên não, lên màng tim đứa trẻ, quá 12 giờ mọi cấp cứu là vô vọng.

Căn bệnh nguy hiểm này từ đầu năm tới nay đã cướp đi mạng sống của 6 đứa trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi 3-4. Chủ yếu là trẻ đang đi học ở trường mầm non. 20 ngày đầu tháng 9/2007 diễn tiến cho thấy TCM đang rộ lên ở phía Nam với số ca mắc nhiều ở khu vực các quận nội thành. Điển hình như các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú, quận 8 và quận 6.

Các bác sỹ khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I TP Hồ Chí Minh phát "nóng ruột" khi mà hàng ngày chứng kiến và phát hiện số trẻ mắc TCM ngày càng gia tăng liên tục từ đầu tháng 9 tới nay. Mỗi ngày trung bình từ 40-50 ca. Trong số 213 trẻ đang nằm điều trị nội trú ở khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng II thì 114 ca là TCM. 12/114 ca này đã có dấu hiệu biến chứng thần kinh đang được theo dõi nghiêm ngặt. Thế mà trong tuần qua họ vẫn phải bó tay bất lực với 2 ca do thân nhân đưa tới khi bệnh trẻ diễn tiến đã quá nặng Nếu như 20 ngày đầu tháng 9-2006 toàn TP chỉ có 231 ca mắc TCM thì 20 ngày đầu tháng 9-2007 đã có 412 ca mắc. Như vậy số ca mắc đã tăng gấp đôi.

Tử vong nếu chủ quan với 10%

4 tỷ đồng/năm là con số chi phí dùng để điều trị cho những bệnh nhi mắc bệnh TCM biến chứng lên thần kinh tại Bệnh viện Nhi đồng I trong 1 năm. Số này chỉ chiếm khoảng 10% trong số các ca TCM tại đây.

Một đứa trẻ khi mắc bệnh TCM với một loạt triệu chứng điển hình như: lở miệng, nướu, vòm họng. Sớm hơn có những bóng nước. Lúc này trẻ bị đau khóc, quấy nhưng thường ít được quan tâm do cha mẹ chỉ thấy con hâm hấp sốt, tăng tiết nước bọt. Bệnh phát triển nhiều hơn với những dấu bóng nước xuất hiện dày trên da, cộm hoặc ẩn dưới da ở những vùng điển hình: tay, chân, mông, gối. Vài ngày sau những triệu chứng này tự hết từ 5-7 ngày.

Chính vì yếu tố này mà khiến nhiều phụ huynh chủ quan. Thế nhưng những biến chứng sẽ nhanh chóng trỗi dậy khi chính xác đứa trẻ bị nhiễm EV71 với những triệu chứng: khó ngủ, bứt rứt, run chi, giật mình, da nổi bông, chân yếu đi loạng choạng. Theo bác sĩ Khanh, tới lúc này thì người thầy thuốc đã phải tranh thủ từng giờ từng phút mới cứu được mạng sống cho trẻ vì diễn tiến bệnh nhanh đến sửng sốt. Nhưng phát hiện được ca mắc TCM biến chứng lên thần kinh trong hàng ngàn ca mắc lại không dễ. Các xét nghiệm chỉ giúp xác định mức độ trầm trọng của bệnh. Chỉ có 3% là mắc bệnh này trong nhà trẻ nhưng có thể lây rất xa khi trẻ bị bệnh ho, nói chuyện, thậm chí khóc cũng trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm trong cùng lớp mẫu giáo.

Tiêu diệt loại vi khuẩn này cũng không dễ. Nó chỉ bị rửa trôi dưới vòi nước trực tiếp hoặc bị tiêu diệt bởi 1 loại sát trùng y khoa đặc hiệu. Nó có thể bám vào mặt bàn, sàn nhà nơi lũ trẻ nằm chơi, đồ chơi và lây cho trẻ khác. Siêu vi trùng từ đó vào miệng di chuyển vào đường tiêu hóa. Từ trẻ có thể lây qua bàn tay cô giữ trẻ do không được vệ sinh kỹ khi thay tã, giặt đồ cho trẻ Cô giáo vô tình trở thành vật trung gian lây lan căn bệnh cho chính lũ trẻ của mình.

Có không ít lần Khoa nhiễm -thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I tiếp nhận liền một lúc 3-4 đứa trẻ đều là chị em ruột và là bà con trong cùng một nhà. Có trường hợp cả 2 chị em ruột đều bị biến chứng thần kinh như trường hợp cháu K.O và cháu K.Tr [ngụ TP Hồ Chí Minh] vào tháng 5/2007.

Việc chữa chạy là vô cùng tốn kém. Chỉ 1 đợt điều trị cho 1 trẻ nặng 10kg mắc TCM bác sỹ phải dùng tới 8 lọ thuốc đặc hiệu với chi phí 2,5 triệu đồng/lọ. Riêng từ năm 2002 tới nay, tại BVNĐ I mỗi năm riêng chi phí chữa cho trẻ bị TCM lên tới 4 tỷ đồng.. .

Trước tình hình nguy cấp của căn bệnh đang có nguy cơ lây lan rộng, ngày 26/9/2007 Sở GD&ĐT TP và Sở Y tế cùng TTYTDP TP đã có buổi phối hợp tập huấn cho toàn thể trưởng phòng giáo dục 24 quận, huyện và các giáo viên đang giảng dạy tại các trường Mầm non trong TP có qui mô từ 100 trẻ trở lên về việc giám sát cũng như cách xử trí cần thiết nhằm chặn đứng căn bệnh nguy hiểm đang có nguy cơ lây lan trong cộng đồng

Video liên quan

Chủ Đề