Bảo hiểm bảo minh trả nghỉ thai sản bao nhiêu năm 2024

Bạn đang lên kế hoạch sinh con và bạn muốn tiết kiệm chi phí thai sản và hưởng các dịch vụ tốt nhất. Việc sử dụng các gói bảo hiểm thai sản là lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo các quyền lợi sinh nở. Trong Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua dịch vụ bảo hiểm tại Bảo Minh cũng như có nên mua bảo hiểm thai sản của Bảo Minh không nhé.

Gói bảo hiểm thai sản Bảo Minh

Gói bảo hiểm thai sản của Bảo Minh nằm trong gói bảo hiểm sức khỏe do Bảo Minh cung cấp. Với bề dày hơn 22 hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm Bảo Minh đã vươn lên là 1 trong 3 doanh nghiệp bảo hiểm lớn Việt Nam, với tổng doanh thu hàng năm chiếm gần 10% thị phần. Nhờ kết quả đã đạt được, tổ chức xếp hạng doanh nghiệp bảo hiểm A.M Best đã quyết định cấp Chứng chỉ xếp hạng năng lực tài chính B++ cho Bảo Minh.

Với uy tín của mình Bảo Minh nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng trong đó kể đến những khách hàng lớn như Công ty FPT hay các doanh nghiệp nhỏ khác đều tin tưởng sử dụng Bảo Minh trong thời gian dài và coi đây là một trong các lợi điểm khi tuyển dụng nhân tài. Bên cạnh các sản phẩm khác, bảo hiểm thai sản Bảo Minh nằm trong gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cá nhân được chị em ưa chuộng sử dụng

Thời gian chờ bảo hiểm thai sản Bảo Minh

Thời gian chờ là thời gian kể từ lúc hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có hiệu lực đến khi người tham gia được hưởng quyền lợi đó. Thời gian chờ trong bảo hiểm thai sản là khoảng thời gian mà trong đó nếu phát sinh chi phí khám, chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ không được bảo hiểm thanh toán cho chi phí khám, chữa bệnh đó.

Đối với bảo hiểm thai sản Bảo Minh, thời gian chờ là yếu tố bắt buộc mà khách hàng nhất định phải biết trước khi ký hợp đồng bảo hiểm. Vì Bảo Minh không cung cấp gói bảo hiểm thai sản khi đã mang bầu, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm thai sản khách hàng cần phải mua bảo hiểm ngay từ khi lập kế hoạch sinh con. Cụ thể thời gian chờ như sau:

STTRủi ro được bảo hiểmThời gian chờ1Bảo hiểm tai nạnKhông áp dụng2Bệnh tật30 ngày3Sảy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ90 ngày4Sinh đẻ270 ngày5Bệnh đặc biệt1 năm6Bệnh có sẵn1 năm

Đặc biệt trong gói bảo hiểm thai sản Bảo Minh điều mang lại những lợi ích tốt nhất cho khách hàng khi có kế hoạch sinh con là chi phí không quá lớn và đảm bảo quyền lợi trong suốt quá trình mang thai với các dịch vụ tốt nhấ mà không phải lo lắng về tài chính.

Quyền lợi bảo hiểm thai sản Bảo Minh

Quyền lợi bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà khách hàng đăng ký mua. Khách hàng mua bảo hiểm sẽ được hưởng dịch vụ sinh sản chu đáo tại rất nhiều bệnh viện cao cấp, uy tín. Trong đó, điều kiện về bảo hiểm thai sản được thể hiện trong các điều khoản sau:

Bảo hiểm điều trị ngoại trú

Chi phí điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật, thai sản bao gồm:

  • Tiền khám chữa bệnh.
  • Tiền thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chi phí xét nghiệm chuẩn đoán.
  • Các thủ thuật điều trị.
  • Vật lý trị liệu.

Bảo hiểm nội trú

  • Tiền nằm viện, tối đa là 90 ngày/ năm, giới hạn / ngày, bao gồm: Giường bệnh và bữa ăn trong bệnh viện, thuốc điều trị, tiền bác sĩ, chi phí xét nghiệm, vật tư y tế khác.
  • Điều trị, chăm sóc đặc biệt tối đa 30 ngày/ năm, giới hạn/ ngày.
  • Chi phí phẫu thuật, giới hạn/ năm.
  • Phẫu thuật ghép cơ quan cơ thể, giới hạn/ năm.
  • Điều trị trước khi nhập viện [trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện], giới hạn/năm.
  • Điều trị sau khi xuất viện, tối đa 30 ngày/ năm.
  • Chi phí xe cứu thương.
  • Trợ cấp nằm viện, giới hạn/ ngày nằm viện.
  • Chi phí mai táng.

Mức phí:

Đối với phí bảo hiểm sẽ thay đổi theo từng thời kỳ theo chính sách của Bảo Minh và mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên giới hạn gói bảo hiểm nhân với một tỷ lệ nhất định.

Qua bài viết chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Mua Bảo Hiểm Thai Sản Bảo Minh. Bạn nên sử dụng dịch vụ bảo hiểm thai sản để đảm bảo các rủi ro và chi phí khi sinh nở sẽ nằm trong kiểm soát của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu bạn đang có ý định sau:

Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Như vậy, đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ bao gồm lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

* Đối với lao động nữ sinh con:

- Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

- Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

* Đối với lao động nam thì đảm bảo điều kiện là phải đang đóng BHXH và có vợ sinh con.

3. Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2024

3.1. Tiền nghỉ những ngày đi khám thai

* Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

* Mức hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai được tính theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp lao động nữ hưởng chế độ khi khám thai đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ khi khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Từ quy định trên thì công thức tính tiền thai sản khi khám thai như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x [100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24]

3.2. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

* Mức trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

* Theo đó, tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.

Từ quy định trên thì mức trợ cấp một lần khi sinh con = 1.800.000 đồng x 02 = 3.600.000 đồng.

3.3. Tiền thai sản trong thời gian sinh con

* Đối với lao động nữ sinh con:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Ví dụ về trường hợp hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

[VD1] Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 [4 tháng] đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 [2 tháng] đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = [[5.000.000 x 4] + [6.500.000 x 2]]/6 = 5.500.000 [đồng/tháng]

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị C = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.

[VD2] Chị D sinh con ngày 13/5/2017 [thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền], có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 [24 tháng] đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 [4 tháng] đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 [8 tháng], nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghĩ việc = [[7.000.000 x 4] + [8.500.000 x 2]]/6 = 7.500.000 [đồng/tháng]

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

Và số tiền mà chị D được hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con = 7.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 45.000.000 đồng.

* Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà con chết:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con chết theo khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

+ Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá trước và sau khi sinh con là 06 tháng;

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

* Đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con:

** Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con:

- Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

- Mức hưởng chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con đối với lao động nam theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH;

+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản với lao động nam có vợ sinh con trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

Theo đó, công thức tính tiền thai sản như sau:

Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x [100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24]

** Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:

Theo khoản 4, 5, 6, 7 Điều 34 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp lao động nam hưởng chế độ thai sản của vợ như sau:

Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30

Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

4. Tiền dưỡng sức sau sinh

- Thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

+ Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

++ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

++ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

++ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:

Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.800.000

\>>> Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề