Bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho gì

Đất nước ta có truyền thống văn hóa phong phú, với những tập quán tốt đẹp và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. “Bánh chưng bánh giày” là một trong những truyền thuyết gắn liền với truyền thống của dân tộc và lịch sử dựng nước và giữ nước, nói về tục lệ gói bánh chưng bánh giày vào những ngày Tết. Đây là một trong những truyền thuyết thể hiện rất rõ văn hóa của đất nước ta.

Vài nét về tác phẩm

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Không nằm ngoài những đặc trưng của thể loại văn học dân gian, tuy nhiên, đây là một tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa hơn hẳn những tác phẩm khác khi gắn liền với những sự kiện lịch sử có thật của dân tộc, cũng như tinh thần cao cả của người Việt Nam buổi đầu dựng nước.

Ý nghĩa của tác phẩm

* Ca ngợi thành tựu của nông nghiệp những buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước ăn sâu vào trong nếp sống tinh thần của người dân Việt Nam từ thời xa xưa, người dân ta đã xây dựng đất nước bắt đầu từ một nền nông nghiệp có thể nói là nghèo nàn và kém phát triển, song, lại có sự tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, ông cha ta rất coi trọng hạt gạo – lương thực chính của người dân Việt Nam, coi đó là hạt ngọc, tinh hoa của đất trời, ngay trong ca dao cũng có những câu thơ:

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền

Bởi vậy, đa số các tác phẩm thuộc văn học dân gian Việt Nam đều ít nhiều ca ngợi hạt gạo, thứ quà của đất trời đã nuôi dưỡng bao thế hệ. “Bánh chưng bánh giầy” cũng vậy, tác phẩm ca ngợi những thành tựu của nông nghiệp, cụ thể là chăn nuôi, săn bắn và trồng lúa, đặt nó lên trên tất cả các sản vật quý hiếm của thiên nhiên. Đặc biệt, dành sự kính trọng của mình cho hạt gạo, nguyên liệu chính làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dày, hội tụ tinh hoa của đất trời. Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại.

*Thể hiện sự trân trọng của người Việt đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

Bánh chưng bánh dày là sản vật của nông nghiệp, giản dị và không có gì quý hiếm khi đặt cạnh những lễ vật khác, vô cùng quý giá và khó tìm. Song, lại thành công chiếm được sự chú ý của vua Hùng bởi chính cái tâm của người làm ra bánh, với những ý nghĩa sâu xa không phải người con nào cũng nghĩ được. Bánh chưng tượng trưng cho đất, được gói trong lá dong, biểu tượng cho sự đoàn kết một lòng của muôn loài, bánh dày tượng trưng cho bầu trời. Sáng tạo ra hai loại bánh này, Lang Liêu đã thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên, cũng như sự biết ơn của nhân dân lao động đối với sự đối đãi của thiên nhiên trù phú đã mang đến đất, không khí, nguồn nước tuyệt vời để nuôi dưỡng những hạt gạo. 

Đây là lễ vật duy nhất thể hiện được cái tâm của người dâng sản vật, và đã chiến thắng mọi thứ quý giá khác. Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ.

Tác phẩm đã giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh dày, cho đến tận ngày nay, bánh chưng bánh dày vẫn là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi tết đến xuân về, khẳng định tấm lòng luôn biết ơn tổ tiên, ông cha ta cũng như tấm lòng hiếu thảo của thế hệ sau.

Thảo Nguyên

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

1. Bánh chưng có từ đời vua Hùng thứ bao nhiêu?

  • Đời vua Hùng thứ 3.
  • Đời vua Hùng thứ 6.
  • Đời vua Hùng thứ 8.
  • Đời vua Hùng thứ 18.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Nguồn gốc của loại bánh này liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

2. Bánh chưng và bánh dày của người Việt lần lượt tượng trưng cho...

  • Đất và trời.
  • Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • Mùa xuân và mùa đông.
  • Con người và thần linh.

Theo truyền thuyết, hoàng tử Lang Liêu, con của vua Hùng thứ 6, đã nằm mơ thấy một vị thần. Trong giấc mơ, vị thần dặn ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Chiếc bánh tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột tượng trưng cho cha mẹ yêu thương, đùm bọc con cái.

3. Người Hàn Quốc ăn món gì trong buổi sáng đầu năm mới?

  • Bánh gạo tokbokki.
  • Canh bánh gạo tteokguk.
  • Cơm trộn bibimbap.
  • Canh rong biển miyeok guk.

Canh bánh gạo tteokguk là một món ăn truyền thống Hàn Quốc. Trong dịp Tết Âm lịch của xứ sở kim chi, nhà nào cũng nấu món ăn này và thưởng thức vào sáng mùng 1. Khi ăn xong phần tteokguk, điều đó có nghĩa người đó đã già thêm một tuổi.

4. Bàn ăn ngày Tết của người Mông Cổ không thể thiếu bánh buuz. Loại bánh này có nhân làm bằng thịt gì?

  • Thịt lợn.
  • Thịt ngựa.
  • Thịt dê.
  • Thịt cừu.

Bánh buuz là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong những ngày Tết của người Mông Cổ. Loại bánh này hơi giống bánh bao, to khoảng 3 ngón tay, có vỏ bằng bột mì nhưng nhân toàn là thịt cừu. Bánh buuz luôn xuất hiện trên bàn ăn trong dịp Tết cũng như là món đãi khách khi khách đến chơi nhà. Ảnh: China Daily.

5. Tại sao người gốc Hoa thường ăn cá vào dịp năm mới?

  • Cá ngon và bổ dưỡng.
  • Theo quan niệm, món ăn này có thể giúp người ăn thăng quan, tiến chức.
  • Món ăn này sẽ mang đến tiền tài và phước lộc dư thừa trong năm mới.
  • Cá tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

Trong tiếng Trung, cá phát âm gần với từ "dư thừa". Do đó, theo quan niệm, món ăn này sẽ mang đến tiền tài và phước lộc trong năm mới. Tuy nhiên, không giống ngày thông thường, ăn cá ngày Tết trong gia đình những người gốc Hoa có quy định riêng. Ví dụ, phần đầu cá luôn hướng về người cao tuổi và có quyền nhất trên bàn ăn.

6. Món ăn nào không phải là món ăn lấy may mắn của người Trung Quốc trong dịp Tết?

  • Sủi cảo.
  • Bánh niên cao.
  • Chè trôi nước.
  • Canh gà.

Ngày Tết, người Trung Quốc thường ăn các món như cá, sủi cảo, bánh niên cao và chè trôi nước để lấy may mắn trong năm mới.

7. Món ăn nào không thể thiếu trong Tết của người Campuchia?

  • Cà ri.
  • Xôi.
  • Cơm lam.
  • Gà nướng đắp đất.

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Campuchia là cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà sẽ cử ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng.

Tối nay ăn gì: Nấu canh khổ qua nhồi thịt cho ngày Tết tới gần Canh khổ qua nhồi thịt vừa thơm ngon dễ thực hiện, là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam với ý nghĩa xua tan những điều xui xẻo, khổ cực trong năm cũ.

Thưởng thức 7 món mứt lạ vị ngày Tết Nguyên đán

Miếng mứt, chén trà là thức quà không thể thiếu trong ngày xuân. Bên cạnh mứt truyền thống, hãy thử những món "lạ miệng" sau để thay đổi khẩu vị và mời khách ngày Tết.

09:08 28/1/2019

Loại trái cây nào không có trên mâm ngũ quả của người miền Trung?

Người miền Trung có những phong tục, quy ước riêng trong văn hóa sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khách du lịch nên tìm hiểu trước để nhập gia tùy tục.

15:00 25/1/2019


Video liên quan

Chủ Đề