Bạn thân thương hiệu là gì

ĐẠI DIỆN THƯƠNG HIỆU, ĐẠI SỨ, BẠN THÂN, ĐẠI DIỆN DÒNG, NGƯỜI TRẢI NGHIỆM CÙNG CÁC TITLE MÀU MÈ. CÁC DANH PHẬN ĐA DẠNG TRONG ĐẠI NGÔN CỦA CÁC NGHỆ SĨ, BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT RÕ RÀNG KHÔNG ? BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY SẼ GIÚP CÁC BẠN HIỂU HƠN VỀ CÁC TITLE ĐẠI NGÔN.

#Lượm_và_dịch

Các title đại ngôn của các minh tinh rất đa dạng [ đặc biệt là title tiếng Trung, ngôn ngữ phong phú cực kỳ], điểm danh tất cả những title mà mọi người thường hay thấy nhé: Đại diện thương hiệu toàn cầu, đại diện thương hiệu, đại sứ toàn cầu, đại sứ thương hiệu, đại diện hình tượng, đại diện thương hiệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện dòng, đại diện thương hiệu xx sản phẩm, bạn thân thương hiệu, đại diện xx sản phẩm, đại sứ ID, hình ảnh quảng cáo chỉ viết tên nghệ sĩ, hình ảnh quảng cáo không viết chữ nào

Mọi người nghĩ những danh hiệu trên muốn tuyên bố sao thì tuyên sao ? Title của 1 người đại diện mà thương hiệu định ra, chính là biểu hiện tuyên truyền chuyên nghiệp hóa của thị trường thương hiệu. Chế độ của đại ngôn thương hiệu, từ biểu tượng [ bài viết, câu chữ], đến thực tế [ thương nghiệp hợp tác có pháp luật trao quyền], thật ra còn phức tạp hơn mấy sách lược trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhiều.

Xin mọi người chú ý là ở đây không có ý phân biệt nghệ sĩ nào cao nghệ sĩ nào thấp, chỉ phân biệt đãi ngộ, title mà thương hiệu trao cho người đại diện mà thôi.

Trong 1 thương hiệu, thì các title đại diện thương hiệu, đại diện thương hiệu đại Trung Hoa, đại sứ thương hiệu, bạn thân thương hiệu những title này phải được quản lý rất kỹ càng, tuyệt đối không thể phạm phải sai lầm, khi những người đại diện xuất hiện cùng 1 lúc phải chú ý sắp xếp rõ thứ tự khi nhắc tới các nghệ sĩ + title trên kênh truyền thông của thương hiệu.

Thứ tự các title

Đội 1 : Đại Diện Thương Hiệu. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ được móc nối với hình ảnh của thương hiệu, tuyên truyền toàn diện.

*** Chú ý : Có nhiều thương hiệu không có title . Thường thì các thương hiệu hợp tác với nghệ sĩ hay bắt đầu từ title Bạn Thân hoặc Đại Sứ.

Đội 2 : Đại Sứ Thương Hiệu/ Đại Sứ Hình Tượng. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ được móc nối với hình ảnh của thương hiệu, căn cứ vào các chiến lược marketing mà tiến hành tuyên truyền theo định kỳ.

Đội 3 : Đại Diện Dòng/Đại Diện 1 Sản Phẩm Cụ Thể. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ được móc nối với hình ảnh của 1 dòng sản phẩm/ 1 sản phẩm cụ thể, căn cứ vào sản phẩm mà tiến hành tuyên truyền

Đội 4 : Bạn Thân Thương Hiệu. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ được móc nối với tên thương hiệu, căn cứ vào các chiến lược marketing của thương hiệu mà tham gia tuyên truyền.

Đội 5 : Người Đánh Giá/Người Trải Nghiệm/ Các Kiểu Đại Sứ Màu Mè. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ được móc nối với các chiến lược quảng cáo tức thời, tính cơ động của đội 5 khá cao, hầu như chỉ là hợp tác ngắn hạn hoặc chỉ là 1 lần mở rộng hợp tác.

Đội 6 : Không có title, chỉ hợp tác quảng cáo. Hình ảnh của nghệ sĩ sẽ căn cứ vào sự thay đổi của thị trường mà tùy thời điều chỉnh. Nghiêm khắc mà nói thì đội 6 không tính là đại ngôn thương hiệu, có thể xem là mua bản quyền hình ảnh để quảng cáo.

Các góc độ của title

Trao 1 title cho nghệ sĩ là 1 chuyện rất phức tạp, nó bao gồm các góc độ dưới đây :

Thời gian : thời gian hợp tác, điều này rất quan trọng. Thời gian bao lâu, quyền ưu tiên gia hạn hợp đồng là trọng điểm cần phải thương lượng, đàm phán rõ ràng.

Khu vực : Căn cứ vào sức ảnh hưởng của nghệ sĩ để xác định phạm vi hợp tác. Điều này thì các minh tinh phương Tây có nhiều lợi thế hơn do phim ảnh, âm nhạc và các sản phẩm văn hóa của họ phổ biến trên toàn cầu, dễ dàng lấy được các đại ngôn toàn cầu.

Dưới góc độ khu vực thì : Đại diện toàn cầu > Đại diện khu vực Châu Á Thái Bình Dương > Đại diện khu vực Đại Trung Hoa > Đại diện Trung Hoa

Phạm vi sản phẩm : sẽ căn cứ vào việc nghệ sĩ sẽ đại ngôn toàn thương hiệu hay chỉ là đại ngôn 1 dòng hay chỉ 1 sản phẩm cụ thể để quyết định mở rộng nội dung hợp tác.

Dưới góc độ sản phẩm thì : Đại diện thương hiệu >= Đại diện toàn bộ các dòng sản phẩm của thương hiệu > đại diện dòng > đại diện 1 serie sản phẩm > đại diện 1 sản phẩm cụ thể.

Phạm vi quảng cáo : phạm vi tuyên truyền, quảng cáo phân chia cực kỳ tinh tế. Căn cứ vào con đường truyền thông, quảng cáo trên mạng, quảng cáo ngoài đời [ như treo banner, poster, standee ] mà phân chia kỹ lưỡng từng phạm vi.

Cấp bậc : Xác định title, thương hiệu tuyên truyền cùng sức ảnh hưởng của nghệ sĩ là hợp tác đôi bên cùng thắng lợi.

Từ góc độ cấp bậc thì : Đại diện > Đại sứ > Bạn Thân > các kiểu Người thể nghiệm, Người đánh giá > các title màu mè > Face of xx thương hiệu [ tự tuyên]

Loại bỏ các thương hiệu cạnh tranh : bởi vì các thương hiệu cùng loại hình tồn tại quan hệ cạnh tranh kịch liệt, nên thường thì các nghệ sĩ chỉ được đại ngôn duy nhất 1 thương hiệu cùng loại hình. Ví dụ như không thể đang nhận đại ngôn LV mà lại đồng thời nhận quảng cáo cho Prada vậy.

Đại ngôn của 1 thương hiệu lớn là cả 1 hệ thống phức tạp, kết cấu thành 1 kim tự tháp. Thường thì 1 thương hiệu lớn sẽ chọn lựa số ít một vài người đại diện thương hiệu, nhiều người đại diện khu vực và đại diện dòng, rất nhiều bạn thân và N người thể nghiệm hoặc các nghệ sĩ không có title.

Thật ra title cũng không phải là điều quan trọng nhất, đương nhiên có title thì vẫn tốt hơn là không danh không phận. Nhưng chủ yếu vẫn là đãi ngộ của thương hiệu giành cho nghệ sĩ ra sao, có danh xứng với thực như title mà thương hiệu đưa ra hay không. Ví dụ như đại diện/đại sứ toàn cầu phải có quảng cáo cứng treo ở các cửa hàng và các trung tâm thương mại, sân bay [ ở trong và ngoài nước ], phải được tham gia các campaign toàn cầu và thường xuyên xuất hiện trên các mạng xã hội của thương hiệu.

Thêm vào mục ưa thíchThêm vào bộ sưu tậpBáo cáo

Video liên quan

Chủ Đề