Bản đồ các dân tộc ở thanh hóa

Bản đồ tỉnh Thanh Hóa thời vua Tự Đức, do lính Pháp tại Đông Dương mua thập niên 1940, được đấu giá ở Paris.

Hiện vật nằm trong lô 51, phiên Arts D'asie của Aguttes, được bán với giá 3,6 nghìn euro [gần 100 triệu đồng] hôm 9/3. Bản đồ giấy kích thước 198x90 cm, ra đời năm Tự Đức thứ 31 [1878], thể hiện tỉnh Thanh Hóa và tuyến đường giao thông đến các nơi khác, có kèm chú thích bằng chữ Hán.

Khu vực trung tâm thể hiện bằng hình ngôi sao được cho là làng Gia Miêu, xưa thuộc tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về hướng Bắc. Gia Miêu từng được các nhà sử học đánh giá là "kinh thành Huế thu nhỏ" ở xứ Thanh. Tại đây có miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803 nhằm tưởng nhớ nơi phát tích vương triều Nguyễn.

Theo nhà đấu giá, hiện vật xuất hiện vết ố, rách nhẹ, hao mòn theo thời gian. Bản đồ được một người lính đóng quân ở Đông Dương mua lại vào những năm 1940, sau đó cất giữ trong gia đình cho đến nay.

Danh xưng Thanh Hóa được các nhà khoa học xác định có từ năm 1029, căn cứ theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây cũng là mốc đánh dấu việc Thanh Hóa trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Sau đó, tên gọi được thay đổi nhiều lần.

Theo Địa chí Thanh Hóa, thời vua Gia Long gọi là Thanh Hoa trấn. Năm Minh Mệnh thứ 12 [1831], cả nước được chia thành 30 tỉnh, trong đó Thanh Hoa trấn được đổi là tỉnh Thanh Hoa. Năm Thiệu Trị thứ ba [1843], vua cho đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Đến thời Tự Đức [1848-1883] các địa danh, vị trí các phủ, huyện đã tương đối ổn định. Tư liệu từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, năm Gia Long thứ 18 [1819], số dân đinh của tỉnh là 33.230 người.

Phiên Arts D'Asie giới thiệu 225 cổ vật, tác phẩm nghệ thuật đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Myanmar với mức giá từ 200 euro trở lên. Trong đó, hiện vật đạt giá cao nhất là tượng Bồ Tát bằng đồng, có từ thời nhà Minh của Trung Quốc, với giá 54.600 euro [1,3 tỷ đồng]. 17 hiện vật được cho là có nguồn gốc Việt Nam: Hộp đựng sắc lệnh, thỏi bạc 10 lạng hình chữ nhật thời nhà Nguyễn, bình hoa gốm sứ thời nhà Trần, bộ dao từ thế kỷ 13-14...

Aguttes thành lập năm 1974, là nhà đấu giá lớn thứ tư của Pháp. Ngoài văn phòng chính tại Paris, họ còn có trụ sở tại Brussels, Lyon và Aix-en-Provence. Aguttes từng tổ chức nhiều phiên dành riêng cho các nghệ sĩ Việt Nam.

Thanh Hóa là tỉnh thành trọng điểm cả nước khi sở hữu quy mô kinh tế lớn và sự thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn tại sao Thanh Hóa lại trở thành địa điểm thu hút sự quan tâm, hãy cùng khám phá những thông tin chi tiết về mặt bằng, vị trí địa lý cũng như Bản Đồ Thanh Hóa trong bài viết sau đây nhé!

XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại Quận-Huyện tỉnh Thanh Hóa Bản đồ quy hoạch Thanh Hóa Bản đồ quy hoạch Thành Phố Thanh Hóa Bản đồ quy hoạch Thị Xã Bỉm Sơn Bản đồ quy hoạch Thị Xã Nghi Sơn Bản đồ quy hoạch Thị Xã Sầm Sơn Bản đồ quy hoạch Huyện Đông Sơn Bản đồ quy hoạch Huyện Quảng Xương Bản đồ quy hoạch Huyện Hoằng Hóa Bản đồ quy hoạch Huyện Hậu Lộc Bản đồ quy hoạch Huyện Hà Trung Bản đồ quy hoạch Huyện Nga Sơn Bản đồ quy hoạch Huyện Thiệu Hóa Bản đồ quy hoạch Huyện Triệu Sơn Bản đồ quy hoạch Huyện Yên Định Bản đồ quy hoạch Huyện Nông Cống Bản đồ quy hoạch Huyện Ngọc Lặc Bản đồ quy hoạch Huyện Cẩm Thủy Bản đồ quy hoạch Huyện Thạch Thành Bản đồ quy hoạch Huyện Vĩnh Lộc Bản đồ quy hoạch Huyện Thọ Xuân Bản đồ quy hoạch Huyện Như Thanh Bản đồ quy hoạch Huyện Như Xuân Bản đồ quy hoạch Huyện Thường Xuân Bản đồ quy hoạch Huyện Lang Chánh Bản đồ quy hoạch Huyện Bá Thước Bản đồ quy hoạch Huyện Quan Hóa Bản đồ quy hoạch Huyện Quan Sơn Bản đồ quy hoạch Huyện Mường Lát

Cùng tìm hiểu sơ lược bản đồ thanh hóa qua các nét bản đồ dưới đây.

Vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh thành nằm ở miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa sở hữu đường biên giới tiếp giáp với Lào cùng đường bờ biển dài trực thuộc vịnh Bắc Bộ. Tổng diện tích của toàn tỉnh lên đến 11.120,6 km2 cùng thềm lục địa 18000 km2 và là một trong 5 tỉnh thành lớn nhất Việt Nam.

Địa lý đa dạng cũng là một trong những điểm nổi bật của khu vực này. Thanh Hóa mang những nét đặc trưng riêng biệt và thuận lợi về địa lý nhất định. Thanh Hóa chia làm 3 vùng như miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.

  • Phía Bắc Thanh Hóa tiếp giáp trực tiếp với 3 tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La với đường ranh giới kéo dài hơn 170km.
  • Phía Nam Thanh Hóa tiếp giáp với Nghệ An cùng đường ranh giới tiếp giáp 160km
  • Phía Đông của tỉnh Thanh Hóa trực tiếp tiếp giáp với biển Đông. Chiều dài đường ranh giới bờ biển lên đến 102 km.
  • Cuối cùng, khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Đường biên giới của khu vực này lên đến 192km.

Mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích khá lớn. Kéo theo đó, lượng dân sinh sống tại khu vực cũng thuộc top đầu trên cả nước. Thanh Hóa sở hữu hơn 3.000.000 người dân sinh sống và chỉ đứng sau mỗi Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Tỷ lệ nữ chiếm đến hơn 50% tổng dân số. Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh thành có nhiều dân tộc sinh sống nhất. Người Kinh chiếm hơn 80% tổng dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc như Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú,…

Bản đồ chi tiết các quận huyện của tỉnh Thanh Hóa

Để hiểu rõ hơn về tỉnh Thanh Hóa, hãy cùng khám phá bản đồ chi tiết của các quận huyện tại đây. Thanh Hóa có tổng cộng 27 huyện trong đó có bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện.

Thành phố Sầm Sơn

Đây là một địa điểm du lịch và là nơi phát triển kinh tế trọng điểm tại tỉnh Thanh Hóa. Sầm Sơn có chứa đến 8 phường lớn nhỏ khác nhau bao gồm: Quảng Châu, Bắc Sơn, Quảng Thọ, Quảng Cư, Quảng Tiến, Trung Sơn, Quảng Vinh, Trường Sơn,… Cùng với đó, 3 xã nổi bật trong khu vực phải kể đến như Quảng Minh, Quảng Đại và Quảng Hùng.

Thị xã Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn của tỉnh Thanh Hóa bao gồm 1 xã Quang Trung và 6 phường lân cận như Đông Sơn, Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Ba Đình, Phú Sơn.

Bản Đồ Thị Xã Bỉm Sơn

Thị xã Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn sở hữu diện tích khá lớn với 15 xã và 16 phường.

  • 15 xã tại Nghi Sơn: Các Sơn, Anh Sơn, Hải Hà, Hải Yến, Hải Nhân, Định Hải, Nghi Sơn, Phú Lâm, Ngọc Lĩnh, Tân Trường, Phú Sơn, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Trường Lâm, Tùng Lâm.
  • 16 phường tại Nghi Sơn: Hải Thanh, Hải Ninh, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Thượng, Nguyên Bình, Mai Lâm, Ninh Hải, Trúc Lâm, Tân Dân, Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải An.

Huyện Bá Thước

Bá Phước bao gồm 20 xã và thị trấn Cành Nàng. Danh sách 20 xã tại Bá Thước bao gồm Ban Công, Điền Hạ, Cổ Lũng, Ái Thượng, Điền Lư, Điền Hạ, Điền Thượng, Điền Trung, Điền Quang, Lũng Cao, Lũng Niêm, Hạ Trung, Lương Nội, Lương Ngoại, Lương Trung, Thành Sơn, Thiết Kế, Văn Nho, Thiết Ống, Thành Lâm,…

Huyện Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy có 16 xã và 1 thị trấn Phong Sơn. Các thị xã phải kể đến như Cẩm Liên, Cẩm Giang, Cẩm Châu, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Quý, Cẩm Phú, Cẩm Tân, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Thạch, Cẩm Vân, Cẩm Yên.

Huyện Đông Sơn

Huyện Đông Sơn có 01 thị trấn Rừng Thông và 13 xã: Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên.

Huyện Hà Trung

Huyện Hà Trung có 01 thị trấn Hà Trung và 19 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Tiến, Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương, Yến Sơn.

Huyện Hậu Lộc

Huyện Hậu Lộc có 01 thị trấn Hậu Lộc và 22 xã: Cầu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc.

Huyện Hậu Lộc

Huyện Hoằng Hóa

Hoằng Hóa là một trong những huyện lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa với 36 xã và 1 thị trấn Bút Sơn. Các xã trong danh sách bao gồm Hoằng Đông, Hoằng Đạt, Hoằng Đồng, Hoằng Đạo, Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Hà, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hải, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Quỳ, Hoằng Phượng, Hoằng Phụ, Hoằng Quỳ, Hoằng Sơn, Hoằng Quý, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Tân, Hoàng Thắng, Hoằng Thành, Hoằng Tiến, Hoằng Thịnh, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trinh,…

Huyện Lang Chánh

Huyện Lang Chánh khá bé chỉ bao gồm 1 thị trấn Lang Chánh và 9 xã cụ thể là Yên Thắng, Trí Nang, Giao Thiện, Lâm Phú, Tam Văn, Yên Khương, Tân Phúc, Giao An, Đồng Lương,…

Huyện Mường Lát

Huyện Mường Lát bao gồm một thị trấn tên Mường Lát và 7 xã lân cận là Trung Lý, Quang Chiểu, Tam Chung, Nhi Sơn, Mường Lý, Phù Nhi, Mường Chanh.

Huyện Nga Sơn

Nga Sơn có 1 thị trấn cùng tên cùng 23 xã. Nổi bật hơn cả, Nga Sơn sở hữu 8 xã vùng biển. Danh sách các xã cụ thể là Nga Giáp, Nga Liên, Nga Phượng, Nga Phú, Nga Bạch, Nga An, Nga Điền, Nga Thạch, Nga Tân, Nga Thắng, Nga Thái, Nga Thiện, Nga Thanh, Nga Thành, Nga Trung, Nga Thủy, Nga Trường, Nga Tiến, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Yên.

Huyện Ngọc Lặc

Ngọc Lặc là huyện bao gồm 1 thị trấn chính là Ngọc Lặc cùng 20 xã, cụ thể: Kiên Thọ, Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Lam Sơn, Kiên Thọ, Cao Ngọc, Minh Sơn, Mỹ Tân, Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phùng Minh, Quang Trung, Phùng Giáo, Phùng Thịnh, Thạch Lập, Vân Anh, Thúy Sơn.

Huyện Ngọc Lặc

Huyện Như Thanh

Huyện Như Thanh được quy hoạch với 13 xã và 1 thị trấn Bến Sung. 13 xã tại Như Thanh bao gồm Phú Nhuận, Hải Long, Cán Khê, Mậu Lâm, Thanh Kỳ, Phượng Nghi, Xuân Du, Thanh Tân, Xuân Phúc, Xuân Thái, Xuân Khang, Yên Thọ, Yên Lạc.

\>>> Tìm hiểu thêm: Bản Đồ Đồng Nai | Thông Tin Quy Hoạch Đồng Nai Mới Nhất 2022

Huyện Như Xuân

Huyện Như Xuân bao gồm:

  • 1 thị trấn Yên Cát
  • 15 xã bao gồm Hóa Quỳ, Bãi Trành, Cát Vân, Cát Tân, Bình Lương, Thanh Lâm, Tân Bình, Thanh Hòa, Thanh Sơn, Thanh Phong, Thanh Quân, Thượng Ninh, Thanh Xuân, Xuân Hòa, Xuân Bình.

Huyện Nông Cống

Huyện Nông Cống được quy hoạch bao gồm:

  • Thị trấn Nông Cống
  • 28 xã cụ thể như Yên Mỹ, Tượng Văn, Vạn Thắng, Vạn Hòa, Vạn Thiện, Tượng Lĩnh, Trường Sơn, Trường Giang, Trường Trung, Trường Minh, Trung Thành, Hoàng Sơn, Công Liêm, Hoàng Giang, Công Chính, Tân Khang, Minh Nghĩa, Minh Khôi, Tân Thọ, Tân Khang, Tân Phúc, Tế Nông, Tế Lợi, Tế Thắng, Thăng Thọ, Thăng Long,…

Huyện Quan Hóa

Huyện Quan Hóa bao gồm thị trấn Hồi Xuân cùng 14 xã còn lại, cụ thể Nam Xuân, Nam Động, Nam Tiến, Hiền Kiệt, Hiền Chung, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Nghiêm, Phú Thanh, Nam Tiến, Nam Xuân, Trung Sơn, Thiên Phủ, Trung Thành.

Huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn sở hữu diện tích khá nhỏ chỉ với 1 thị trấn Sơn Lư và 11 xã. Danh sách các xã tại Quan Sơn là Tam Thanh, Trung Hạ, Tam Lư, Sơn Thủy, Sơn Điện, Sơn Hà, Na Mèo, Mường Mìn, Trung Xuân, Trung Thượng, Trung Tiến.

Huyện Thiệu Hóa

Danh sách các thị trấn và huyện tại Thiệu Hóa bao gồm:

  • Thị trấn Thiệu Hóa
  • 24 xã: Thiệu Duy, Thiệu Hòa, Thiệu Giang, Thiệu Công, Thiệu Chính, Tân Châu, Minh Tâm, Thiệu Ngọc, Thiệu Lý, Thiệu Long, Thiệu hợp, Thiệu Thành, Thiệu Phúc, Thiệu Phú, Thiệu Nguyên, Thiệu Quang, Thiệu Vận, Thiệu Tiến, Thiệu Thịnh, Thiệu Toán, Thiệu Vũ, Thiệu Viên, Thiệu Trung.

Huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân bao gồm 27 xã và 3 thị trấn Thọ Xuân, Sao Vàng, Lam Sơn.

Huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân

Thường Xuân là huyện bao gồm 1 thị trấn chính là Thường Xuân và 15 xã bao gồm Luận Thành, Bát Mọt, Luận Khê, Lương Sơn, Tân Thành, Ngọc Phụng, Vạn Xuân, Thọ Thanh, Xuân Dương, Xuân Cao, Xuân Chinh, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Yên Nhân, Xuân Lệ.

\>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết bản đồ Cần Thơ – Quy hoạch đến năm 2025

Huyện Triệu Sơn

Huyện Triệu Sơn bao gồm 32 xã và 2 thị trấn là Nưa và Triệu Sơn. Các xã Triệu Sơn nằm trong danh sách như: Vân Sơn, Triệu Thành, Xuân Lộc, Tiến Nông, Xuân Thọ, Xuân Thịnh, Thọ Sơn, Thọ Thế, Thọ Vực, Thọ Tiến, Thọ Tân, Thọ Phú, Thọ Ngọc, Thọ Dân,…

Huyện Vĩnh Lộc

Huyện Vĩnh Lộc bao gồm 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 12 xã khác nhau, cụ thể là Vĩnh Yên, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Tiến, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Vĩnh Hùng, Ninh Khang, Minh Tân.

Huyện Yên Định

Huyện Yên Định bao gồm 4 thị trấn khác nhau như Thống Nhất, Quý Lộc, Yên Lâm và Quán Lào. Bên cạnh đó, số lượng xã tại Yên Định khá nhiều, con số lên đến 22 xã, cụ thể phải kể đến Định Công, Định Hải, Định Bình, Định Hưng, Định Hòa, Định Liên, Định Tân, Định Tăng, Định Long, Định Tiến, Định Thành, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Hùng, Yên Phú, Yên Phong, Yên Thái, Yên Tâm, Yên Trường, Yên Thọ, Yên Thịnh, Yên Trung,…

Hy vọng những thông tin trong bài viết Bản Đồ Thanh Hóa sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về tỉnh Thanh Hóa cũng như tiềm năng phát triển của khu vực này.

Chủ Đề