Bài tập thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết

Nếu bạn chưa biết cần chuẩn bị những hồ sơ gì khi thanh lý tài sản cố định, cách hạch toán tài sản cố định như thế nào. Hãy cùng Công ty Luật ACC theo dõi qua bài viết Thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao nhé.

Thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao

Trước khi tìm hiểu về các nội dung liên quan đến thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao thì chúng ta hãy tìm hiểu xem tài sản cố định là gì nhé.

Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

– Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

1. Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

“3 Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

– Khi có TSCĐ thanh lý: Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.

– Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.

=> Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.”

2. Theo khoản 1 điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

đ] Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết [đã thu hồi đủ vốn], nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.

Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao [chưa thu hồi đủ vốn] mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

– Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.

Lưu ý:

– Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Dưới đây là thủ tục cần có khi thanh lý tài sản cố định:

– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

– Quyết định Thanh lý TSCĐ.

– Biên bản kiểm kê tài sản cố định.

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

– Biên bản thanh lý TSCĐ.

– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.

– Hóa đơn bán TSCĐ.

– Biên bản giao nhận TSCĐ.

– Biên bản hủy tài sản cố định.

– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

a. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý [Xóa bỏ TSCĐ]:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [2141] [Giá trị đã hao mòn].

Nợ TK 811 – Chi phí khác [Giá trị còn lại].

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [Nguyên giá].

b. Khi bán tài sản – Phản ánh doanh thu:

– Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán.

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp [33311].

Có TK 711 – Thu nhập khác [Giá bán chưa có thuế GTGT].

– Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán.

Có TK 711 – Thu nhập khác [Tổng giá thanh toán].

c. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

Nợ TK 811.

Nợ TK 1331.

Có TK 1111,1121,331.

  • Tài sản cố định hữu hình bao gồm nhà cửa, kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… Trong khi đó, tài sản cố định vô hình gồm có chi phí liên quan tới đất sử dụng, quyền phát hành. Hay, bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả.
  • Tài sản cố định thanh lý là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư. Hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định.
  • Ngoài ra, khi thanh lí tài sản chưa khấu hao hết có thể xuất phát từ sự hư hỏng nặng nề, lạc hậu, lỗi thời. Một số doanh nghiệp lựa chọn thanh lý để thay thế bằng một tài sản mới. Thu hồi vốn.
  • Hầu hết công ty nào cũng có tài sản cố định. Hướng đến phục vụ sản xuất, kinh doanh.
  • Đối với các tài sản cố định đã khấu hao hết, tức là đã thu hồi đủ vốn, nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, trích khấu hao không được phép tiếp tục thực hiện.
  • Trong trường hợp thanh lý tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thì doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức việc thực hiện thanh lý theo đúng trình tự, thủ tục và lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo đúng quy định.

Trong quá trình thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao mà bạn có gặp phải bất cứ vấn đề nào chưa thể giải quyết được thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi. Công ty Luật ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế… uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ làm bạn hài lòng khi sử dụng dịch vụ của ACC. 

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho những người đang có nhu cầu thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

✅ Thủ tục: ⭕ Thanh lý tài sản cố định chưa và đã hết khấu hao
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Bài tập kế toán tài sản cố định – Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn [30 triệu], có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm. Có rất nhiều dạng bài tập về tài sản cố định. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định.

Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định

1. Dạng 1 bài tập kế toán tài sản cố định Mua mới tài sản cố định

Ngày 1/10 mua mới 1 Thiết bị sản xuất, theo hóa đơn GTGT giá trị 200.000.000 VNĐ [chưa bao gồm thuế GTGT], thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt: 1.000.000 VNĐ [chưa bao gồm thuế GTGT], chi phí lắp đặt phải trả thanh toán bằng tiền mặt là: 2.000.000 VNĐ [chưa bao gồm thuế GTGT]. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a] Tăng mới TSCĐ:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 200.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   20.000.000

         Có TK 331 – Phải trả người bán: 220.000.000

b] Chi phí vận chuyển:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 1.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   1.000.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 1.100.000

c] Chi phí lắp đặt:

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ : 2.000.000

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào:   2.000.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 2.200.000 

2. Dạng 2 Thanh lý tài sản cố định

Bài tập: Thanh lý 1 Thiết bị sản xuất, nguyên giá: 200.000.000 VNĐ, giá trị hao mòn lũy kế: 150.000.000 VNĐ,  phế liệu thu hồi bằng tiền mặt: 5.500.000 VNĐ, chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt: 1.000.000VNĐ. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a] Phản ánh giá trị của tài sản mang thanh lý:

Nợ TK 214 – Giảm giá trị hao mòn lũy kế: 150.000.000

Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý:  50.000.000

         Có TK 211- Nguyên giá TSCĐ: 200.000.000

b] Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt: 5.000.000 

         Có TK 711 – Thu nhập khác từ phế liệu thu hồi: 5.000.000

         Có TK 133-  Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 500.000

c] Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt:

Nợ TK 811 – Chi phí thanh lý: 1.000.000

         Có TK 111- Tiền mặt: 1.000.000 

3. Dạng 3 bài tập kế toán tài sản cố định – Nhượng bán TSCĐ

Công ty A nhượng bán 1 ô tô Honda cho công ty B theo tổng giá thanh toán cả thuế là 210.000.000 VNĐ.  Ô tô có nguyên giá là: 300.000.000 VNĐ, giá trị hao mòn lũy kế: 100.000.000 VNĐ. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên

BÀI GIẢI

a]Phản ánh giá trị TSCĐ

Nợ TK 214 – Giảm giá trị hao mòn lũy kế: 100.000.000

Nợ TK 811 – Chi phí nhượng bán: 200.000.000

         Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 300.000.000

b]Phản ánh giá thanh toán

Nợ TK 131 – Phải thu của công ty B: 210.000.000

         Có TK 711 – Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000.000

         Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 10.000.000

4. Dạng 4 Mất, thừa tài sản cố định

Ví dụ 1: Phát hiện mất 1 TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận sản xuất có nguyên giá 136 triệu, đã khấu hao: 126 triệu, chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ: 126.000.000

Nợ TK 1381 – Phải thu khác: 10.000.000

Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ: 136.000.000

Theo kết quả xử lý của cấp trên, thiệt hại do mất TSCĐ bắt tổ sản xuất bồi thường toàn bộ, bằng cách trừ dần vào lương của công nhân trong tổ, bắt đầu từ tháng này

Nợ TK 334 – Phải trả nhân viên: 10.000.000

Có TK 1381 – Phải thu khác: 10.000.000 [bài tập kế toán tài sản cố định]

Ví dụ 2:  Phát hiện thừa 1 TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận bán hàng, do kế toán quên chưa ghi sổ kế toán, biết TS này có nguyên giá 60 triệu, thời gian sử dụng 4 năm, đã phục vụ vận chuyển sản phẩm tiêu thụ được 1 tháng.

Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ : 60.000.000

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ : 1.250.000

Có TK 3381 – Phải trả khác: 58.750.000

5. Dạng 5 Sửa chữa TSCĐ

Số dư đầu kỳ: TK 335: 40.000.000 VNĐ, TK 2413: 10.000.000 VNĐ

Sửa chữa lớn 1 TSCĐ, chi phí sửa chữa gồm:

–      Xuất phụ tùng thay thế: 15.000.000 VNĐ

–      Tiền mặt: 500.000VNĐ

–      Tiền công phải trả: 10.000.000VNĐ

BÀI GIẢI

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ: 15.000.000

         Có TK 152 – Nguyên, vật liệu: 15.000.000

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 500.000

         Có TK 111 – Tiền mặt: 500.000 [bài tập kế toán tài sản cố định]

Nợ TK 2413 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 10.000.000

Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào: 1.000.000

         Có TK 331 – Phải trả người cung cấp dịch vụ: 11.000.000

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả : 35.500.000

         Có TK 2431 – CP sửa chữa lớn TSCĐ : 35.500.000

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả  : 4.500.000

         Có TK 627 – Chi phí chung: 4.500.000

Trên đây là toàn bộ bài viết Chia sẻ một vài dạng bài tập kế toán tài sản cố định  – Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! 

Video liên quan

Chủ Đề