Bài tập nâng cao ve chuyen dong deu lớp 8 năm 2024

Bài viết Cách giải bài tập về Đồ thị chuyển động với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về Đồ thị chuyển động.

Cách giải bài tập về Đồ thị chuyển động cực hay

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm được các khái niệm về chuyển động cơ học, mốc tọa độ [vật mốc], các vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian, vân tốc theo thời gian.

1. Chuyển động cơ học:

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác [vật mốc] gọi là chuyển động cơ học [gọi tắt là chuyển động].

- Một vật được coi là đứng yên[so với vật khác] khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.

Quảng cáo

2. Đồ thị chuyển động

- Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều:

+ Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều là một đường thẳng. Đồ thị có thể đi qua hoặc không đi qua gốc tọa độ.

+ Khi vật ở vị trí M thì nó cách mốc một khoảng xM, và đã đi được một khoảng thời gian tM.

Quảng cáo

- Đồ thị vận tốc theo thời gian:

Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là 1 đường thằng song song với trục thời gian

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một vật nhỏ chuyển động thẳng đều có đồ thị như trên hình vẽ. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

  1. Vật chuyển động từ điểm A cách mốc 5km
  1. Vật chuyển động từ vị trí mốc O
  1. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc 5m
  1. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc 2,5km

Lời giải:

Đáp án B

Dựa trên đồ thị ta thấy khi xuất phát [t=0] vật ở đúng vị trí mốc O

Quảng cáo

Ví dụ 2: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km?

  1. 25km B. 50km
  1. 75km D. 100km

Lời giải:

Đáp án B

Dựa vào đồ thị ta thấy lúc 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật đã đi được quãng đường 50km và cách điểm xuất phát 50km

Quảng cáo

Ví dụ 3: Một xe máy xuất phát từ điểm A và chuyển động thẳng đều. Chọn điểm O cách A 25km làm mốc. Trong các đồ thị dưới đây, đồ thị nào là đồ thị chuyển động của xe máy?

  1. Hình 4 B. Hình 3
  1. Hình 2 D. Hình 1

Lời giải:

Đáp án C

Vì điểm xuất phát cách mốc 25km, mà trong 4 đồ thị trên chỉ có đồ thị ở hình 2 thỏa mãn điều kiện này.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật, em hãy cho biết trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?

  1. Vật xuất phát từ vị trí mốc
  1. Điểm xuất phát cách mốc 250m
  1. Mốc cách điểm xuất phát 50m
  1. Điểm xuất phát cách mốc 10m

Lời giải:

Đáp án C

Tại thời điểm t = 0 vật cách mốc 50m. Như vậy vật xuất phát từ vị trí cách mốc 50m

Câu 2: Đồ thị trên biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc theo thời gian của một chất điểm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

  1. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km/h
  1. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km
  1. Chất điểm đứng yên.
  1. Chất điểm chuyển động từ điểm cách mốc 5km

Lời giải:

Đáp án A

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc theo thời gian của chất điểm là một đường thẳng song song với trục thời gian. Vậy vật chuyển động đều, và vận tốc của vật là 5km/h

Câu 3: Hình trên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ theo thời gian của một vật. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

  1. Vật chuyển động đều với vận tốc 25km/h
  1. Vật luôn cách mốc 25km
  1. Vật chuyển động với vận tốc 25km/s
  1. Mỗi giây vật đi được 15m

Lời giải:

Đáp án B

Dựa vào đồ thị ta thấy khoảng cách của vật với mốc không thay đổi theo thời gian. Như vậy vật luôn cách mốc 25km.

Câu 4: Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ theo thời gian như trên hình vẽ. Dựa vào đồ thị trên hãy cho biết vật chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?

  1. 75m/s B. 50m/s
  1. 25m/s D. 150m/s

Lời giải:

Đáp án C

- Áp dụng công thức:

- Vận tốc của vật là 25 [m/s]

Câu 5: Một chất điểm chuyển động thẳng đều có đồ thị như hình vẽ. Sau bao lâu thì vật đi hết quãng đường?

  1. 100s B. 75s
  1. 5s D. 4s

Lời giải:

Đáp án D

- Lúc ban đầu vật cách mốc 100m. Sau 1 giây vật cách mốc 75m, vậy vận tốc của vật là 25m/s.

- Thời gian vật đi hết quãng đường là:

100 : 25 = 4 [giây]

Câu 6: Một xe khách xuất phát từ vị trí cách bến xe 20km và đang đi ra xa bến xe. Biết xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h. Hãy vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của xe khách với mốc là bến xe.

Lời giải:

Xe khách xuất phát từ vị trí cách bến xe [mốc] 20km. Sau một giờ xe khách sẽ ở cách bến xe 60km. Từ đó ta có đồ thị

Câu 7: Đồ thị sự phụ thuộc tọa độ theo thời gian của một xe khách như trên hình vẽ. Biết xe khách cần đi tới một điểm cách mốc 100km. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát xe khách sẽ đến được điểm đó?

Lời giải:

- Vận tốc của xe khách là:

- Xe khách sẽ đến được điểm đó sau:

100 : 20 = 5 [giờ]

Đáp số: 5 giờ

Câu 8: Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi được trong thời gian 3 giờ là bao nhiêu?

Lời giải:

- Từ đồ thi ta có vận tốc của chất điểm là:

v = 35km/h

- Quãng đường mà chất điểm đi được trong thời gian 3 giờ là:

35.3 = 105 [km]

Đáp số: 105km

Câu 9: Đồ thị chuyển động của một xe máy như trên hình vẽ. Em hãy mô tả chuyển động của xe máy.

Lời giải:

- Xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 40km/h và xuất phát từ vị trí cách mốc 10km.

- Ban đầu xe chuyển động về phía mốc, sau khi đi qua mốc xe tiếp tục đi thêm 30 km nữa.

- Tại đây xe máy nghỉ lại 30 phút. Sau đó xe máy chuyển động quay trở lại mốc với vận tốc 40km/h.

Câu 10: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một xe đạp và một ô tô được cho như trên hình vẽ. Biết ô tô đi nhanh hơn xe đạp. Em hãy cho biết đồ thị nào là của ô tô, của xe đạp? giải thích? Hai xe gặp nhau tại đâu? Khi đó ô tô đã đi được bao lâu?

Lời giải:

- Đồ thị a cho thấy ban đầu vật ở cách mốc 90km, sau 2 giờ vật cách mốc 50km. Như vậy vận tốc của vật là:

[90 – 50] : 2 = 20 [km/h]

- Đồ thị b cho thấy ban đầu vật ở vị trí mốc, sau 1 giờ kể từ mốc thời gian vật bắt đầu chuyển động và đến 2 giờ thì vật cách mốc 50km. Như vậy vận tốc của vật này là:

50 : [2 -1] = 50 [km/h]

Vậy a là đồ thị của xe đạp, b là đồ thị của ô tô.

Hai xe gặp nhau ở điểm cách mốc 50km. Khi đó ô tô đã đi được 1 giờ.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

  • Dạng 8: Cách giải bài tập về Đòn bẩy cực hay
  • Dạng 9: Cách giải bài tập về Ròng rọc cực hay
  • Dạng 10: Cách giải bài tập về Mặt phẳng nghiêng cực hay
  • Dạng 11: Cách giải bài tập về Lực đẩy Ác-si-mét cực hay
  • Dạng 12: Phương pháp tính Áp lực, áp suất cực hay có lời giải

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lý 8
  • Giải sách bài tập Vật lí 8
  • Giải VBT Vật Lí 8
  • Top 36 Đề thi Vật Lí 8 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề