Bài tập kế toán hợp nhất công ty năm 2024

Câu 1. Để hình thành một tập đoàn kinh tế, có thể có các cách sau:

  1. Đến cơ quan phụ trách đăng ký kinh doanh xin thành lập tập đoàn
  2. Một công ty thực hiện mua một số công ty khác với lượng cổ phần chiếm trên 50% tại mỗi công ty đó
  3. Các công ty mua cổ phần sở hữu chéo với nhau
  4. A và B đúng Câu 2. Một công ty được gọi là công ty mẹ khi:
  5. Sở hữu từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cố phần phổ thông của một công ty khác
  6. Sở hữu từ trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cố phần phổ thông của một công ty khác
  7. Sở hữu từ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cố phần phổ thông của một công ty khác
  8. A và C Câu 3. Công ty A đang nắm giữ 45% vốn chủ sở hữu của công ty B, nhưng đại hội đồng cổ đông của công ty B thống nhất dành cho công ty A 55% quyền biểu quyết tại B, trong trường hợp này:
  9. Công ty B là công ty liên doanh, liên kết của công ty A
  10. Công ty B là công ty mẹ của công ty A
  11. Công ty B là công ty con của công ty A
  12. Tất cả các đáp án đều sai Câu 4. Công ty A đang nắm giữ 25% vốn chủ sở hữu của công ty B, nhưng đại hội đồng cổ đông của công ty B thống nhất dành cho công ty A 45% quyền biểu quyết tại B, trong trường hợp này:
  13. Công ty B là công ty liên doanh, liên kết của công ty A
  14. Công ty B là công ty mẹ của công ty A
  15. Công ty B là công ty con của công ty A
  16. Tất cả các đáp án đều sai Câu 5. Công ty mẹ bắt buộc phải là:
  17. Công ty cổ phần
  18. Công ty TNHH
  19. Công ty hợp danh
  20. A, B, C đều đúng Câu 6. Lựa chọn câu trả lời đúng
  21. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
  22. Công ty mẹ không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty con
  23. Công ty mẹ bắt buộc phải là công ty cổ phần
  24. A, C đúng Câu 7. Lựa chọn câu trả lời đúng
  25. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
  26. Các công ty con cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn để mua cổ phần sở hữu chéo lẫn nhau
  27. Công ty mẹ bắt buộc phải là công ty cổ phần
  28. A và B Câu 8. Các công ty có cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp khi:
  29. Công ty mẹ là doanh nghiệp sở hữu ít nhất 50% vốn nhà nước
  30. Công ty mẹ là doanh nghiệp sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước
  31. Công ty mẹ là doanh nghiệp có vốn nhà nước
  32. A, B, C đều đúng Câu 9. Công ty mẹ khi kết thúc năm tài chính phải lập:
  33. Báo cáo tài chính hợp nhất
  34. Báo cáo tài chính tổng hợp
  35. Báo cáo tình hình tài chính
  36. A và B đúng Câu 10. Một hoặc một số cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền:
  37. Đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát
  38. Đề cử người làm chủ tịch hội đồng quản trị
  39. Đề cử người làm tổng giám đốc
  40. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 11. Tập đoàn kinh tế là:
  41. 1 loại hình doanh nghiệp
  42. Có tư cách pháp nhân
  43. Phải đăng ký thành lập theo quy định pháp luật
  44. Tất cả đều đúng
  45. Tất cả đều sai Câu 12. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu:
  46. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó
  47. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó
  48. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó
  49. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 13. Trường hợp nào 1 công ty nắm giữ ít hơn 50% cổ phần biểu quyết vẫn được coi là công ty mẹ của công ty khác:
  50. Có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận
  51. Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương
  52. Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết
  53. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 14. Báo cáo tài chính hợp nhất phải được công khai trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm:
  54. 90 ngày
  55. 120 ngày
  56. 45 ngày
  57. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 15. Công ty của anh A mua lại công ty của chị B với giá 100 tỷ. Tổng giá trị tài sản hiện có của công ty chị B này là 50 tỷ, bao gồm các tài sản như nhà cửa, xe cộ, máy tính... Ngoài ra, công ty của chị B có tổng các khoản nợ là 20 tỷ. Vậy, lợi thế thương mại được ghi nhận lên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp này là:
  58. 100 tỷ
  59. 50 tỷ
  60. 30 tỷ
  61. 70 tỷ
  62. Tất cả đều sai Câu 16. Tập đoàn A sáp nhập với Tập đoàn B thông qua việc mua lại 60% vốn. Tổng chi phí mà A bỏ ra để mua lại 60% tỷ lệ sở hữu B là 1.000 tỷ đồng, tài sản thuần [sau khi đánh giá lại phản ánh giá trị hợp lý tại ngày mua] là 1.200 tỷ tỷ đồng. Lợi thế thương mại được ghi nhận lên báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp này là:
  63. 200 tỷ
  64. 1.000 tỷ
  65. 720 tỷ
  66. 280 tỷ
  67. Tất cả đáp án trên đều sai Câu 17. Lựa chọn câu trả lời đúng:
  68. Cổ đông không kiểm soát là cổ đông của công ty con khi công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con
  69. Cổ đông không kiểm soát là những cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty mẹ
  70. Khoản mục lợi ích cổ đông không kiểm soát chính là lợi thế thương mại trên báo cáo tài chính hợp nhất
  71. Tất cả đáp án trên đều đúng Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về việc xác định lợi thế thương mại trong hợp nhất kinh doanh
  72. Lợi thế thương mại âm [lãi từ giao dịch mua giá rẻ] được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động
  73. Lợi thế thương mại là một tài sản cố định vô hình
  74. Lợi thế thương mại được phân bổ giá trị vào các tài sản và nợ phải trả riêng biệt
  75. Lợi thế thương mại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính Câu 19. Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần nhận về, đơn vị sẽ
  76. Ghi nhận lợi thế thương mại
  77. Không được ghi nhận
  78. Ghi nhận chi phí mua đắt
  79. Ghi nhận thu nhập mua rẻ Câu 20. Công ty A đầu tư vào công ty B là 40% vốn chủ sở hữu, vào công ty C là 60% vốn chủ sở hữu C, công ty C đầu tư 20% vào vốn chủ sở hữu B, tỷ lệ quyền biểu quyết bằng tỷ lệ góp vốn, vậy:
  80. Công B là công ty liên kết của công ty A khi lập BCTC riêng công ty A
  81. Công B là con của công ty A khi lập BCTC hợp nhất
  82. Công B là công ty liên kết của công ty C khi lập BCTC riêng công ty C
  83. Tất cả câu trên đúng Câu 21. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá 50 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
  84. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng Nợ LNST CPP: 10 tỷ đồng Nợ Lợi thế thương mại: 1 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
  85. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng Nợ LNST CPP: 9 tỷ đồng Nợ Lợi thế thương mại: 6 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
  86. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng Nợ LNST CPP: 9 tỷ đồng Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát 6 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng
  87. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng Nợ LNST CPP: 10 tỷ đồng Nợ Thặng dư vốn cổ phần: 1 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 51 tỷ đồng Câu 22. Giá trị Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con hợp nhất, bao gồm:
  88. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo
  89. Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua
  90. Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.
  91. Cả 3 đáp án trên. Câu 23. Phương pháp kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất là:
  92. Phương pháp vốn chủ sở hữu
  93. Phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ
  94. Phương pháp hợp nhất toàn bộ
  95. Phương pháp giá gốc Câu 24. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG NHẤT: Quyền kiểm soát công ty con được thiết lập khi công ty mẹ.....
  96. Nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty liên doanh trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con
  97. Nắm giữ trực tiếp thông qua các công ty liên kết trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con
  98. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con.
  99. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác dưới 50% quyền biểu quyết ở công ty con Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp nhất kinh doanh
  100. Tại ngày mua, tài sản bên mua phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý
  101. Tại ngày mua, giá phí hợp nhất thường bao gồm cổ tức dồn tích
  102. Tài sản thuần không phân biệt của bên bị mua được ghi nhận chung vào lợi thế thương mại
  103. Tất cả đều đúng Câu 26. Công ty A [đơn vị tính: tỷ đồng] mua 60% công ty B với giá 90 và phí tư vấn mua 2. Tại ngày trao đổi, công ty B có vốn đầu tư của chủ sở hữu 100, lỗ sau thuế 20. Giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả của công ty B bằng với giá trị hợp lý, ngọai trừ hàng tồn kho tăng thêm giá trị 10, thuế TNDN 20%. Vậy lợi thế thương mại hoặc lãi giao dịch mua rẻ là:
  104. 37,2
  105. 48
  106. 39,2 = 90 + 2 - 60%*[100-20 + 10*[1-20%]]
  107. số khác Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh
  108. Nếu là nợ phải trả có thể xác định được [không phải là nợ tiềm tàng], thì phải chắc chắn rằng doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để thanh toán nghĩa vụ hiện tại và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy
  109. Nếu là tài sản cố định vô hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy
  110. Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho bên mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách tin cậy
  111. Tất cả đều đúng Câu 28. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế áp dụng cho hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo tài chính hợp nhất là:
  112. IFRS 3 và IFRS 10
  113. IFRS 10 và IFRS 11
  114. IFRS 3 và IFRS 11
  115. IFRS 3 và IFRS 15 Câu 29. Công ty X đầu tư vào công ty A 30% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. A đầu tư vào công ty B 60% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. Khoản đầu tư của Công ty X vào Công ty B là:
  116. Đầu tư vào công ty con
  117. Đầu tư vào công ty liên kết
  118. Đầu tư vào công ty liên doanh
  119. Đầu tư dài hạn khác Câu 30. Công ty X đầu tư vào công ty A 60% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. A đầu tư vào công ty B 70% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của Công ty X trong công ty B là:
  120. 70% và 42%
  121. 42% và 42%
  122. 42% và 70%
  123. Đáp án khác Câu 31. Công ty A nắm giữ 40% cổ phiếu phổ thông của công ty, 60% cổ phiếu phổ thông còn lại của công ty B do công ty C nắm giữ. Theo thỏa thuận của 2 công ty A và C, công A có 2/3 số lượng thành viên trong hội đồng quản trị của công ty B. Mọi quyết định về các hoạt động thích hợp mang lại thu nhập chủ yếu của bên nhận đầu tư được thông qua bởi ít nhất 2/3 số lượng thành viên của HĐQT. Khi đó, B sẽ là:
  124. Công ty con của A
  125. Công ty con của C
  126. Công ty liên kết của A
  127. Được đồng kiểm soát của A và C Câu 32. Hợp nhất kinh doanh là một giao dịch hay sự kiện mà bên mua sẽ:
  128. Nắm được quyền kiểm soát bên bị mua
  129. Có ảnh hưởng đáng kể liên quan đến bên bị mua
  130. Đồng kiểm soát bên bị mua
  131. Tất cả đều đúng Câu 33. Lợi thế thương mại sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là:
  132. Tài sản ngắn hạn
  133. Tài sản dài hạn
  134. Nợ ngắn hạn
  135. Nợ dài hạn
  136. Vốn chủ sở hữu Câu 34. Công ty mẹ cho công ty con vay 25 tỷ đồng từ năm X0. Đến năm X5, khi lập báo cáo hợp nhất, số dư nợ vay còn lại là 15 tỷ đồng. Công ty mẹ hạch toán vào tài khoản đầu tư dài hạn, công ty con hạch toán vào tài khoản vay dài hạn. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ này là:
  137. Nợ đầu tư dài hạn 25 tỷ đồng/Có vay dài hạn 25 tỷ đồng
  138. Nợ vay dài hạn 25 tỷ đồng/Có đầu tư dài hạn 25 tỷ đồng
  139. Nợ vay dài hạn 15 tỷ đồng/Có đầu tư dài hạn 15 tỷ đồng
  140. Nợ đầu tư dài hạn 15 tỷ đồng/Có vay ngắn hạn 15 tỷ đồng Câu 35. Cổ tức nội bộ phát sinh trong năm của công ty con thanh toán cho công ty mẹ [nắm giữ 100% cổ phần của công ty con] là 100 triệu đồng, công ty mẹ hạch toán vào tài khoản doanh thu tài chính, công ty con hạch toán vào tài khoản lợi nhuận chưa phân phối. Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ này là:
  141. Nợ thu nhập khác 100 triệu đồng/Có lợi nhuận chưa phân phối 100 triệu đồng
  142. Nợ doanh thu tài chính 100 triệu đồng/Có lợi nhuận chưa phân phối 100 triệu đồng
  143. Nợ doanh thu tài chính 100 triệu đồng/Có chi phí tài chính 100 triệu đồng
  144. Nợ lợi nhuận chưa phân phối 100 triệu đồng/Có doanh thu tài chính 100 triệu đồng Câu 36. Tập đoàn X gồm công ty mẹ X sở hữu 90% công ty Y, công ty Y sở hữu 80% công ty Z. Phát biểu nào sau đây là đúng?
  145. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 20% và 10%
  146. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 10% và 20%
  147. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 0% và 9%
  148. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát trong Y và Z lần lượt là 8% và 0% Câu 37. Tập đoàn bao gồm công ty mẹ M nắm giữ 100% cổ phần của công ty A, 80% cổ phần của công ty B, 70% cổ phần của công ty C. Tổng tài sản thuần của M, A, B, C lần lượt là 100 tỷ đồng, 10 tỷ đồng, 20 tỷ đồng và 30 tỷ đồng. Lợi ích của cổ đông công ty mẹ trong tập đoàn này là:
  149. 160 tỷ
  150. 137 tỷ
  151. 150 tỷ
  152. 147 tỷ Câu 38. Lợi ích cổ đông không nắm quyền kiểm soát sẽ xuất hiện khi:
  153. Công ty mẹ nắm giữ 100% lợi ích trong công ty con
  154. Công ty mẹ nắm giữ ít hơn 100% quyền biểu quyết trong công ty con
  155. Công ty mẹ nắm giữ 80% quyền biểu quyết trong công ty con
  156. Công ty mẹ nắm giữ 80% lợi ích trong công ty con Câu 39. Công ty X góp vốn vào Công ty Y chiếm 40% vốn điều lệ, còn hai thành viên khác một thành viên chiếm 51%, một thành viên chiếm 9% vốn điều lệ. Nhưng do Công ty X có thế mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công ty nên cổ đông khác trong Công ty Y thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho Công ty X theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Quyền kiểm soát của công ty X trong trường hợp này được xem là
  157. Quyền kiểm soát trực tiếp theo tỷ lệ quyền biểu quyết
  158. Quyền kiểm soát theo thỏa thuận
  159. Quyền kiểm soát khác
  160. Quyền kiểm soát gián tiếp Câu 40. Đầu năm N, Công ty A mua 90% cổ phiếu phổ thông của công ty B, với giá 39 tỷ đồng, chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Giả sử tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty B trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý. Tình hình tài sản thuần của công ty B tại ngày mua: Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 10 tỷ đồng. Để lập BCTCHN năm N, kế toán công ty A thực hiện bút toán loại trừ khoản đầu tư vào công ty con tại ngày mua:
  161. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 5 tỷ đồng
  162. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng Có Thặng dư vốn cổ phần: 10 tỷ đồng
  163. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 40 tỷ đồng Nợ LNSTCPP: 10 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng Có Thu nhập khác: 10 tỷ đồng
  164. Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 36 tỷ đồng Nợ LNSTCPP: 9 tỷ đồng Có Đầu tư vào công ty con: 40 tỷ đồng Có Thu nhập khác: 5 tỷ đồng Câu 41. Ngày 01/07/20x1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau

Khoản mục Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý Tổng tài sản 200 240 Tổng nợ phải trả 40 40 Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong tổng nợ phải trả có ghi nhận 10 tỷ đồng cổ tức đã công bố nhưng chưa thanh toán. Theo thoả thuận, công ty X không được hưởng khoản cổ tức này. Lợi thế thương mại được tính trong trường hợp này là bao nhiêu, biết Thuế suất thuế TNDN 20%.

  1. 10 tỷ đồng
  2. 20 tỷ đồng
  3. 60 tỷ đồng
  4. 28 tỷ đồng = 220 - [160 + 40*[1-20%]] Câu 42. Ngày 01/01/X0, công ty mẹ bán cho công ty con một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 50 tỷ đồng, hao mòn lũy kế 20 tỷ đồng, giá bán 40 tỷ đồng. Tài sản này được bên mua dùng cho bộ phận bán hàng và khấu hao trong thời gian 5 năm. Năm lập báo cáo hợp nhất là năm X2, bút toán loại trừ giao dịch nội bộ này ảnh hưởng đến khoản mục hao mòn lũy kế là:
  5. Hao mòn lũy kế tăng 20 tỷ
  6. Hao mòn lũy kế tăng 14 tỷ
  7. Hao mòn lũy kế giảm 20 tỷ
  8. Hao mòn lũy kế giảm 14 tỷ
  9. Số khác Câu 43. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo quy định tại
  10. VAS 22
  11. Thông tư 200
  12. Thông tư 202
  13. Tất cả đều đúng Câu 44. Trong hợp nhất kinh doanh, ngày mua là ngày
  14. Ngày bên mua kiểm soát bên bị mua
  15. Ngày bên mua chuyển tiền thanh toán cho bên bị mua
  16. Ngày bên mua ký hợp đồng mua bên bị mua
  17. Ngày bên bị mua chuyển giao tài sản cho bên mua Ngày 01/07/20X1, công ty X đạt quyền kiểm soát công ty Y bằng cách mua 100% cổ phần của công ty Y với giá 220 tỷ đồng. Tại ngày này, công Y có tình hình tài chính như sau

Khoản mục Giá trị ghi sổ Giá trị hợp lý Tổng tài sản 200 240 Tổng nợ phải trả 40 60 Tổng vốn chủ sở hữu 160

Trong đó, có một bằng phát minh chưa được ghi nhận có giá trị hợp lý là 5 tỷ đồng. Lợi thế thương mại được tính tại ngày mua là

  1. 60 tỷ đồng
  2. 24 tỷ đồng = 220 - [160 + [40+5]*[1-20%]]
  3. 30 tỷ đồng
  4. 20 tỷ đồng Câu 45. Theo VAS 11, lợi thế thương mại được xác định bằng:
  5. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo tài chính của bên đi mua
  6. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần [theo tỷ lệ sở hữu] của bên đi mua
  7. Chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị hợp lý của tài sản thuần [theo tỷ lệ sở hữu] của bên bị mua
  8. Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản và nợ phải trả phân biệt trên báo cáo tài chính của bên bị mua

Chủ Đề