Bài tập chương 5 hóa lớp 8 nâng cao năm 2024

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và hệ thống lại toàn bộ kiến thức Chương 5 Hóa học lớp 8, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Ôn tập Hóa học 8 Chương Hiđro - Nước được biên soạn và tổng hợp đầy đủ, bám sát chương trình SGK. Tài liệu bao gồm tóm tắt kiến thức và bài tập trọng tâm như axit, bazơ, muối và các tính chất đặc trưng cũng như cách điều chế Hiđro, nước. Ngoài ra bộ tài liệu cung cấp nội dung các bài học, hướng dẫn giải bài tập trong SGK, phần trắc nghiệm online có đáp án và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em có thể tham khảo và so sánh với đáp án trả lời của mình. Bên cạnh đó các đề kiểm tra được tổng hợp và sưu tầm từ nhiều trường THCS khác nhau, các em có thể tải file về tham khảo cũng như làm bài thi trực tuyến trên hệ thống để đánh giá được năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập Hóa học 8 Chương 5

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Tính chất của Hiđro

1. Tính chất vật lí:

+ Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

+ Nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học:

  1. Tác dụng với oxi:

- Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ.

- Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ.

Kết luận: H2 tác dụng với oxi sinh ra H2O, phản ứng gây nổ

2H2 + O2 → 2H2O

Tỉ lệ: VH2 : VO2= 2:1

+ Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 theo tỉ lệ 2:1 sẽ gây nổ mạnh nhất.

  1. Tác dụng với đồng oxit:

H2 + CuO → Cu + H2O

[màu đen] [màu đỏ]

Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO. Khí H2 có tính khử.

Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.

Ví dụ: H2 + PbO → Pb + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

II. Ứng dụng

- Bơm kinh khí cầu

- Sản xuất nhiên liệu.

- Hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim loại.

- Sản xuất amoniac, axit, phân đạm....

III. Điều chế Hiđro

1. Trong phòng thí nghiệm:

- Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit [HCl, H2SO4[l]] tác dụng với kim loại [Zn, Al, Fe, …]

- Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy.

- Thu khí H2 bằng cách:

+ Đẩy nước.

+ Đẩy không khí.

2. Trong công nghiệp:

Điện phân nước: 2H2O → 2H2 + O2.

IV. Phản ứng thế

Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2

[đ.chất] [h.chất] [h.chất] [đ.chất]

→ Phản ứng này được gọi là phản ứng thế.

Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.

V. Nước

1. Thành phần hóa học của nước:

- Sự phân hủy nước: 2H2O → 2H2 + O2.

- Sự hóa hợp nước: 2H2 + O2 → 2H2O

* Kết luận:

- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H & O.

- Tỉ lệ hoá hợp giữa H & O:

+ Về thể tích: VH2/VO2 = 2/1

+ Về khối lượng: mH2/mO2 = 1/8

- CTHH của nước: H2O.

2. Tính chất vật lí:

Nước là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị, sôi ở 1000C, khối lượng riêng 1 g/ml. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí…

3. Tính chất hóa học:

  1. Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2­

Nước có thể tác dụng với một số kim loại mạnh khác như K, Ca, Ba...

  1. Tác dụng với một số oxit bazơ.

CaO + H2O → Ca[OH]2. [bazơ]

Nước cũng hóa hợp Na2O, K2O, BaO... tạo NaOH, KOH

→ Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh.

  1. Tác dụng với một số oxit axit.

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 [axit].

Nước cũng hóa hợp nhiều oxit khác như SO2, SO3, N2O5... tạo axit tương ứng.

→ Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.

VI. Axit

1. Khái niệm: Phân tử axít gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđrô này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4

2. Công thức của axít. HnA

- n: là chỉ số của nguyên tử H

- A: là gốc axít [-Cl, = SO3, = SO4, = S, - NO3, PO4]

3. Phân loại axít.

-Axit không có oxi: HCl, H2S.

-Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 …

4. Gọi tên của axít.

  1. Axít có oxi: Tên axit = axit + PK + ic

Ví du: HNO3 axit nitric ;

H2SO4 axit sunfuric

H3PO4 axit photphoric

H2CO3 axit cacbonic.

  1. Axít không có oxi: Tên axit = axit + PK + hiđic

Ví dụ: H2S axit sunfuhidric.

HCl axitclohiđríc

HBr axit bromhiđic.

  1. Axít có ít oxi: Tên axit = axit + PK + ơ

Ví dụ: H2SO3 axit sunfurơ

VII. Bazơ

1. Khái niệm về bazơ

Bazơ là một phân tử gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hay nhiều nhóm hiđroxit [OH ].

Ví dụ: NaOH, Ca[OH]2; Mg[OH]2; Fe[OH]3,

2. Công thức bazơ: M[OH]n

- M: là nguyên tố kim loại

- n: là chỉ số của nhóm [OH ]

3. Phân loại bazơ

-Bazơ tan [ kiềm], tan được trong nước

Ví dụ: NaOH; Ca[OH]2, KOH, Ba[OH]2...

-Bazơ không tan, không tan được trong nước.

Ví dụ: Fe[OH]3; Cu[OH]2, Mg[OH]2, ..

4. Cách đọc tên bazơ

Tên bazơ = Tên kim loại [nếu kim loại có nhiều hoá trị gọi tên kèm theo tên hoá trị] + hiđroxit.

Ví dụ: Ca[OH]2 Canxi hidroxit

Fe[OH]2 sắt [II] hidroxit; Fe[OH]3 sắt [III] hidroxit

VIII. Muối

1. Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axít.

Ví dụ: NaCl, K2CO3, NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, K2SO4, Fe[NO3]3

2. Công thức hoá học của muối: MxAy.

Trong đó: - M: là nguyên tố kim loại.

- x: là chỉ số của M.

- A: Là gốc axít

- y: Là chỉ số của gốc axít.

3.Cách đọc tên muối:

Tên muối = tên kim loại [ kèm hoá trị kim loại có nhiều hoá trị] + tên gốc axít.

4. Phân loại muối:

  1. Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axít không có nguyên tử “ H” có thể thay thế bằng nguyên kim loại.

VD: ZnSO4; Cu[NO3]2…

  1. Muối axít: Là muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử “H” chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3; Ca[HCO3]2…

Bài tập: Trong các muối sau muối nào là muối axit, muối nào là muối trung hoà?

NaH2PO4, BaCO3, Na2SO4, Na2HPO4, K2SO4, Fe[NO3]3

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

  1. Điphotpho penta oxit + nước → axit photphoric [H3PO4]
  1. Kẽm + axit sunfuric [H2SO4] → Kẽm sunfat [ZnSO4]+ hiđro
  1. Thủy ngân [II] oxit .PNG] Thủy ngân + oxi

Hướng dẫn:

  1. P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4

Đây là phản ứng hóa hợp

  1. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑

Đây là phản ứng thế

  1. HgO .PNG] Hg + O2↑

Đây là phản ứng phân hủy

Bài 2:

Người ta dùng V[lít] khí H2 khử hoàn toàn hỗn hợp hai Oxit kim loại gồm: CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ thích hợp. Sau phản ứng thu được 12g hỗn hợp gồm 2 kim loại trong đó có 6,4g Cu.

  1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
  1. Hãy tính V[lít] khí H2 cần dùng để khử hỗn hợp 2 Oxit đó. [Các thể tích khí đo ở đktc]

Hướng dẫn:

  1. Phương trình hóa học:

H2 + CuO .PNG] Cu + H2O [1]

3H2 + Fe2O3 .PNG] 2Fe + 3H2O [2]

  1. Khối lượng của kim loại Fe là:

\[{m_{Fe}} = {m_{hh}} - {m_{CuO}} = 12 - 6,4 = 5,6[gam]\]

Số mol của Sắt và Đồng lần lượt là:

\[\begin{array}{l} {n_{Fe}} = \frac{{{m_{Fe}}}}{M} = \frac{{5,6}}{{56}} = 0,1[mol]\\ {n_{CuO}} = \frac{{{m_{CuO}}}}{M} = \frac{{6,4}}{{64}} = 0,1[mol] \end{array}\]

Phương trình hóa học:

H2 + CuO .PNG] Cu + H2O [1]

1 mol 1 mol

0, 1 mol \[\leftarrow\] 0,1 mol

3H2 + Fe2O3 .PNG] 2Fe + 3H2O [2]

3 mol 2 mol

0,15 mol \[\leftarrow\] 0,1 mol

Theo phương trình [1] và [2] thì số mol Hiđro sinh ra ở hai phản ứng là:

\[\begin{array}{l} {n_{{H_2}[1]}} = {n_{Cu}} = 0,1[mol]\\ {n_{{H_2}[2]}} = {n_{Fe}} = 0,15[mol] \end{array}\]

Tổng số mol khí Hiđro sinh ra là:

\[\sum {{n_{{H_2}}}} = 0,1 + 0,15 = 0,25[mol]\]

Thể tích khí Hiđro cần dùng ở đktc là:

\[{V_{{H_2}}} = 22,4.{n_{{H_2}}} = 22,4 \times 0,25 = 5,6[lit]\]

Bài 3:

Gọi tên các axit và bazơ sau đây:

  1. Axit: HCl, H2SO3, H2SO4, H2CO3, H3PO4, H2S, HBr, HNO3
  1. Bazơ: NaOH, LiOH, Fe[OH]3 , Ba[OH]2, Cu[OH]2, Al[OH]3

Hướng dẫn:

HCl có tên gọi là axit clohidric

H2SO3 có tên gọi là axit sunfurơ

H2SO4 có tên gọi là axit sunfuric

H2CO3 có tên gọi là axit cacbonic

H3PO4 có tên gọi là axit photphoric

H2S có tên gọi là axit sunfuhiđric

HBr có tên gọi là axit bromhidric

HNO3 có tên gọi là axit nitric

NaOH có tên gọi là Natrihiđroxit

LiOH có tên gọi là Litihiđroxit

Fe[OH]3 có tên gọi là Sắt[III] hiđroxit

Ba[OH]2 có tên gọi là Barihiđroxit

Cu[OH]2 có tên gọi là Đồng [II] hiđroxit

Al[OH]3 có tên gọi là Nhôm hiđrôxit

Trắc nghiệm Hóa học 8 Chương 5

  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 31 Tính chất, ứng dụng của hidro
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 32 Phản ứng oxi hóa - khử
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 33 Điều chế khí hidro
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 34 Luyện tập
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 36 Nước
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37 Axit, Bazo và Muối
  • Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 38 Luyện tập

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 5

Trắc nghiệm online Hóa học 8 Chương 5 [Thi Online]

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi

  • Đề kiểm tra 1 tiết Chương 5 môn Hóa học 8 - Trường THCS Cát Trinh
  • Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 8 Chương Hidro - Nước
  • Đề ôn tập Chương 5 môn Hóa học 8 năm 2021

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 5 [Tải File]

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

  • Đề kiểm tra Hóa 8 Chương 5 Hiđro - Nước có giải chi tiết
  • 50 Bài tập trắc nghiệm chương 5 Hidro - Nước [có đáp án]
  • 120 Câu hỏi ôn tập chương 5 môn Hóa học 8 [có đáp án]

Lý thuyết từng bài chương 5 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Hóa học 8 Chương 5

  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 31 Tính chất, ứng dụng của hidro
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 32 Phản ứng oxi hóa - khử
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 33 Điều chế khí hidro
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 34 Luyện tập
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 36 Nước
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 37 Axit, Bazo và Muối
  • ​Lý thuyết Hóa 8 Bài 38 Luyện tập

Giải bài tập Hóa học 8 Chương 5

  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 31 Tính chất - Ứng dụng Hidro
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 32 Phản ứng oxi hóa khử
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 33 Điều chế hidro - phản ứng thế
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 34 Luyện tập
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 36 Nước
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 37 Axit, Bazo và muối
  • Giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 38 Luyện tập

Trên đây là nội dung đề cương ôn tập Hóa 8 Chương 5. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức thật tốt. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !

Chủ Đề