Baáo giảm thai sản mới được thanh toán năm 2024

Thời gian nghỉ dưỡng sức trong tháng dưới 14 ngày làm việc thì tháng đó công ty và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc

Bà Kim Huyền [Quảng Ngãi] hỏi, đối với trường hợp nêu trên, công ty bà báo giảm không lương cho lao động nữ trong tháng 7/2021 thì có đúng không, hay tháng 7 vẫn để chế độ người lao động nghỉ thai sản? Nếu để chế độ nghỉ thai sản thì thời gian nghỉ thai sản là 7 tháng, như vậy có đúng quy định không? Công ty phải báo như thế nào để người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 34, Khoản 2, Điều 39, Khoản 3, Điều 85, Khoản 4, Điều 86 Luật BHXH năm 2014: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Vì vậy, đối với người lao động [như nêu tại câu hỏi], nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ ngày 13/1/2021 đến hết ngày 12/7/2021 [6 tháng]. Sau đó nghỉ dưỡng sức đến ngày 19/7/2021, từ ngày 20/7/2021 bắt đầu làm việc trở lại, đơn vị đã báo giảm [dừng] tham gia BHXH từ tháng 1/2021 [từ ngày 1/1/2021] đến ngày 30/6/2021 [đủ 6 tháng] thì từ tháng 7/2021, công ty đăng ký đóng BHXH [trở lại] đối với người lao động này là đúng quy định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức [không hưởng tiền lương] trong tháng 7 dưới 14 ngày làm việc nên tháng 7 công ty và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc.

Sau khi giảm không lương phải bổ sung nghiệp vụ tăng thu 4.5% BHYT từ tháng nghỉ đến hết thời hạn thẻ [Mã phương án TT] nếu người lao động không trả thẻ BHYT.

TS

Giảm do nghỉ thai sản

- Tháng quyết toán:

+ Giảm thu 26% quỹ lương BHXH;

+ Giảm thu 4.5% quỹ lương BHYT;

+ Giảm thu 2% quỹ lương BHTN [nếu có].

- Bổ sung giảm 28% hoặc 32.5% số phải thu tại các tháng truy giảm.

- Áp dụng quy định theo mức lương tối thiểu tại thời điểm truy giảm

Đến thời điểm gia hạn thẻ BHYT cho đơn vị, lao động đang nghỉ thai sản được gia hạn như bình thường.

OF

Giảm do ốm đau

Khi giảm ốm đau mà NLĐ chưa có giấy tờ xác minh nghỉ ốm, đơn vị bổ sung nghiệp vụ tăng thu 4.5% BHYT từ tháng nghỉ đến hết thời hạn thẻ [Mã phương án TT].

Thanh toán chế độ thai sản thì người lao động có cần bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng mới nhận được tiền không? Câu hỏi đến từ anh T.L ở Long Thành.

Thanh toán chế độ thai sản thì người lao động có cần bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng mới nhận được tiền không?

Thanh toán chế độ thai sản thì người lao động có cần bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng mới nhận được tiền không thì theo Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 cụ thể:

Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
2. Trách nhiệm của Bộ phận KHTC
...
2.2. Chi trả
2.2.1. Chuyển kinh phí cho đơn vị SDLĐ để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân theo Danh sách C70a-HD.
a] Căn cứ Danh sách C70a-HD, thực hiện chuyển số tiền trợ cấp của người lao động không đăng ký tài khoản tiền gửi.
Ngay sau khi chuyển tiền vào tài khoản đơn vị SDLĐ, Hệ thống tự động gửi đến từng người tin nhắn thông báo về việc cơ quan BHXH đã chuyển tiền trợ cấp về đơn vị.
b] Hướng dẫn đơn vị SDLĐ tổ chức chi trả cho người lao động theo đúng quy định; trường hợp sau khi đơn vị SDLĐ tổ chức chi trả mà có người hưởng chưa nhận thì trong vòng 01 tháng kể từ khi nhận được kinh phí do cơ quan BHXH chuyển sang, hướng dẫn đơn vị lập Danh sách 6-CBH và chuyển lại cơ quan BHXH [Bộ phận KHTC] kèm theo số tiền người lao động chưa nhận; theo dõi, quản lý công tác chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, đảm bảo số tiền chưa chi trả hết phải được chuyển về cơ quan BHXH.
c] Tiếp nhận để theo dõi, quản lý số người, số tiền người hưởng chưa lĩnh theo Danh sách 6-CBH.
2.2.2. Chi trực tiếp cho người lao động
a] Chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân: Căn cứ Danh sách C70a-HD, Danh sách C70b-HD, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản, nếu đúng thực hiện chuyển số tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân người lao động; thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân; tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động.
b] Chi trực tiếp bằng tiền mặt
Căn cứ Danh sách C70b-HD, Danh sách 6-CBH, chi trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người hưởng và đề nghị người hưởng ký nhận.

Như vậy, sau khi bạn hoàn tất thủ tục hưởng chế độ thai sản, tiền thai sản sẽ được chi trả với các hình thức phù hợp với từng địa phương và yêu cầu quản lý.

Trường hợp của bạn khi hoàn tất thủ tục hưởng chế độ thai sản, tiền thai sản sẽ chuyển về tài khoản của công ty hoặc cá nhân - bạn có thể đăng ký thông tin tài khoản để được nhận trực tiếp.

Do đó để nhận tiền thai sản bạn không cần phải bắt buộc có tài khoản ngân hàng mà có thể nhận bằng tiền mặt.

Thanh toán chế độ thai sản [Hình từ Internet]

Thời gian nghỉ thai sản có được đóng BHXH không?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cụ thể:

Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

Như vậy, nếu bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con và vẫn còn trong thời hạn hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và bạn không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho bạn.

Lao động nữ xin nghỉ thêm chế độ thai sản có được nhận hỗ trợ gì trong thời gian nghỉ thêm không?

Hỗ trợ lao động nữ xin nghỉ thêm chế độ thai sản căn cứ khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Chủ Đề