Bà bầu 30 tuần tăng bao nhiêu kg

  • Tam cá nguyệt thứ 1
  • Tam cá nguyệt thứ 2
  • Tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 1Tam cá nguyệt thứ 2Tam cá nguyệt thứ 3
Tuần 01Tuần 02Tuần 03Tuần 04Tuần 05Tuần 06Tuần 07Tuần 08Tuần 09Tuần 10Tuần 11Tuần 12Tuần 13Tuần 14Tuần 15Tuần 16Tuần 17Tuần 18Tuần 19Tuần 20Tuần 21Tuần 22Tuần 23Tuần 24Tuần 25Tuần 26Tuần 27Tuần 28Tuần 29Tuần 30Tuần 31Tuần 32Tuần 33Tuần 34Tuần 35Tuần 36Tuần 37Tuần 38Tuần 39Tuần 40

Mang thai tuần 30Sự Phát triển của thai nhi & Thay đổi cơ thể mẹ

Cơ thể của Mẹ lại trở nên khó chịu hơn một chút khi bụng và ngực của Mẹ lớn hơn lúc trước. Và Mẹ còn có thể bỗng nhiên thấy đôi chân của mình luôn mỏi nhừ như đã chạy cả ngày vậy!

Phát triển ở bé

Bé tiếp tục tăng cân và hình thành các lớp mỡ cho cơ thể.

  • Khi được 30 tuần tuổi, bé nặng khoảng 1,4 kg và và dài khoảng 26,7cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông, hoặc khoảng bằng chiều dài của một cây cần tây [nếu tính cả hai cẳng chân và bàn chân, số đo này dài thêm nhiều cm nữa]. Từ tuần này đến tuần 37 của thai kỳ, bé tăng cân ấn tượng khoảng 230g/tuần!
  • Bé có thể tập các cử động hô hấp khi bé nhịp nhàng cử động phần cơ hoành của mình.
  • Bộ não bé tiếp tục lớn và phát triển, hình thành thêm các đường rãnh và nếp gấp trên bề mặt của não. Các nếp gấp này giúp cho các tế bào não bé có đủ chỗ [diện tích bề mặt] để phát triển do não phát triển và tiếp thu kiến thức trong suốt cuộc đời. Bé giờ đây có thể kiểm soát nhiệt độ.

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phần năng lượng và sức lực mà Mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ hai dường như đã mất đi. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và tử cung tiếp tục phình to tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn.

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ:

  • Tử cung Mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực. Cổ tay tê cứng! Do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu Mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ Mẹ bị hội chứng ống cổ tay hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con.
  • Tê cứng hoặc ngứa ran ở những nơi khác? Khi Mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung đang phình to của Mẹ có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến cho hai cẳng chân, các ngón chân hoặc toàn bộ hai cánh tay bị tê cứng. Triệu chứng này là bình thường đối với một số phụ nữ và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khó thở? Điều này là bình thường đối với các phụ nữ mang thai được 30 tuần và xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của Mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to. Nhưng nên nhớ, với lượng progesterone [hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi] tăng cao trong cơ thể, mỗi lần thở Mẹ phải hô hấp sâu hơn và hít vào nhiều không khí hơn so với trước khi mang thai.

Mẹ cần làm gì

Từ đây đến tuần thứ 36, Mẹ cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần, từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng. Việc này khá nhàm chán và mất thời gian, nhưng việc Mẹ và bé được theo dõi cẩn thận là quan trọng nhất.

Dinh dưỡng

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, Mẹ cần rất nhiều năng lượng do bé phát triển với tốc độ càng nhanh hơn trước đây. Mẹ cần tăng thêm khoảng 200 - 300 kcal một ngày trong khẩu phần của mình Mẹ nhé! Và 200 - 300 calories chỉ khoảng 1 chén cháo nhỏ, hoặc một cốc sinh tố trái cây và sữa chua không đường hoặc 1 miếng nhỏ ức gà thôi Mẹ nha!

Vận động

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ, có lẽ Mẹ muốn chia nhỏ bài tập, 10 hoặc thậm chí 5 phút. Mẹ có thể nhận thấy những bài tập nhỏ phù hợp với cơ thể của mình và phù hợp với gian biểu bận rộn trong ngày khi đang mang thai.
Tập thể dục vẫn là cách tốt nhất để đối phó với các triệu chứng và các cơn đau cuối thai kỳ, và giúp Mẹ nhanh chóng giảm cân sau khi sinh.
Lựa chọn phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như Pilates có thể giúp Mẹ nghỉ và thư giãn, điều này có thể giúp ích cho tâm trí và cơ thể Mẹ! Nên lưu ý hạn chế thời gian nằm, vì điều này có thể cản trở lượng máu nuôi thai nhi.
Trong giai đoạn này các động tác kéo giãn nhẹ nhàng có thể đặc biệt hữu ích trong chế độ tập luyện hàng ngày. Nên nhớ thực hiện chậm và nhẹ nhàng. Mẹ bầu có thể thử với bài tập Pilates cơ bản sau đây:

  1. Mẹ ngồi bắt chéo chân, giữ lưng thẳng, giang thẳng hai tay về phía trước.
  2. Đưa hai tay ra sau, sao cho hai bàn tay chạm vào nhau.
  3. Giang hai tay lên trên đầu.
  4. Kết thúc bằng đưa tay về trước, như tư thế bắt đầu.
  5. Thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các hoạt động tương tác của mẹ và bé trong thai kỳ

Tìm hiểu thêm

Giai đoạn phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển trí não của thai nhi từ trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kì diệu

Tìm hiểu thêm

Khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não....

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ Đề