Attempting repairs dịch ra tiếng viết là gì

Nhiều người sẽ rất hoảng hốt khi bật máy tính bình thường và phát hiện ra không thể khởi động vào Windows. Quá trình khởi động của máy tính có thể bị gián đoạn, có thể lên rồi ngay lập tức khởi động lại, hoặc thông báo lỗi,…

Bạn sẽ nghĩ tới việc phải cài lại Windows để giải quyết vấn đề. Đó là một cách tốt, tuy nhiên trước đó bạn hãy sử dụng công cụ Startup Repair đi kèm với hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows Vista. Hoặc nếu bạn sử dụng Windows 8 thì có thể làm theo hướng dẫn Sử dụng Refresh và Reset để cài đặt lại máy tính Windows 8

Startup Repair trong Windows 7 là một công cụ phục hồi có thể sửa chữa một số vấn đề hệ thống. Nó sẽ quét máy tính tìm các vấn đề và cố gắng sửa chữa chúng để nó sẽ khởi động một cách chính xác.

Startup Repair có thể sửa chữa các vấn đề như các tập tin hệ thống bị mất hoặc bị hư hỏng. Nó không thể sửa chữa vấn đề phần cứng hoặc các vấn đề cài đặt, và nó không thể phục hồi bất kỳ tập tin dữ liệu cá nhân bị mất tích. Tuy nhiên nó là một công cụ rất đáng dùng để bắt đầu xử lý lỗi khi bạn khởi động vào Windows.

Công cụ Startup Repair trong Windows 7

Khi Windows không thể khởi động bình thường có thể do thay đổi phần cứng, tắt máy đột xuất, hoặc các lỗi khác, bạn sẽ thấy hiển thị thông báo Windows Error Recovery – Cho bạn lựa chọn xử lý lỗi khởi động Windows. Như hình dưới đây bạn sẽ thấy tùy chọn để vào Startup Repair hoặc cố gắng để khởi động Windows bình thường.

Nếu Windows không khởi động đúng cách và không cung cấp cho bạn màn hình Startup Repair như trong hình trên, bạn có thể mở bằng thao tác thủ công.

Khởi động vào phần Advanced Boot Options

Khởi động lại máy tính và tiếp tục nhấn phím F8 liên tục cho đến khi bạn thấy màn hình Advanced Boot Options. Một khi bạn nhận được màn hình này, bạn hãy chọn Repair Your Computer – Sửa chữa máy tính của bạn và nhấn Enter.

Bạn sẽ thấy thông báo … Windows is loading files…

Tiếp theo chọn đúng quy tắc sử dụng bàn phím, có thể để US hoặc tìm phần VI. Không quan trọng lắm!

Bạn sẽ thấy yêu cầu đăng nhập, điền vào như khi khởi động vào Windows 7 nhé!

Bây giờ bạn có các tùy chọn khác nhau trong System Recovery Options. Bấm vào Startup Repair để bắt đầu quá trình xử lý sự cố vì nó có thể phát hiện và sửa chữa vấn đề.

Startup Repair bắt đầu quá trình quét và cố gắng để sửa chữa hệ thống. Hãy kiên nhẫn trong khi nó kết thúc, đôi khi nó có thể mất một thời gian cho nó để hoàn thành.

Trong trường hợp đặc biệt bạn sẽ thấy thông báo bạn có muốn sử dụng System Restore hay không? Bạn không cần phải sử dụng tùy chọn này, bạn có thể hủy bỏ nó và cho phép các công cụ để tiếp tục cố gắng để khắc phục vấn đề. Hoặc có thể sử dụng nếu bạn đã cài đặt tự động tạo các bản sao lưu Windows trong System Restore.

Quá trình Khôi phục hệ thống bắt đầu và thiết lập hệ thống trở về thời điểm khi nó đã làm việc một cách chính xác. Bạn nên có một vài ngày khác nhau dao động để lựa chọn, nhưng bạn sẽ muốn chọn một trong những gần đây nhất.

Sau khi nó được khôi phục, bạn sẽ nhận được một thông báo cho biết nó đã thành công và bạn cần phải khởi động lại.

Nếu vấn đề không thể được khắc phục, bạn sẽ nhận được một thông báo nó không thể được xử lý tự động, và bạn sẽ nhận được một bản tóm tắt của các lỗi có thể được gửi cho Microsoft. Tùy thuộc vào những gì các lỗi, đôi khi bạn sẽ nhận được liên kết bổ sung với các tùy chọn, hỗ trợ.Các nhà sản xuất máy tính cũng có thể cung cấp các giải pháp bổ sung.

Các tùy chọn để gửi các chi tiết lỗi cho Microsoft.

Startup Repair trong Vista

Bạn cũng có thể truy cập vào Startup Repair trong Vista bằng cách khởi động từ đĩa cài đặt Win Vista. Chọn cài đặt ngôn ngữ của bạn và nhấn Next.

Trong màn hình kế tiếp click vào Repair your computer.

Tùy chọn System Recovery trong cửa sổ đi kèm và tìm thấy hệ điều hành trên ổ đĩa của bạn.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu chạy Startup Repair hoặc chọn các công cụ khác giống như trong hướng dẫn Windows 7, chúng tôi trình bày ở trên.

Sử dụng công cụ Memory Diagnostics Tool

Công cụ chẩn đoán Windows Memory sẽ kiểm tra các lỗi trong bộ nhớ của máy tính. Trừ khi bạn nhận được một thông báo chỉ ra một lỗi trong bộ nhớ, hoặc bạn là một người dùng có kinh nghiệm, không có nhiều lý do để chạy thử nghiệm này. Máy tính sẽ khởi động lại và bắt đầu chạy các chẩn đoán trước khi khởi động vào Windows.

Kết luận

Startup Repair là giải pháp tốt để bắt đầu xử lý lỗi khi khởi động Windows.

Lưu ý: Nếu bạn không thể vào được phần màn hình Advanced Boot Options bằng cách nhấn F8, bạn cũng có thể truy cập các công cụ này bằng cách khởi động từ một đĩa phục hồi hệ thống, hoặc đĩa cài đặt Windows.


Tìm hiểu thêm các Thủ thuật máy tính hay nhất!!!

Trong trường hạp bạn gặp lỗi mà không biết phải làm gì, thì tin vui đến với bạn là Windows 10 trang bị một tính năng giúp người dùng khắc phục lỗi đó nhanh chóng và hiệu quả. Tính năng này có tên là Automatic Repair, tuy nhiên tính năng này đôi khi cũng không thể sửa lỗi hoàn hảo, mà nó còn khiến máy tính của bạn tự động khởi lại và lặp lại hành động này, khiến người dùng gặp khó khăn. Bài viết dưới đây, Laptopcuxachtay sẽ giúp bạn sửa lỗi Auto­mat­ic Repair trên Win 10 một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Sửa lỗi không kết nối được Wifi Win 10

Automatic Repair là gì?

Automatic Repair là một tính năng mới giúp người dùng để khắc phục môt số sự cố được tích hợp sẵn trong máy tính Windows. Tuy nó có khả năng khắc phục lỗi hiệu quả, nhưng đôi khi công cụ này có thể sẽ không hoạt động, và nó gây ra hiện tượng bị kẹt trong vòng lặp sửa chữa khởi động trên phiên bản Windows 10, 8.1, 8.

Khi truy cập vào công cụ Windows Automatic Repair thì lỗi màn hình xanh hiện ra, cùng với đó là các thông báo lỗi như “Your PC did not start correctly” hoặc hiện thông báo “Automatic repair couldn’t repair your PC”. Nếu bạn nhấn vào Restart thì máy tính sẽ bị kẹt trong vòng lặp khởi động lỗi Automatic Repair mà khoogn thể thoát ra được.

Nguyên nhân gây lỗi Automatic Repair trên Win 10:

Khi xuất hiện lỗi Automatic Repair người dùng thường sẽ gặp phiền phức bởi những thông báo lỗi hiện lên liên tục trên màn hình. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra lỗi này? Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Chế độ Windows Registry gặp lỗi hoặc gặp vấn đề
  • Các tập tin hệ thống bị hỏng hoặc bị thiếu mất.
  • File Bootmgr trên máy tính bị hỏng
  • Xảy ra sự cố với các bộ phận phần cứng như thiếu trình điều khiển ổ cứng, trình điều khiển bo mạch chủ hoặc trình điều khiển đồ họa.

Ngoài ra, còn có rất nhiều lý do gây ra lỗi nhưng chưa xác định được nguyên nhân khác.

Cách sửa lỗi Auto­mat­ic Repair trên Win 10:

1. Khắc phục lỗi bằng Check Disk Utility:

Trong trường hợp bạn không thể xác định được bất cứ nguyên nhân nào gây ra vòng lặp sửa chữa tự động Windows 10, bạn có thể sử dụng một số công cụ để sửa lỗi hệ thống để thử khắc phục. Bạn có thể sử dụng lệnh Check Disk [chkdsk]. Lệnh này sẽ tiến hành kiểm tra ở mức độ thấp ổ hệ thống, từ đó tìm ra lỗi. Nếu phát hiện lỗi, nó sẽ tự động sửa chữa luôn.

Cho dù khi gặp lỗi Auto­mat­ic Repair, windows sẽ không thể khởi động, bạn vẫn có thể buộc Windows khởi động vào cửa sổ Command Prompt bằng cách sử dụng Menu Advanced options.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn khởi động lại PC và nhấn phím F8 trước khi biểu tượng Windows và biểu tượng con quay xuất hiện. Thao tác này sẽ khiến Menu khắc phục sự cố khởi động Windows xuất hiện. Bạn chọn See advanced repair options để bắt đầu.

Bước 2: Từ màn hình Choose An Option, bạn chọn Troubleshoot > Advanced options > Command Prompt.

Choose An Option

Bước 3: Ở trong cửa sổ Command Prompt, bạn nhập lệnh chkdsk c: /r và nhấn phím Enter.

Nhập lệnh sau và nhấn Enter

Bước 4: Nếu lệnh chkdsk không thành công, thì bạn có thể sử dụng lệnh Fixboot.

Trong cùng một cửa sổ Command Prompt, bạn nhập lệnh fixboot c: và nhấn phím Enter.

Nhập lệnh fixboot và nhấn Enter

Bước 6: Sau khi hoàn tất, bạn hãy đóng cửa sổ Command Prompt lại và khởi động lại PC

2. Khắc phục bằng Windows Registry:

Đôi lúc, lỗi này do nhiễm phần mềm độc hại hoặc có thể do sự cố ổ đĩa cũng có thể làm hỏng các File Registry.

Để khắc phục sự cố Registry, bạn có thể khôi phục theo các bước sau:

Bước 1: Ở menu Windows Boot Options, bạn lần lượt thực hiện theo tùy chọn:

  • Troubleshoot >>Advanced Options >>Command Prompt.

Bước 2: Hộp thoại Command Prompt mở ra, bạn tiến hành nhập lênh sau rồi nhấn phím Enter.

Nhập lệnh: “cd C: \ windows \ system32 \ logfiles \ srt \”

Bước 3: Tiếp đến, bạn gõ txt để mở File bằng notepad

Bước 4: Sau đó, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + phím O. Sau đó, bạn chọn All Files từ cho mọi tập tin và điều hướng đến đường dẫn C: \ windows \ system32

Bước 5: Bạn Click chuột phải vào CMD và chọn chạy Run as administrator.

Windows Registry

Bước 6: Khi hộp thoại mới mở lên, bạn gõ dòng lệnh dưới đây rồi nhấn phím Enter.

Lệnh: “cd C: \ windows \ system32 \ config”

Bước 7: Sau đó, bạn sao lưu các file đó bằng cách đổi tên các file mặc định, phần mềm, hệ thống và bảo mật thành đuôi .bak

Bước 8: Tiếp theo, bạn nhập từng đoạn lệnh sau, mỗi lệnh bạn nhấn phím Enter.

rename DEFAULT DEFAULT.bakrename SAM SAM.bak

rename SECURITY SECURITY.bak

rename SOFTWARE SOFTWARE.bak

rename SYSTEM SYSTEM.bak

Bước 9: Sau đó, bạn tiếp tục nhập các dòng lệnh sau và nhấn tiếp phím Enter.

Lệnh “copyc: \ windows \ system32 \ config \ RegBack c: \ windows \ system32 \ config”

Bước 10: Lúc này, bạn khởi động lại máy tính để kiểm tra lỗi đã được khắc phục chưa.

3. Quết hệ thống ở chế độ Safe Mode:

Trong các công cụ sửa chữa hệ thống tìm thấy File bị hỏng, Windows sẽ tự động thay thế các file đó bằng image cục bộ. Tuy nhiên, trong trường hợp bản thân image này bị hỏng, Windows cũng không thể tự sửa chữa và khiến các lệnh trước đó bị lỗi. Để sửa lỗi này, bạn có thể sử dụng công cụ DISM [Deployment Image Servicing and Management].

Để sử dụng công cụ này, đầu tiên bạn cần phải bật máy ở chế độ Safe Mode. Thao tác này load phiên bản Windows cơ bản mà không cần phải dùng tới bất kỳ chương trình nào bên thứ 3 để giúp bạn sửa lỗi khởi động của mình.

4. Vô hiệu hóa Auto­mat­ic Repair trên Win 10:

Trong trường hợp bạn tự tin Windows hoạt động ổn định, thì bạn có thể thử tắt Automatic Repair đi. Việc làm này sẽ cho phép người dùng khởi động vào Windows mà không cần vòng lặp sửa chữa diễn ra. Tuy nhiên, điều này chỉ hoạt động nếu hệ thống Windows của bạn hoạt động bình thường.

Để tắt công cụ Auto­mat­ic Repair trên Win 10, bạn hãy làm theo các bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở menu khắc phục sự cố Boot Windows

Bước 2: Bạn chọn See advanced repair options > Troubleshoot > Advanced options > Command Prompt.

Bước 3: Bạn nhập lệnh “bcdedit” và nhấn phím Enter.

Vô hiệu hóa Auto­mat­ic Repair trên Win 10

Bước 4: Lúc này, bạn kiểm tra các giá trị identifier và recoveryenabled.

Giá trị identifier phải là {default}recoveryenabled phải là yes.

Bước 5: Giờ đây, bạn gõ lệnh sau và nhấn phím Enter

bcdedit /set {default} recoveryenabled no

Bước 6: Điều này, sẽ giúp vô hiệu hóa sửa chữa khởi động tự động. Nếu lệnh không hoạt động, thì bạn hãy thử sử dụng lệnh như sau:

bcdedit /set {current} recoveryenabled no

Bước 7: Sau khi hoàn tất, bạn hãy khởi động lại PC.

Xem thêm: Sửa lỗi 0x0000011b khi in qua mạng Win 10

Video liên quan

Chủ Đề