Acemuc 200mg là thuốc gì

Thuốc Acemuc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Hiện nay trên thị trường có 2 loại sản phẩm Acemuc khác nhau: Acemuc 100g dành cho trẻ nhỏ, Acemuc 200mg dành cho người lớn.

Dạng bào chế: Thuốc cốm

Đóng gói: Hộp 30 gói x 1g

Thành phần: Acetylcysteine

1. Tác dụng của thuốc Acemuc

Thuốc Acemuc có tác dụng gì?
  • Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp, hỗ trợ chữa lao phổi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…
  • Bên cạnh đó thuốc còn làm giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho do viêm phế quản, ho do viêm họng, ho gà, ho sởi, ho do viêm thanh quản, màng phổi bị kích ứng.
  • Hạn chế các chất dịch nhờn tiết ra trong vòm họng, các chất nhầy gây ra tình trạng nghẹn họng.
  • Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng thuốc Paracetamol quá liều, Acemuc sẽ có tác dụng ngăn chặn sự xâm lấn đến gan khá tốt. Tác dụng này ít ai biết đến đó chính là bảo vệ gan hiệu quả.

2. Cách sử dụng thuốc Acemuc hiệu quả

Hòa tan thuốc với 1 ít nước và uống hết. Bạn nên tuân theo đúng, chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Việc uống liều lượng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Thuốc Acemuc 100mg dành cho trẻ em

Liều dùng đối với trẻ em thuốc Acemuc 100mg

Liều dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi: Mỗi ngày uống 2 lần, dùng 1 gói/ 1 lần.

Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, sử dụng 1 gói/ 1 lần.

Liều dùng đối với người lớn thuốc Acemuc 200mg

Liều dùng cho người lớn: mỗi ngày uống 3 lần, 1 gói/ 1 lần.

3. Tác dụng phụ của thuốc Acemuc

Khi bạn tự ý sử dụng thuốc với liều cao có thể sẽ xuất hiện những hiện tượng về tiêu hóa [đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn…].

Tác dụng phụ ít gặp hơn: Phát ban, nổi mề đay, ngứa, sốt, nhức đầu, ù tai, phản ứng dạng phản vệ toàn thân rét run, chảy nước mũi nhiều..

Đối với trường hợp gặp phải các phản ứng phụ này cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn giảm liều.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần hết sức cẩn thận và chỉ nên sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ em trên 7 tuổi cũng có thể sử dụng thuốc Acemuc 200mg, liều lượng sử dụng bằng với liều của người lớn.
  • Bạn đang gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe đặc biệt là người có tiền sử bệnh hen.
  • Cần thận trọng ở những bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng.
  • Thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến một vài xét nghiệm, nếu bệnh nhân đến hạn làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu cần chú ý.
  • Bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc và thông báo với các bác sĩ để có phương án kịp thời, nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào có thể xảy ra hoặc co thắt phế quản.

5. Nên kiêng ăn gì để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng ho?

Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ho, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống. 

Hạn chế uống rượu bia, ăn đồ lạnh

Người bệnh bị ho không nên sử dụng những đồ có ga và càng không nên uống đồ lạnh vì càng dễ dàng gây khàn miếng, làm mất giọng, làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên trầm trọng hơn mỗi ngày.

Những người mắc bệnh ho cần phải kiêng rượu lạnh, bia lạnh có thể làm tăng thêm rát họng. Bởi vì rượu không đủ để sát khuẩn mà ngược lại còn làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên bị trầm trọng hơn.

Ho cũng không nên sử dụng trực tiếp các đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh mà chưa qua làm nóng. Bởi người bệnh sẽ hấp thụ hơi lạnh làm phổi bị lạnh sẽ làm cho các triệu chứng ho nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.

Những thực phẩm cay, chiên nướng hoặc các loại hải sản đồ tanh

Các món ăn cay có lợi cho tiêu hóa nhưng lại không có lợi cho người bị viêm họng cấp. Các gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với trẻ em ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.

Trong khi bị ho, các chức năng tiêu hóa của bạn tương đối yếu. Bạn ăn đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, bởi đó là những món ăn cứng khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt khiến họng lâu phục hồi. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.. Tất cả các món chiên, xào liên quan đến dầu bạn nên hạn chế ở mức tối thiểu thậm chí tránh xa để cơn ho của bạn có thể hết đứt điểm.

Nên kiêng ăn đồ tanh khi bị ho

Khi bị ho, tôm cua và cá không phải là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này. Ngoài ra, trong tôm cua và cá rất giàu Protein mà nhiều người có thể bị dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Đặc biệt là không ăn thịt gà khi đang bị ho và điều trị bệnh ho, viêm họng.

Tất cả thông tin về Thuốc Acemuc, đã được trường Cao Đẳng Bách Khoa Tây Nguyên chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Bạn có thắc mắc gì nên hỏi trực tiếp các bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn và giải đáp. Sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất. 

//credit-n.ru/informacija/stavka-refinansirovanija/stavka-refinansirovanija.html

Tiêu nhầy, long đờm khác

Xem tất cả sản phẩm Tiêu nhầy, long đờm khác

Tiêu nhầy, long đờm khác

Xem tất cả sản phẩm Tiêu nhầy, long đờm khác

Video liên quan

Chủ Đề