7 sắc cầu vồng là những màu gì năm 2024

Địa danh Seven Coloured Earth nằm gần ngôi làng Chamarel, đảo quốc Mauritius, miền Tây Nam Ấn Độ Dương được biết đến bởi những dải đất và đụn cát với những sắc màu độc đáo: màu nâu đỏ, tím, xanh lá cây, xanh dương, tím và màu vàng.

[Ảnh: Chamarel 7 Coloured Earth Geopark]

Những cồn cát bảy màu nằm ở rìa ngôi làng Chamarel nổi tiếng thường được ví như một viên ngọc quý gắn vào chiếc vương miện đội trên đầu quốc đảo Mauritius. Seven Coloured Earth có diện tích chỉ khoảng 7.500 mét vuông bao gồm nhiều đụn cát với những dải màu hệ như bảy sắc cầu vồng.

Kỳ lạ hơn nữa, thứ cát màu nào ra màu đó xếp thành lớp khác nhau trông chẳng khác gì những dải lụa uốn lượn. Kể cả khi khách du lịch bốc một nắm cát lên tay mà trộn thì vài phút sau nắm cát sẽ tự tách ra thành các màu riêng.

[Ảnh: Must see spots]

[Ảnh: Afro Tourism]

Để tạo được những đụn cát đầy màu sắc này, tự nhiên đã phải mất hàng chục thiên niên kỷ. Đầu tiên là đá bazan núi lửa dần biến thành đất sét sau một quá trình dài hơn 3 thế kỷ. Sau đó, nước biển và sóng gió khiến đất sét vỡ vụn ra thành một hỗn hợp gồm có cát silica, sắt và nhôm. Chính sắt và nhôm trải qua phản ứng oxy hóa đã tạo ra cát màu đỏ, xanh lục và vàng, rồi ba màu cát này phối trộn với nhau để tạo ra các màu khác.

[Ảnh: Popsugar]

[Ảnh: Winged Boots]

Tuy đã chỉ ra được nguồn gốc màu sắc của cát, các nhà khoa học vẫn không thể giải thích được: Làm cách nào mà cát lại có thể tự phân thành các màu khác nhau? Và, trên một hòn đảo nhiều gió và sóng như Mauritius, tại sao những đụn cát vẫn tồn tại qua nhiều thế kỷ mà không bị cuốn đi? Trong lúc những nhà khoa học đang đau đầu tìm lời giải thích, hằng năm vẫn có hơn 6.000 lượt khách đến khám phá những đụn cát bảy màu ở đây.

[Ảnh: Twitter]

Trải bao nghìn năm nay, vẻ đẹp của vùng đất vẫn như thuở nguyên sơ bất chấp thời tiết, mưa, xói mòn. Người dân nơi đây vô cùng tự hào, hãnh diện vì được sống cạnh vùng đất 7 sắc màu bởi họ cho rằng nơi đây từng là chốn ở của thần tiên.

Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu sắc nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Vì sao có cầu vồng?

Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

Cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.

Điều đặc biệt về cầu vồng

Cầu vồng xuất hiện khi Mặt trời ở phía sau lưng bạn và mưa rơi xuống trước mặt bạn.

Cầu vồng thực sự là một vòng tròn khép kín, có điều bạn không thể nhìn thấy vì sự cản trở của đường chân trời.

Cầu vồng đôi

Đôi khi chúng ta nhìn thấy cầu vồng đôi gồm cầu vồng chính và cầu vồng phụ màu nhạt hơn. Đó là do sự nhiễu xạ ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy được cả góc 52 độ so với ánh sáng Mặt Trời. Nếu như cầu vồng chính có dải màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím thì cầu vồng phụ có dải màu ngược lại.

Hầu hết chúng ta đều thấy cầu vồng xuất hiện vào ban ngày nhờ có ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên đôi khi xuất hiện những cầu vồng vào ban đêm mà các nhà thiên văn học gọi là Moonbow, vì nó được tạo bởi ánh sáng của Mặt trăng. Moonbow thường xuất hiện tại các hòn đảo nhiệt đới như vùng Caribbean, nơi có mưa lớn vào ban đêm.

L.N [tổng hợp]

Từ khóa: vì sao có cầu vồng cầu vồng sau cơn mưa vì sao cầu vồng có 7 màu vì sao cầu vồng cong hiện tượng cầu vồng là gì tán sắc ánh sáng ánh sáng mặt trời khúc xạ phản xạ nước mưa nhiễu xạ ánh sáng cầu vồng đôi

Chủ Đề