Nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp là gì năm 2024

[TSVN] – Hỏi: Để nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến thì hệ thống ao nuôi cần đảm bảo những tiêu chí nào?

[Lâm Quốc Tuấn, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa]

Trả lời:

Nuôi tôm quảng canh cải tiến là mô hình nuôi dựa vào nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp hoặc là thêm thức ăn theo tuần, đôi khi thêm cả thức ăn; bổ sung thêm chế phẩm vi sinh và áp dụng một số kỹ thuật quản lý và cải thiện môi trường nước nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Xây dựng ao nuôi tôm sú ở vùng đã quy hoạch. Nền đất quy hoạch phải là đất thịt hoặc đất pha cát, ít mùn, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước tốt, tiện lợi cho cấp và thoát nước. Chủ động nguồn cấp nước đảm bảo không bị ô nhiễm nước. Thuận lợi giao thông đi lại và đủ điện cung cấp.

Hệ thống ao nuôi tôm sú bao gồm: Ao lắng [chiếm 20 – 25% diện tích], ao nuôi [chiếm 60 – 70% diện tích] và hệ thống ao xử lý chất thải [10 – 15% diện tích].

Ao ương: Tùy điều kiện mỗi hộ nuôi mà có thể thả nuôi trực tiếp hoặc thả ương trước khi đưa trực tiếp vào ao nuôi.

Ao nuôi: Tùy diện tích mà thiết kế những ao nuôi nên có diện tích 1.500 – 3.000 m2, bờ ao 2 – 2,5 m, mực nước 1,4 – 2 m. Ao nuôi hình vuông hoặc có hình chữ nhật, góc ao nên được bo tròn. Rào lưới xung quanh để tránh các loài ký chủ gây bệnh cho tôm. Đáy ao bằng phẳng và nghiêng về hệ thống thoát. Bờ ao nên lót bạt để chống xói lở và giúp hạn chế rò rỉ. Người nuôi phải gia cố bờ bao bằng cơ giới để chống thất thoát nước, mở rộng diện tích mương bao [tối thiểu 5 m] tạo không gian rộng cho tôm hoạt động.

Hỏi: Xin tư vấn các biện pháp chăm sóc tôm sú trong mô hình quảng cảnh cải tiến?

[Nguyễn Thành Chung, xã Tân Hải, huyện La Gi, tỉnh Bình Thuận]

Trả lời:

Kiểm tra pH, trong ao 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm trong ao, NH3 khoảng 3 ngày/lần để tùy chỉnh cho phù hợp.

Trong quá trình sinh trưởng, tôm nuôi cần rất nhiều khoáng chất, do đó cần duy trì độ kiềm 120 mg/lít trở lên bằng cách dùng vôi CaCO3 hoặc sử dụng Dolomite và hay bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm khoảng 3 – 5 ngày/lần giúp cho tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường thêm mật độ vi khuẩn lợi trong ao nuôi hoặc từ 7 – 10 ngày/lần diệt khuẩn cho ao nuôi kết hợp cấy thêm men vi sinh trở lại sau 48 giờ. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi tôm, khi cần thì lấy nước vào ao lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 đến khi dư lượng Chlorine trong nước hết thì bơm vào ao nuôi, mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước cho ao nuôi, vào lúc trời mát.

Hằng ngày quan sát các hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện các bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Định kỳ từ 7 – 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tôm cũng như về trọng lượng, sản lượng tôm ở trong ao nuôi nhằm điều chỉnh thức ăn của tôm nuôi cho phù hợp. Bổ sung thêm Vitamin C, thêm men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất và có thể bổ thêm nhóm dinh dưỡng hỗ trợ giải độc trong gan trộn cho tôm ăn mỗi ngày theo quy trình nuôi tôm sú đã đặt ra.

Khi tôm được 1 – 1,5 tháng tuổi, tiến hành bổ sung thức ăn cho tôm, sử dụng thức ăn công nghiệp liều lượng 3 – 5% trọng lượng đàn tôm. Sử dụng 4 sàng ăn đặt 4 góc ao. Dựa vào các sàng ăn để quyết định tăng thêm thức ăn hay giảm xuống và đồng thời biết thêm sức khỏe tôm nuôi.

Trong quá trình nuôi luôn duy trì màu nước và độ trong phù hợp [độ trong 30 – 40 cm, nước có màu xanh nhạt hoặc nâu nhạt] để tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông tôm trong suốt quá trình nuôi.

Để giúp nâng cao nâng suất mô hình nuôi tôm Quảng canh cải tiến kết hợp người nuôi cần áp dụng một số giải pháp kỹ thuật sau:

Xây dựng vuông nuôi bằng cơ giới để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau.

- Ao ương: Diện tích từ 500-1.000 m2 , chiếm 5-10 % diện tích nuôi.

- Bờ bao xung quanh: cao hơn mực nước triều cao nhất trong năm, tránh rò rỉ.

- Mương bao: có diện tích chiếm > 30% diện tích vuông nuôi tôm. Độ sâu 1-1,2 m, khoảng cách bờ và mặt trảng 3-5 m. Đảm bảo mực nước trên trảng 0,5-0,6 m. Ngoài mương bao xung quanh vuông nuôi cần thiết kế thêm các mương xương cá chiều rộng từ 1.5-2 m để tăng diện tích trú ẩn cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi và nắng nóng.

- Cống: làm bằng xi măng có từ 1 - 2 cống, khẩu độ 0,6-0,8 m. [Tùy theo vùng mà thiết kế có hay không có cống].

Có thể thả quanh năm khi đủ độ mặn, tuy nhiên nên tập trung 2 vụ chính trong năm: Vụ 1 vào tháng 1,2 [DL]; vụ 2 tập trung tháng 5,6 [DL].

Chọn trại giống có uy tín và nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràng. Ngoài ra cần kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu tại

Bảng 1. Những chỉ tiêu khi chọn tôm giống

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến

Chuẩn bị vuông và ao ương

Cải tạo ao

- Gia cố, đầm nén vuông nuôi chống rò rỉ. - Vệ sinh toàn bộ khu vực vuông nuôi. - Tùy theo điều kiện từng vuông, có thể tiến hành sên vét từng phần hoặc toàn bộ. Khi sên vét phải tháo cạn nước đến mức tối đa nhất, sên vét hết lớp bùn đen ở đáy mương bao vào khu chứa bùn. Rải vôi CaCO3 với lượng 500-550 kg/ha hoặc CaO 250-300 kg/ha [vùng đất phèn nặng liều lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi]. - Phơi vuông nuôi có thể kéo dài 7-10 ngày [tùy điều kiện thực tế tuy nhiên trước khi phơi vuông, ruộng nuôi phải bón vôi CaO trên mặt ruộng liều lượng từ 250-300 kg/ha] đến khi mặt trảng có vết nứt chân chim. Trường hợp vuông không phơi được do bị xì phèn, sau khi rãi vôi 1 ngày cấp nước vào.

Hình: Vuông nuôi được cải tạo bằng cơ giới

Diệt tạp

Mức nước ở mương ban đầu cần thiết cho diệt cá tạp từ 10-15 cm xử lý dây thuốc cá [5-7 kg/1.000m3] hoặc Saponin [10-15kg/1.000 m3 nước]. Đối với độ mặn dưới 15‰ nên dùng dây thuốc cá, trên 15‰ nên dùng Saponin [Dây thuốc cá và Saponin cần được ngâm trước 24 giờ để tăng tính độc và nên sử dụng vào buổi sáng trời nắng tốt].

Cấp nước và xử lý nước vuông và ao ương

Ao ương trước khi thả giống

- Trước khi cấp nước phải đảm bảo tốt công tác vệ sinh và diệt tạp trong ao ương không có cá tạp và giáp xác. - Nước từ ao lắng cấp qua túi lọc đảm bảo mức nước đạt 1,0-1,2m. Sau 2-3 ngày có thể diệt khuẩn bằng một trong các hóa chất sau: BKC [1lít/5.000m3], Iodine [1-1,5lít/5.000m3]… - Công thức gây màu nước cho ao nuôi tôm

+ CT 1: Dùng phân DAP/NPK 2-3 kg/1.000 m3, nên ngâm trước một đêm và tạt đều khắp mặt ao vào 7-8 giờ sáng, có thể sử dụng lặp lại 2 ngày liên tục cho đến khi màu nước đạt yêu cầu [độ trong 30-40 cm]. + CT 2: Đối với những vuông khó gây màu nước có thể bổ sung thêm bột cá, bột đậu nành, cám mịn với lượng: 2kg bột đậu nành + 1kg cám + 1kg bột cá, nấu chín, sử dụng cho 1.000 m3. Hỗn hợp này có thể ủ với men Saccharomyces spp hoặc EM gốc với liều lượng 0.5-1kg + 03 kg mật đường sử dụng trên 100 lít nước, ủ yếm khí 5-7 ngày. Tạt xuống ao vào buổi sáng 9-10 giờ sáng. Tạt xuống ao hổn hợp này 2-3 ngày liên tiếp, khi màu nước chuyển sang màu đọt chuối hoặc nâu trà, kiểm tra các yếu tố môi trường pH 7.5-8.5 và Kiềm >100 ppm, độ trong [30-40 cm] thì tiến hành thả tôm.

Chuẩn bị nước trong vuông

- Chọn thời điểm nước tốt thì nhất lấy vào ao thông qua túi lọc để cá tạp không vào được ao. - Mức nước: ở trảng từ 0,5 – 0,6 m, và ở mương từ 1-1,2 m. - Gây màu: Tương tự như ở ao ương.

Thả giống

Giống thả vào ao ương sau 25 -30 ngày, được chuyển sang vuông nuôi.

Mật độ và số lần thả

- Mật độ ương từ 40-60 con/m2. - Mật độ nuôi: 6-8 con/m2/năm. [Lần đầu thả 3 con, lần tiếp theo 1-2 con/m2]. - Số lần thả: 3 lần/năm.

Phương pháp ương tôm

  1. Giai đoạn trước khi thả

- Trước khi tiến hành thả giống, kiểm tra các thông số cơ bản như: pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm từ khoảng 100 – 150 mgCaCO3/lít, độ mặn 10 ‰-25 ‰, độ trong từ 30-40 cm là phù hợp. - Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Thả tôm vào đầu hướng gió, tại nhiều điểm để tôm dễ phân tán đều khắp ao. - Trước khi thả tôm 1-2 h nên sử dụng khoáng đa, vi lượng 1-2 kg/1000m3 tạt đều khắp ao ương để tăng cường hàm lượng khoáng trong ao nuôi giúp tôm khỏe mạnh, chống sốc khi thả xuống ao. - Trước khi tôm chuyển về đến ao, chuẩn bị thùng hoặc thau lớn khoảng 50 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau, cho thêm nước ao vào từ từ kết hợp sục khí để tôm thích nghi dần. Sau 30 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra ngoài. Mục đích giúp tôm thích nghi dần với độ mặn nước ao và các yếu tố môi trường khác.

Hình: Thuần tôm trước khi thả

  1. Giai đoạn sau khi thả

Quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm quảng canh cải tiến

- Trong thời ương cần tăng cường quản lý, chăm sóc tôm nuôi, theo dõi các yếu tố môi trường ao ương [pH, độ kiềm] hằng ngày để kịp thời xử lý hiệu quả.

- Không thả tôm khi: 7.5 < pH < 8.5 và dao động vượt quá một đơn vị.

+ pH cao >8.5 sử dụng 0,3-0,5 kg chế phẩm vi sinh + 3-5 kg mật đường/1.000 m3 để ổn định chất lượng nước. Tăng cường đánh đến pH ổn định nằm khoảng [7.5-8.5]. + pH thấp

Chủ Đề