100g cá biển có bao nhiêu protein?

>> Có thể bạn muốn biết:Dứa bao nhiêu calo? Tác dụng của dứa đối với sức khỏeSầu riêng bao nhiêu calo? Lợi ích sức khỏe của trái sầu riêngXúc xích bao nhiêu calo? Cách ăn xúc xích không lo tăng cân?Bánh mì bao nhiêu calo? Các loại bánh mì giúp giảm cân, tốt cho sức khỏe

Thịt cá hồi chứa hàm lượng lớn protein, axit béo omega-3, vitamin B, D và các khoáng chất thiết yếu. Để tránh làm mất đi những vi chất bổ dưỡng, người ta chế biến cá hồi thành sushi, chiên hoặc nấu lẩu.

Mọi người nên ăn cá hồi ít nhất hai lần trong một tuần. Ảnh: Best Health

Cá rô phi

Cá giàu protein, ít chất béo, mức thủy ngân thấp nhất trong các loài cá nên phù hợp với trẻ em trên hai tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Trong 100 g cá có 26 g protein và chỉ chứa 2 g chất béo.

Cá mòi

Cá mòi là một loài cá nhỏ, màu trắng, vảy nhỏ, da bóng nhẫy. Dù kích thước nhỏ nhưng cá mòi chứa một lượng lớn omega-3, vitamin B12, D và canxi, DHA giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Cá mòi đóng hộp có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng bởi trong hộp cá có đủ xương và da cá. 

Cá trích

Cá trích nhiều selen, vitamin B12, vitamin D, sắt và chất chống oxy hóa. Loại cá này còn được gọi là "cá béo" bởi dầu trong cá có chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho trí não.

Cá thu Đại Tây Dương

Loại cá này giàu protein, niacin, selen, magie, sắt, kali, nhiều vitamin D giúp tăng cường miễn dịch. Cá thu thường được hun khói hoặc đóng hộp, người dùng có thể phi lê cá thu tươi để chế biến món nướng.

Cá cơm

Cá cơm là một loại cá béo nhỏ cung cấp một lượng đáng kể EPA và DHA omega-3. Loại cá này có hàm lượng thủy ngân thấp nên được đánh giá là một trong những lựa chọn lành mạnh và an toàn cho mọi người.

Cá hồi cầu vồng

Thịt cá chứa hàm lượng protein cao và giàu omega-3. Trong 85 g cá chứa khoảng 17 g protein. Cá hồi cầu vồng nuôi thường an toàn hơn loại cá tự nhiên bởi hàm lượng tồn dư các chất độc hại ngoài biển sẽ được giảm đáng kể.

Cá ngừ

Trong 100 g cá chứa 184 kcal, 30 g protein, canxi 10 mg, magie 64 mg và các loại vitamin A, B, B6. Cá ngừ tươi hay cá ngừ đóng hộp đều vẫn giữ được vị ngon và giá trị dinh dưỡng. 

Cá thu thường được so sánh với cá ngừ bởi chúng có nhiều đặc điểm giống nhau như: là loại cá lớn nhiều dầu, có thịt săn chắc và là thực phẩm phổ biến được đóng hộp. Bên cạnh đó, cả 2 loại cá này đều là loài cá thuộc họ Scombridae. Tuy nhiên, cá thu nhỏ và có tuổi thọ ngắn hơn cá ngừ.

Cá thu là loại cá nhiều dầu, vị đậm đà. Hiện nay, có đến 21 loài cá thu, nhưng không phải tất cả chúng đều được tiêu thụ phổ biến. Cá thu Đại Tây Dương là một trong những giống phổ biến hơn cả. Theo USDA đã chỉ ra trong thành phần dinh dưỡng trong 100g cá thu gồm có:

  • Lượng calo: 189
  • Chất béo: 11,9g
  • Natri: 89mg
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
  • Chất đạm: 19g

Nhìn vào thành phần trên có thể thấy cá thu không chứa bất cứ một lượng carbohydrate, chất xơ hay đường nào. Tuy nhiên, các hàm lượng này có thể được thêm vào cá thu nếu được chế biến theo hình thức chiên rán, tẩm bột.

Về chất béo, cá thu cung cấp gần 12 gram chất béo cho mỗi khẩu phần 100 gram. Khoảng 3 gram là chất béo bão hòa, 4,5 gram là chất béo không bão hòa đơn và 2,9 gram là chất béo không bão hòa đa. Bên cạnh đó, cá thu có nhiều axit béo omega-3. Theo dữ liệu của USDA, một khẩu phần ăn cung cấp 0,77 gram EPA [axit eicosapentaenoic] và 1,25 gam DHA [axit docosahexaenoic]. Cả hai loại axit béo quan trọng này chủ yếu được hấp thu qua đường thức ăn, vì cơ thể tự tạo ra được rất ít.

Cá thu cũng cung cấp một lượng nhỏ axit béo omega-3 ít được biết đến được gọi là DPA [axit docosapentaenoic]. Một khẩu phần 100 gam cá sẽ chứa khoảng 0,18 gam. Cá thu đánh bắt ở các khu vực khác nhau và vào các thời điểm trong năm có thể cung cấp lượng chất béo khác nhau.

Giống như nhiều loại hải sản khác, cá thu có thể gây ra một vài dị ứng, nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc phản vệ. Theo ghi nhận, nhiều trường hợp bị ngộ độc histamine - một loại ngộ độc thực phẩm có thể nhầm lẫn với ngộ độc scombroid. Cá thu có hàm lượng histamine cao tự nhiên. Nếu cá bị ươn, vi khuẩn phát triển quá mức sẽ làm tăng hàm lượng histamine và khả năng nhiễm độc histamine. Các triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 5 phút đến 2 giờ sau khi uống.

Các triệu chứng của ngộ độc histamine gần giống với các triệu chứng của dị ứng thực phẩm thông thường. Các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè, sưng lưỡi, tiêu chảy, ngất xỉu và buồn nôn. Tuy nhiên, khi một nhóm người ăn cùng một loại thực phẩm có các triệu chứng trên thì khả năng nhiễm độc histamine cao hơn là ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, cá thu là một trong những loại cá có chứa nhiều thủy ngân và nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế trong thời kỳ mang thai và cho con bú để tránh gây hại cho em bé. Các khuyến nghị hiện tại do Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ cung cấp cho rằng phụ nữ nên tuân theo khuyến nghị của FDA để tiêu thụ 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những con cá thu tươi sống, không bị tanh hoặc chua. Đặc điểm của cá thu tươi là thịt săn chắc, mắt trong và thân bóng. Cá thu tươi có thể được bán dưới dạng đông lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo độ tươi ngon.

Bạn nên bảo quản cá thu sống trên ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi mua về hoặc chưa sử dụng đến. Chế biến cá trong vòng 2 ngày. Luôn rửa tay sạch bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với hải sản sống. Vệ sinh mặt bàn, thớt và dụng cụ sau khi sơ chế cá sống, tránh trường hợp lây nhiễm chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín.

Chủ Đề