Ý nghĩa của bài tập đọc Bài ca về Đất nước là gì

Xuất bản ngày 15/07/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Tham khảo hướng dẫn bài soạn tập đọc: Bài ca về trái đất trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tập 1, qua đó nắm được nội dung, ý nghĩa và cách đọc của bài.

Bài tập đọc: Bài ca về trái đất là một bài thơ ca ngợi cuộc sống hòa bình, vui tươi cho trẻ em trên toàn trái đất, qua đó nhằm lên án bom đạn là kẻ thù, kêu gọi mọi người giữ gìn hòa bình cho Trái Đất. Cùng tham khảo hướng dẫn soạn bài chi tiết dưới đây em nhé!

I. Mục tiêu tài liệu hướng dẫn

- Hướng dẫn học sinh cách đọc bài tập đọc Bài ca về trái đất

- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc, qua đó hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa

II. Tìm hiểu bài tập đọc Bài ca về trái đất

1. Ý nghĩa

- Trái đất là của tất cả trẻ em.

- Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất.

- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.

2. Hướng dẫn đọc

- Học thuộc bài thơ

- Nghỉ hơn đúng nhịp của thơ

- Giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm.

Ví dụ:

Trái đất này/ là của chúng mình

Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh

Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen,… / dù khác màu da.

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Hình ảnh trái đất có gì đẹp?

Hướng dẫn:

Trái đất như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.

Câu 2 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì?

Hướng dẫn:

Mỗi một màu hoa có màu sắc, mùi hương và vẻ đẹp khác nhau nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới, dù khác màu da, dù là người da đen, da vàng hay da trắng đều bình đẳng như nhau, đều đáng quý, đáng yêu.

Câu 3 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

Hướng dẫn:

Chúng ta phải đồng sức, đồng lòng giữ hào bình cho trái đất bằng cách: kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chống hủy diệt…

Loài người hãy bắt tay nhua, chung sống trong hòa bình. Vì chỉ có hòa bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại bình yên thực sự cho trái đất.

Câu 4 (trang 42 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.

Hướng dẫn:

Học sinh tự học.

**********

Trên đây là hướng dẫn bài Tập đọc: Bài ca về trái đất trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 mà Đọc tài liệu tổng hợp, hy vọng có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn để có những tiết học bổ ích và vui vẻ. Chúc em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Câu hỏi 29: Ý nghĩa của bài thơ "Bài ca về trái đất" (SGK Tiếng Việt 5 tập 1, tr.41) là gì?

a/ Trái đất là của tất cả trẻ em.

b/ Hoa là sự vật thơm nhất, quý giá nhất, đẹp đẽ nhất của trái đất.

c/ Trẻ em trên trái đất đều được bình đẳng, không phân biệt về màu da.

d/ Trái đất thật đẹp!

Câu hỏi 30: Tìm từ so sánh trong câu thơ sau:

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con "

 a/ những ngôi sao                    b/ chẳng bằng                c/ vì             d/ bằng

Các câu hỏi tương tự

Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

“… Trái đất của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen… dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hòa nào cũng quý, cũng thơm!...

(Bài ca về trái đất – Đinh Hải, SGK Tiếng Việt 5, tập một)

1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là:

A. Nói lên vẻ đẹp của trái đất.

B. Nói lên sự quý giá của con người, đặc biệt là của những bạn trẻ trong trái đất.

C. Nói lên nỗi đau của trái đất vì sự hủy diệt của chiến tranh.

D. Nói lên trách nhiệm của chính chúng ta với trái đất.

2. Câu thơ “Ta là nụ, là hoa của đất” gần với câu tục ngữ nào?

A. Người sống, đống vàng.

B. Một mặt người bằng mười mặt của.

C. Người ta là hoa đất.

D. Còn người, còn của.

3. Câu thơ “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!” trong bài ý nói gì?

A. Màu hoa nào trong vườn cũng đẹp.

B. Các màu da đều đẹp như những màu hoa khác màu.

C. Dân tộc nào, màu da nào trên trái đất đều đẹp như nhau, đáng quý như nhau.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

4. Đoạn thơ trên có mấy quan hệ từ?

A. Một quan hệ từ

B. Hai quan hệ từ

C. Ba quan hệ từ

D. Bốn quan hệ từ