Xu thế sau chiến tranh lạnh là gì

Thuật ngữ "Chiến tranh lạnh" được giưới báo chí phương Tây sử dụng từ năm 1947 nhằm diễn tả bối cản quốc tế cực kỳ căng thẳng và cuộc đối đầu cam go giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là giữa Mỹ và Liên Xô trong giai đoạn từ khoảng giữa những năm 40 đến cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỷ XX. 

Chiến tranh lạnh [1946 – 1989] là cuộc chiến tranh với các lực lượng chính trị song song cùng với những mâu thuẫn trong xã hội và cạnh tranh khốc liệt về kinh tế xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ 2 [1939 – 1945] . Trong Chiến tranh lạnh, nổi bật nhất là cuộc đối đầu chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và những nước đồng mình của minh với một số quốc gia phương Tây, không ngoại trừ Mỹ.

– Không chỉ có vậy, mặc dù một số lực lượng trong cuộc chiến tranh lạnh này không hề trực tiếp gây nên xung đột nhưng họ đã biểu hiện những mâu thuẫn của mình thông qua nhiều liên minh quân sự chiến lược. Họ đã tiến hành xây dựng lực lượng hạt nhân mới và không thể thiếu một cuộc chạy đua vũ trang thông tin, tình báo cũng như cuộc chiến tranh mạng. Ngoài ra, này còn là sự việc cạnh tranh công nghệ và cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

 

2. Nguyên nhân của chiến tranh lạnh

Trong Thế chiến II, Mỹ và Liên Xô đã chiến đấu với nhau như các đồng minh chống lại quyền hạn của Phát xít. Tuy nhiên, mối quan hệ của hai quốc gia là một mối quan hệ căng thẳng. Người Mỹ từ lâu đã cảnh giác với chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và lo lắng trước quy tắc tàn ác, độc đoán của nhà lãnh đạo Nga Joseph Stalin của đất nước này. Về phần mình, Liên Xô phẫn nộ sự từ chối trong nhiều thập kỷ của người Mỹ không cư xử với Liên Xô như là một phần hợp pháp của cộng đồng quốc tế cũng như việc họ bị sa lầy vào cuộc Thế chiến II đã đưa đến cái chết của hàng chục triệu người Nga. Sau khi chiến tranh chấm dứt, mối bất bình này đã chín muồi thành một cảm giác áp đảo lẫn nhau và sự thù hận lẫn nhau. Sự sụp đổ của Liên Xô và chiến tranh ở Đông Âu đã khiến nhiều người Mỹ lo lắng trước kế hoạch của Nga nhằm thống trị thế giới. Trong khi đó, Liên Xô trở nên căm phẫn những gì họ cảm nhận thấy chỉ là lời nói hùng biện của các quan chức Hoa Kỳ về phát triển vũ khí và cách Washington can dự vào quan hệ quốc tế. Trong một bầu không khí thù địch như vậy, Chiến tranh lạnh diễn ra là điều không thể tránh khỏi.

Chiến tranh Lạnh được định nghĩa là thời kì đối đầu về mặt chính trị và quân sự giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố " chiến tranh " ở đây thể hiện sự khác biệt lớn về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó " lạnh " phản ánh việc Liên Xô và Hoa Kỳ không dùng vũ khí " nóng " [những loại vũ khí thông thường] cho mối quan hệ thù địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn cuối cùng của lịch sử hình thành hệ thống lưỡng cực khi cả Hoa Kỳ và Liên Xô là biểu tượng; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đặc trưng bằng mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa [do Hoa Kỳ đứng đầu] và phe Xã hội chủ nghĩa [do Liên Xô lãnh đạo] . Chiến tranh Lạnh cũng tác động sâu rộng tới hầu hết mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của mỗi quốc gia khi mà từng nước đều lựa chọn con đường phát triển của mình dựa trên sự xác định ý thức hệ.

Tóm lại, Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới và đang mở rộng ra châu Á và Mĩ Latinh, làm cho chủ nghĩa xã hội mở rộng từ Âu sang Á và Mĩ Latinh, ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội nói chung ngày càng lớn. Trong bối cảnh ấy Mỹ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng này của chủ nghĩa xã hội. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất về kinh tế - tài chính, về quân sự và đang nắm trong tay lợi thế vũ khí nguyên tử. Từ đó, Mỹ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, chống lại chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh của thế giới sau chiến tranh, Xô – Mỹ đã chuyển từ sự hợp tác trong chiến tranh sang tình trạng đối đầu và Chiến tranh lạnh.

 

3. Biểu hiện của chiến tranh lạnh

Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng chiến tranh lạnh của Mỹ là bản thông điệp của Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mỹ ngày 12 – 3 -1947. Trong đó, Tổng thống Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Vào đầu tháng 6 - 1947, Mĩ đề ra “kế hoạch Mácsan” với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây  âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Ngày 4 – 4 -1949, Mĩ thành lập khối quân sự - tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO]. - Trước những hoạt động đe dọa đó, nhất là việc tham gia của CHLB Đức vào NATO, tháng 5 1955 Liên Xô và các nước Đông  u [Anbani, Ba Lan, Hungary, Bungari, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Rumani] đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu  u. - Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.

 

4. Mục đích của chiến tranh lạnh

Đặc điểm nổi bật của trận chiến này là có nhiều thời đoạn tương đối êm đềm nhưng cũng có những thời đoạn căng thẳng được đẩy đến cao trào trong quan hệ quốc tế. Trong đó nổi trội là cuộc bao vây Berlin [1948-1949], chiến tranh Triều Tiên [1950-1953] hay khủng hoảng Berlin 1961, chiến tranh Đông Dương [1945-1975] và nhiều sự kiện khác. lại.

Cũng từ đầu năm 1980, Mỹ tăng thêm sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế đối với Liên Xô, quốc gia đang có vấn đề về kinh tế. Tiếp đến, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải đưa ra nhiều cải cách nhằm giải quyết tình trạng này.

Bản chất chính của cuộc chiến là sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết nhiều năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Trong Thế chiến thứ hai, mâu thuẫn chính là diễn ra giữa hai thế lực: phe Đồng Minh bao gồm những nước theo chủ nghĩa tư bản như Anh, Hoa Kỳ. .. liên minh với Liên Xô chống lại chủ nghĩa phát xít của Đức, Italia và Nhật. Sau khi chiến tranh kết thúc, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu, mâu thuẫn chuyển sang giữa hệ thống các nước trong hệ thống chủ nghĩa tư bản và những nước theo chủ nghĩa cộng sản, mà nổi bật nhất là giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Như thế rõ ràng rằng, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành mối quan ngại nhất của chính giới Hoa Kì. Vì vậy, việc phát động chiến tranh lạnh cũng là nhằm mục đích ngăn cản và tiến tới xoá bỏ Liên Xô và những nước xã hội chủ nghiã.

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

Chiến tranh lạnh là gì thế giới sau chiến tranh lạnh có những xu hướng nào?

Chiến tranh Lạnh [1947-1991, tiếng Anh: Cold War] chỉ đến sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường [đứng đầu và đại diện hai khối đối lập]: Hoa Kỳ [chủ nghĩa tư bản] và Liên Xô [chủ nghĩa xã hội].

Sau chiến tranh lạnh xu thế của thế giới là gì?

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 64 để trả lời. - Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”. - Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế. - Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới.

Xu hướng đa cực là gì?

Trật tự đa cực là một trật tự thế giới trong đó nhiều yếu tố cùng tồn tại. Đây cũng chủ trương của Trung Quốc và Nga. Một trật tự thế giới đa cực phù hợp với những thay đổi trong thế giới thực và sự lựa chọn hợp lý, thực tế nhất.

Chủ Đề