Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2023 năm 2024

Đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Vì để đi nhanh hơn mà lỗi ngược chiều đang dần trở nên phổ biến và trở thành nguyên nhân của nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông. Để giảm bớt hành vi đi ngược chiều, pháp luật đã đưa ra các chế tài xử phạt đồng thời để tuyên truyền cho người dân các vấn đề liên quan đến lỗi phạt này. Vậy đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Cách nhận biết đường một chiều như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu?

Lỗi chạy ngược chiều xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] cùng các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy được xác định khi người tham gia giao thông đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều hoặc đường một chiều”.

Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Với hành vi này, thì mức phạt sẽ được quy định cụ thể tại khoản 5, khoản 7 và khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với người điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều ở trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” dẫn đến gây tai nạn giao thông. Đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
  • Tạm giữ xe: Chế tài này sẽ được áp dụng ở trong những trường hợp cần xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ đưa ra quyết định phạt với lỗi chạy ngược chiều xe máy. Bên cạnh đó thì nếu người lái xe không xuất trình được giấy tờ yêu cầu như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe thì CSGT sẽ có quyền tạm giữ xe trong thời hạn là 07 ngày nhưng không quá 30 ngày.

Mức phạt trên sẽ không áp dụng với những xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo như quy định.

Ô tô đi đi ngược chiều phạt bao nhiêu?

Ô tô mắc lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu cũng là vấn đề được quan tâm. Với trường hợp này thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều ở trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. [điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

Xe ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” dẫn đến gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; [điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]. Đồng thời, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. [điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều ở trên đường cao tốc, Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng [điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]. Trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. [điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Xem thêm: Giải đáp: không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Cách nhận biết đường một chiều

Đường một chiều là đường chỉ dành cho các phương tiện lưu thông di chuyển theo một chiều nhất định. Điều này sẽ được áp dụng cho tất cả các xe đạp, xe máy hay xe ô tô [loại trừ xe được ưu tiên]. Để biết được đoạn đường mình đi có phải là đường một chiều hay không thì bạn có thể xác định dựa theo các yếu tố như sau:

  • Theo biển báo cấm đi ngược chiều: Đây là loại biển báo có ký hiệu P.102, hình tròn với nền biển màu đỏ cùng gạch ngang ở giữa có màu trắng. Khi đi vào đường có biển báo này thì các phương tiện cần phải di chuyển theo đúng hướng và không được quay đầu đi theo hướng ngược lại.
  • Với những trường hợp không nhìn thấy biển báo và bạn không chắc chắn đó có phải là đường một chiều hay không. Thì hãy quan sát xung quanh để nhận biết hướng các phương tiện đang di chuyển hay hỏi người cùng tham gia giao thông nhé.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xe máy, xe ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu cũng như cách nhận biết đường 1 chiều. Điều này không chỉ giúp bạn tránh bị xử phạt, mà nó còn giúp bảo vệ cho chính bản thân bạn cũng như giữ gìn sự trật tự khi tham gia giao thông.

Táo Việt Store chuyên thu mua xe máy cũ, thu mua xe ô tô cũ TPHCM, nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất. Mặc dù pháp luật quy định người lái xe cần phải có bằng lái A1 nhưng không phải ai cũng nắm rõ các lỗi vi phạm và mức phạt tương ứng.

Vậy, bộ luật giao thông xe máy năm 2023 đang áp dụng những điều khoản nào? Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ cung cấp tới bạn thông tin mới nhất.

1. Điều khiển mô tô, xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 – 300.000 đồng.

- Nếu người ngồi phía sau không đội mũ bảo hiểm hoặc cài quai sai cách, không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 – 300.000 đồng.

2. Chở vượt quá số người được pháp luật quy định

Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chỉ được chở 01 người trên xe, nếu chở 02 người sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 – 300.000 đồng. Lưu ý, nếu chở quá số người quy định nhưng thuộc trường hợp đưa người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ không bị phạt tiền. Bên cạnh đó, nếu xe máy chở 3 người trở lên sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng.

3. Không có giấy tờ

- Nếu người điều khiển xe dưới 175cm3 mà không có giấy phép lái xe, dùng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 – 1.200.000 đồng. Đồng thời, người lái sẽ bị tịch thu giấy phép lái xe không hợp lệ.

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy từ 175cm3 trở lên nhưng không có giấy phép lái xe, dùng giấy phép không đúng loại mà pháp luật quy định hoặc bị tẩy xóa sẽ bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tịch thu giấy phép lái xe không hợp lệ.

- Người lái mô tô, xe máy không đem theo giấy phép lái xe sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển mô tô, xe máy không mang theo giấy đăng ký xe sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển xe không có giấy đăng ký xe sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 đồng.

- Trường hợp dùng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa, sai số khung, số máy hoặc không đúng do cơ quan thẩm quyền cấp sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tịch thu giấy đăng ký không hợp lệ.

- Người điều khiển phương tiện không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS cua chủ xe cơ giới sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

4. Lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo, hiệu lệnh giao thông

- Người điều khiển mô tô, xe máy vượt đèn đỏ hoặc đèn vàng khi sắp chuyển đèn đỏ sẽ bị phạt hành chính từ 600.000 – 1.000.000 đồng.

- Người điều khiển mô tô, xe máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo và vạch kẻ đường sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 – 400.000 đồng.

- Người điều khiển mô tô, xe máy không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 600.000 – 1.000.000 đồng.

5. Điều khiển mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi được quy định

- Nếu đối tượng điều khiển mô tô, xe máy chưa đủ 16 tuổi sẽ bị phạt cảnh báo. - Nếu đối tượng điều khiển mô tô, xe máy từ 50cm3 trở lên trong khoảng 16 – 18 tuổi sẽ bị phạt hành chính khoảng 400.000 – 600.000 đồng.

6. Điều khiển xe máy di chuyển quá tốc độ cho phép

- Nếu lái xe chạy quá tốc độ được pháp luật quy định từ 5 – 10km/h, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng. - Nếu lái xe chạy quá tốc độ được pháp luật quy định từ 10 – 20km/h, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng. - Nếu lái xe chạy quá tốc độ được pháp luật quy định trên 20km/h, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. - Nếu lái xe quá tốc độ và gây ra tai nạn giao thông, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng. - Nếu lái xe dưới tốc độ tối thiểu trên những cung đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 200.000 – 400.000 đồng.

7. Lỗi dừng, đỗ, chuyển làn, chuyển hướng, đi vào đường cấm

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy không đi bên phải chiều đi của mình, sai phần đường, làn đường quy định hoặc chạy xe trên hè phố sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng.

- Trường hợp người lái mô tô, xe máy chuyển làn đường nhưng quên xi nhan sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển mô tô, xe máy có hành vi quay đầu tại nơi cấm quay đầu xe sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện dừng, đỗ xe trên cầu sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 đồng.

- Người lái mô tô, xe máy đi vào khu vực cấm, đường cấm, đi ngược chiều có biển báo cấm sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, trừ những trường hợp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

- Người điều khiển xe đi vào cao tốc không dành cho xe máy sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

8. Không có hoặc quên giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy bắt buộc

Trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy hoặc các xe tương tự với mô tô, xe gắn máy không có hoặc không đem theo giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy còn hiệu lực sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

9. Người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu, hơi thở

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa tới mức vi phạm quy định sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đồng thời, đối tượng vi phạm sẽ bị giữ giấy phép lái xe 1 tháng.

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 – 80 miligam/100ml máu, hoặc vượt 0.25 – 0.4 miligam/1l khí thở sẽ bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời bị giữ giấy phép lái xe 2 tháng.

- Nếu người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc quá 0.4 miligam/1l khí thở sẽ bị phạt hành chính từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

- Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn từ người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ sẽ bị phạt hành chính từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

10. Thay đổi và sử dụng phương tiện sai quy định

- Người điều khiển phương tiện có hành vi bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng còi hơi, dùng đèn pha đi trong đô thị hoặc khu đông dân cư sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 – 600.000 đồng, trừ những trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ đã được pháp luật quy định.

- Người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi đang di chuyển sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối, có sương mù, thời tiết xấu hoặc dùng đèn pha khi đi ngược chiều sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng ô, điện thoại di động và thiết bị âm thanh sẽ bị phạt hành chính từ 600.000 – 1.000.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện lắp đặt và sử dụng còi không đúng chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng.

- Người điều khiển xe không có biển số sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện có hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với giấy đăng ký sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe cá nhân, 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức.

- Người điều khiển phương tiện có hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước và đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với xe cá nhân, 1.600.000 – 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

11. Các lỗi vi phạm nghiêm trọng khác khi điều khiển xe

- Người điều khiển phương tiện có hành vi lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ, đuổi nhau trên đường gây tai nạn giao thông hoặc không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ sẽ bị phạt hành chính từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

- Người lái mô tô, xe máy gây tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, có hành vi bỏ trốn mà không đến trình báo hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt hành chính từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

- Người điều khiển phương tiện có hành vi buông cả hai tay, lái xe bằng một bánh, dùng chân điều khiển, ngồi một bên lái xe, nằm trên yên biểu diễn sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng.

Bài viết trên đã cập nhật đầy đủ thông tin về bộ luật giao thông xe máy và mức xử phạt mới nhất 2023. VIETMAP hy vọng qua nội dung này, bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức để lái xe an toàn và không vi phạm pháp luật.

Xe máy đi ngược chiều đường 2 chiều phạt bao nhiêu 2023?

Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi xe máy đi ngược chiều là phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Lối đi xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu?

Như vậy, đi xe máy vào đường ngược chiều có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bạn không thể tiến hành các hoạt động lái xe đã ghi trong giấy phép.

Đi ngược chiều có biển cấm phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” sau đó gây ra tai nạn giao thông sẽ bị phạt hành chính 10-12 triệu đồng. CSGT đồng thời còn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng đối với chủ xe.

Đi ngược chiều giảm bằng bao lâu?

Lỗi của bạn vi phạm quy định tại điểm khoản 5 và tại điểm b Khoản 12 cũng đã có nêu vi phạm "lỗi đi người chiều" thì bạn bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng, không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm. Do vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn như vậy là đúng theo quy định pháp luật.

Chủ Đề