Xây dựng môi trường tâm lý xã hội trong GD trẻ ở trường MN

CHUYÊN ĐỀ 6

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÍ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC

TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

[Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III ]

NHÓM HỌC VIÊN

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị công tác

Câu hỏi

Câu 1: Thế nào là môi trường tâm lý-xã hội trong trường mầm non? Phân tích những đặc trưng cơ bản của môi trường tâm lý-xã hội trong trường mầm non?

Câu 2: Phân tích môi trường tâm lý-xã hội tại lớp ở trường mầm non nơi học viên đang công tác.

Trả lời

Câu 1

1.1. Khái niệm môi trường tâm lý - xã hội

Môi trường tâm lí - xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ [giáo viên mầm non, cán bộ công nhân viên trong trường, phụ huynh, khách], người lớn với người lớn, trẻ với trẻ.

1.2. Những đặc trưng của môi trường tâm lí - xã hội trong giáo dục trẻ mầm non

Trẻ mầm non đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Sự phát triển của trẻ được quyết định bởi một tổ hợp các điều kiện là: đặc điểm phát triển cơ thể trẻ, điều kiện sống, mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh, mức độ tích cực hoạt động của bản thân trẻ. Trẻ chỉ có thể lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội qua sự tiế xúc với người lớn. Việc tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội dựa trên các giá trị trong xây dựng môi trường là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hiệu quả giáo dục vì nó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của trẻ. Theo đó, môi trường nhà trường cần được thiết lập trên nền tảng các giá trị. Kết quả nghiên cứu của Unesco trong chương trình giáo dục giá trị sống toàn cầu, khi các nhà giáo dục đặt câu hỏi trẻ em cần được sống trong môi trường như thế nào, câu trả lời là:

  • Được an toàn
  • Được có giá trị
  • Được yêu thương
  • Được hiểu
  • Được tôn trọng.

Môi trường nhà trường thân thiện, trong đó, các mối quan hệ của giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ được dựa trên nền tảng của các giá trị như: tin tưởng, cởi mở, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ, không bạo lực, không có sự kì thị sẽ giúp trẻ phát huy tối đa ttiềm năng của mình.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động sư phạm của giáo viên giúp trẻ em phát triển toàn diện. Bầu không khí sư phạm, mối quan hệ của người lớn với trẻ, trẻ với trẻ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tác động sư phạm. Xây dựng một môi trường tâm lí xã hội với bầu không khí cơ sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mộ người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được tôn trọng và an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cũng như sự thành công của nhà trường. Một môi trường lấy trẻ làm trung tâm mà trong đó có các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy, sự quan tâm và tôn trọng sẽ khơi dậy động cơ tốt đẹp, sự sáng tạo tự nhiên và gia tăng sự hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau. Sống trong môi trường tâm lí xã hội lành mạnh, có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm, trẻ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mọi hình thức kiểm soát bằng cách đe dọa, trừng phạt, gây sợ hãi, xấu hổ chỉ khiến trẻ cảm thấy không phù hợp, ngượng ngùng và bất an.

Trước khi đến trường mầm non, trẻ được sống trong môi trường gia đình, được chăm sóc, dạy dỗ bằng tình cảm yêu thương, ruột thịt. Điều này không có được ở trường mầm non. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một, phát huy hết những tiềm năng đang nảy nở ở trẻ thì nhà trường cần xây dựng môi trường tâm lí xã hội mang tính chất của môi trường gia đình.

Môi trường tâm lí - xã hội trong trường mầm non có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, đây là môi trường ẩn, không sờ thấy như môi trường vật chất, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được vì đó là không gian chứa đầy cảm xúc. Trong môi tường, trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, rơi vào các tình huống khác nhau, với các mối quan hệ khác nhau và đó cũng là bấy nhiêu lần tạo nên các cung bậc cảm xúc đa dạng, đối khi đối lập. Do vậy, nếu giáo viên không có khả năng quan sát để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi rơi vào các trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như sẵn sàng chia sẻ khi trẻ có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi thì sẽ không thể tạo dấu ấn cảm xúc tích cực trong môi trường được.

Thứ hai, môi trường tương tác đa chiều, thể hiện các mối quan hệ xã hội:

- Tương tác giữa trẻ với trẻ: mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, sở thích, kinh nghiệm và khả năng khác nhau; xuất thân từ các gia đình có nền tảng kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc, phong tục, tập quán, cách giáo dục khác nhau... Điều này thể hiện sự phát triển cá nhân và xã hội khác nhau ở trẻ và có ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, giao tiếp của chúng.

- Tương tác giữa trẻ với giáo viên: sự khác biệt về nhận thức, kinh nghiệm, khả năng... giữa người lớn và trẻ em có thể dẫn dến các xung đột về nhận thức nếu người lớn không có kiến thức sâu sắc về trẻ, về sự phát triển, về việc trẻ học, chơi, về nhu cầu hứng thú của chúng. Những hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm của trẻ về người lớn cũng làm cho trẻ không hiểu về người lớn và qui cho người lớn không yêu thương chúng gét bỏ chúng.

- Tương tác giữa giáo viên giáo viên cán bộ, nhân viên của nhà trường. Trong môi trường giáo dục ở trường mầm non luôn diễn ra sự tương tác giữa các cán bộ, giáo viên. Nếu mối quan hệ giữa họ mang tính hợp tác, xây dựng, luôn quan tâm đến nhau, đến việc giáo dục trẻ và luôn làm gương cho trẻ trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói sẽ có tác động tốt đến trẻ, đến giáo viên, tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở trong môi trường giáo dục.

- Tương tác giữa giáo viên - phụ huynh - trẻ: Phụ huynh cũng là đối tượng tạo nên tương tác đa chiều trong môi trường giáo dục. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh được xây dựng trên tinh thần cởi mở, tộn trọng lẫn nhau sẽ có tác động trực tiếp đến trẻ. Sự thoải mái của cả giáo viên và phụ huynh sau các cuộc tiếp xúc có ảnh hưởng đến tâm lí của họ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

Thứ ba, môi trường được điều khiển bởi các qui tắc xã hội. Các qui tắc hành vi trong ứng xử giữa trẻ với nhau, giữa giáo viên với trẻ và với môi trường vật chất phải do chính những người tham gia xây dựng nên và được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, bình đẳng trong quyền hạn và trách nhiệm đối với bản thân, nhóm, tập thể. Khi các qui tắc ứng xử này bị phá vỡ sẽ tạo ra bầu không khí không lành mạnh do vậy cần phải có cam kết, thỏa thuận của những người tham gia. Điều này có nghĩa rằng, không nên đề ra các qui định trước buộc trẻ phải tuân theo mà hãy để cho trẻ cùng trao đổi, cùng quyết đinh nên đưa ra các nội qui qui định nào trong quá trình hoạt động và ứng xử với mọi người để đạt kết quả hoạt động cao nhất.

Thứ tư, đây là môi trường sống động. Môi trường nơi diễn ra hoạt động của trẻ phải trở thành môi trường sống động với các tương tác tích cực của những người tham gia. Điều này có nghĩa là môi trường vật chất vốn tĩnh tại nhưng khi có mặt của trẻ thì bỗng trở nên sống động, có thể kích thích khả năng chủ động, độc lập của trẻ, khuyến khích sự hợp tác giữa trẻ với nhạu và với giáo viên hay trở thành nơi chuyển tải các thông về tình yêu, cái đẹp và sự gắn bó. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của giáo viên trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ, điều khiển các mối quan hệ của trẻ.

Câu 2: Phân tích môi trường tâm lý-xã hội tại lớp ở trường mầm non nơi học viên đang công tác.

Nhận thức đúng đắn về môi trường tâm lý xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tôi có quan niệm đúng về đối tượng giáo dục để quyết định thái độ và phương pháp giáo dục. Luôn coi trẻ là chủ thể của quá trình giáo dục để tạo mọi cơ hội cho sự chủ động, độc lập, tích cực ở trẻ, đồng thời phải quan tâm, tôn trọng và thương yêu trẻ như con em mình, luôn đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm ở trẻ, hiểu được nguyện vọng, yêu cầu, hứng thú, say mê của trẻ.

Hiện nay tôi đang xây dựng môi trường đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Khi tôi biết rõ trẻ đang nghĩ gì và làm như thế nào sẽ giúp trẻ xây dựng được ý tưởng hoạt động. Bản thân là tổ trưởng chuyên môn dành thời gian để quan sát hành vi của trẻ. Chính sự quan sát này là động cơ thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực vì muốn được cô khen chứ không phải là khẳng định bản thân. Nhờ xây dựng được môi trường tâm lý xã hội mà đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ. Gián tiếp cho trẻ thấy rằng giáo viên rất quan tâm đến trẻ. Trực tiếp thúc đấy trẻ tiếp tục hoạt động theo cách chúng đang thực hiện.

Môi trường tâm lí - xã hội tại lớp trong trường mầm non tôi đang công tác như sau:

1. Tôi luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi

- Những khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: cầu thang, lan can, bể bơi, nhà vệ sinh cần được theo dõi chặt chẽ khi cho trẻ hoạt động.
- Không để các vật nhỏ, sắc nhọn, nước nóng ở lớp mà không có sự kiểm soát.
- Dạy trẻ sử dụng an toàn các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ phù hợp với độ tuổi.

- Mỗi trẻ đi đâu, làm gì đều phải nằm trong tầm mắt của giáo viên để kịp thời giúp đỡ và ngăn ngừa mọi mối nguy hiểm cho trẻ.

2. Cô tạo môi trường có bầu không khí thân thiện, cởi mở và hỗ trợ trẻ
- Tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân bằng cách trang bị cho chúng những kĩ năng cần thiết.

- Thiết lập thói quen cho các hoạt động nhất định vào thời gian trong ngày của trẻ để trẻ được chủ động trong hoạt động của bản thân.

- Giáo viên xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp học [giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với nhau] dựa trên cơ sở tôn trọng trẻ.

- Cho phép trẻ phản hồi, được nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt động.

- Giáo viên phải thể hiện là người luôn sẵn sàng lắng nghe và đáng tin cậy bằng sự nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói và việc làm của mình.

- Không định kiến với trẻ.

- Tạo cho trẻ sự thích thú, thoải mái, vui vẻ, cởi mở... bằng nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn như kế chuyện vui, sử dụng yếu tố hài hước.

- Dành nhiều sự quan tâm hơn đến trẻ mới đi học, trẻ trong thời kì chuyển lớp.

3. Cô hỗ trợ việc hợp tác và học tập tích cực

- Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể hấp dẫn.

- Chú trọng phát triển các kĩ năng xã hội trong các hoạt động nhóm [chờ đến lượt, phân công, hợp tác chia sẻ, biết tôn trọng bạn, giải quyết xung đột, biết kiềm chế].
- Không can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết [giáo viên quan sát, khơi gợi, chỉ hướng dẫn trẻ khi cần thiết].

- Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, chấp nhận trẻ học bằng cách Thử - Sai. Cho phép trẻ được làm sai trước khi làm đúng.

- Động viên trẻ lạc quan, tin vào bản thân [động viên trẻ bằng lời nói: Không sao đâu, Làm lại nào, Con sắp làm được rồi, Cô thấy tốt hơn rồi đấy nếu trẻ gặp khó khăn hoặc thất bại].

- Kiên nhẫn với trẻ: tránh thúc ép, gây căng thẳng khi luyện tập các kĩ năng cho trẻ, chờ đợi phản hồi của trẻ.

- Chấp nhận sự khác biệt: tôn trọng ý kiến cá nhân, nhu cầu, sở thích, khả năng của trẻ. Trong quá trình trao đổi ý kiến, tránh áp đặt để dần hình thành ở trẻ thói quen suy nghĩ độc lập.

- Tổ chức các hoạt động thường niên trong năm và khuyến khích sự tham gia tối đa của trẻ.

4. Không sử dụng hình phạt và bạo lực thể xác [về mặt thể chất] và các

hành vi doạ nạt, quấy rối và phân biệt đối xử [về một tinh thần]

- Giáo viên luôn nhận thức được những hĩnh phạt, hành vi doạ dẫm, bạo lực không những không đem lại hiệu quả mà còn gây tác hại đến thể chất và tâm lí của trẻ. Tôi hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, từ đó xác định việc dùng bạo lực hay lời lẽ xúc phạm trẻ là vi phạm luật, vi phạm quyền trẻ em.

- Trẻ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của bản thân. Trẻ hiểu bất kể hành động, lời lẽ xúc phạm nào đến trẻ khiến trẻ bị tổn thương đều không được chấp nhận, trẻ cần nói ngay với cha mẹ hoặc cô giáo để được giúp đỡ. Trẻ chơi tôn trọng nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau, biết cách giải quyết mâu thuẫn bằng thoả thuận, thương thuyết chứ không dùng vũ lực. Trẻ chơi hoà đồng, không phân biệt đối xử với bạn, không cô lập bạn.

5. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ

- Không cấm đoán trẻ, chỉ cấm đoán khi không an toàn. Hạn chế ra mệnh lệnh, tăng cường khích lệ. Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau tuỳ theo khả năng.

- Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
- Hướng dẫn trẻ trở nên thoải mái, tự tin trước đám đông [qua các hoạt độn

trình diễn trên sân khấu, trước bạn học và trước người lạ].

- Cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ so với bản thân, và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi, tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi mọi tiến bộ lớn, nhỏ của trẻ, đặc biệt quan tâm tới

sự tiến bộ của những trẻ chậm hoặc ít nghe lời.

- Thường xuyên lấy ý tưởng dạy học từ trẻ. Tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, thậm chí đồ dùng dạy học và cho trẻ tích cực tham gia vào việc tạo dựng môi trường lớp học.

- Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động giáo dục có chủ đích.
6. Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và được tự quyết định

- Không phân biệt, thiên vị trẻ giỏi và kém, giàu và nghèo.

- Dạy trẻ nhận thức rõ về khả năng và vai trò của mình phù hợp với lứa tuổi,

giới tính.

- Tạo cơ hội cho mọi trẻ như nhau.

- Quan tâm đến trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ chậm phát triển.
7. Kết nối trường học và gia đình thông qua sự tham gia của cha mẹ
- Giáo viên và phụ huynh kịp thời trao đổi những dấu hiệu bất thường về mặt thể chất và tâm lí của con.

- Đa dạng hoá các hình thức trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình: sổ liên lạc, báo cáo học tập hoặc họp phụ huynh.

- Kêu gọi sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động của trẻ ở nhà trường.

- Phụ huynh được đóng góp ý kiến để xây dựng nhà trường tốt hơn, được tham gia vào quá trình giám sát, phát hiện những sai phạm, đặc biệt là hành vi xúc phạm đến trẻ.

8. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ, cha mẹ và giáo viên

- Các dịch vụ hỗ trợ trẻ và cha mẹ như: đón sớm, trả muộn, tắm cho bé, trông trẻ tại nhà, học miễn phí trong thời gian đầu trẻ làm quen trường lớp, giảm học phí cho hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, tâm lí...

- Các dịch vụ/chính sách hỗ trợ giáo viên: trả lương theo năng lực, tăng lương thưởng cho giáo viên giỏi, có nhiều đóng góp cho nhà trường, chế độ thai sản, thăm hỏi khi đau ốm, việc hiếu - hỉ của người thân...

- Tạo mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, mang tính xây dựng giữa cán bộ quản lí và giáo viên, giữa giáo viên với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, thi đua cạnh tranh lành mạnh.

- Xây dựng văn hoá giao tiếp lịch sự, tôn trọng nhau trong nhà trường từ việc xây dựng nội quy, và nghiêm túc thực hiện nội quy đó.

Video liên quan

Chủ Đề