Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Liên Xô và Mỹ ký thỏa thuận Helsinki 1975 về nhân quyền

Ý thức hệ khác biệt từ 1945 là một phần không tách rời cuộc chạy đua giành ngôi vị hàng đầu tại châu Âu giữa hai đại cường thù địch: Hoa Kỳ và Liên Xô.

Nhưng khủng hoảng Tiệp Khắc 1968 khiến cả Liên Xô và Mỹ hiểu là đối đầu quân sự ở châu Âu rất nguy hiểm và đồng ý mở ra hai thập niên 'hoãn binh'.

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Liên Xô và quân đội năm nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã đưa xe tăng vào Prague năm 1968 để đàn áp biểu tình

Cửa sổ hé mở đó khiến gần 40 nước khác nhau về thể chế đã ký kết thỏa thuận hợp tác Helsinki tháng 8/1975, gồm phần về nhân quyền mà nay thành vấn đề quan trọng trên toàn thế giới.

Sự kiện này xảy ra chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ bỏ Sài Gòn và các hệ thống chính trị châu Á theo mô hình Mao lên đỉnh cao quyền lực.

Châu Âu và châu Á rẽ hai ngả từ đó, nhưng đấy là một câu chuyện cho bài khác.

Bi kịch 1968 và vai trò Willy Brandt

Một tác động cho toàn châu Âu sau vụ Tiệp Khắc năm 1968 là ý thức về sự mong manh của hòa bình.

Người châu Âu cảm thấy các đại cường có tính toán riêng, vượt trên đầu họ.

Hoa Kỳ thậm chí còn thông hiểu cho Liên Xô, lý giải rằng vụ đem quân vào Prague là do 'Liên Xô thấy an ninh của họ bị đe dọa'.

Nói ngắn gọn thì Washington không coi vụ Prague là 'casus belli' để can thiệp quân sự vào Đông Âu.

Nhưng Nato và Khối hiệp ước Warsaw vẫn đối đầu và chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Người châu Âu cũng thấy nếu thụ động, họ dễ thành một Cuba của năm 1962, nơi Liên Xô và Mỹ sẵn sàng đối chọi nhau bằng tên lửa hạt nhân.

Nhưng bi kịch Prague thực sự tạo động lực khác khiến châu Âu tự chuyển biến.

Năm 1969, Willy Brandt đắc cử làm Thủ tướng CHLB Đức, tức Tây Đức.

Chính sách ngoại giao của ông là bằng mọi cách phải thuyết phục hai đại cường đang đóng quân ở hai nước Đức phải đối thoại vì hòa bình chung.

Trong vai trò của mình, ông đề nghị hòa giải, công nhận biên giới hình thành sau 1945 ở châu Âu với Đông Đức, Ba Lan và Liên Xô.

Năm 1970, Willy Brandt sang thăm Ba Lan và quỳ xuống trước tượng đài nạn nhân Do Thái ở Warsaw, tạo ra biểu tượng hòa giải vĩ đại.

Về phía mình, Liên Xô cũng hiểu sau đàn áp khởi nghĩa Budapest năm 1956 và Prague 1968, họ phải giảm bớt căng thẳng.

Tòa TQ xét xử luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương

Tổng thống Obama ký luật về nhân quyền

Về việc kêu gọi EU 'hoãn FTA' vì nhân quyền ở VN

UPR: Các nước đặt những câu hỏi gì cho Việt Nam?

Trên thực tế, trước vụ Prague một năm, Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã ký Hiệp ước cấm mang vũ khí lên khoảng không vũ trụ (Outer Space Treaty -1967).

Trong Giáo hội châu Âu, qua hai thập niên hậu chiến, nhu cầu giúp các dân tộc hòa giải cũng đã chín muồi.

Năm 1965, các giám mục Ba Lan và Đức công bố lá thư 'Chúng tôi tha lỗi và xin được thứ lỗi'.

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Năm 1970, thủ tướng Tây Đức Willy Brandt thăm Ba Lan và quỳ xuống trước tượng đài nạn nhân Do Thái ở Warsaw, tạo ra biểu tượng hòa giải vĩ đại cho cả châu Âu

Năm 1966, chính Khối Hiệp ước Warsaw đề nghị với Phương Tây mở Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu.

Còn tại Phương Tây, một cuộc cách mạng xã hội xảy ra, mở đầu cũng bằng phong trào xuống đường 1968 ở Pháp và Đức.

Đây là thay đổi mang tính thế hệ, tạo ra sức ép về nhân quyền, đề cao nữ quyền, bình đẳng màu da, công bằng giai cấp.

Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu cuối cùng cũng được cả hai phe xã hội chủ nghĩa tư bản đồng ý họp ở cấp bộ trưởng.

Họ đặt ra ba nhóm chủ đề cho hội nghị và tại đây, vai trò của các nước Bắc Âu, mô hình 'trung dung' cho cả hai phe, được đề cao.

Cụ thể, người ta muốn bàn về:

1-An ninh châu Âu

2-Hợp tác khoa học, kỹ thuật và môi trường

3-Hợp tác nhân đạo và văn hóa

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, Photofusion

Chụp lại hình ảnh,

Thập niên 1970 chứng kiến các thay đổi lớn ở Phương Tây: nữ quyền, nhân quyền lên cao

Vai trò của Kosygin

Xin nhắc lại nội bộ Liên Xô cũng có các quan điểm khác nhau về tiến trình tan băng ở châu Âu.

Từ cuối thập niên 1960, Bí thư thứ nhất Leonid Brezhnev theo đường lối bảo thủ, Chủ tịch Xô Viết Tối cao Nikolay Podgorny thì ôn hòa, mờ nhạt nhưng Thủ tướng Alexei Kosygin khá cởi mở, hướng ngoại.

Ông Kosygin chủ trương không đối đầu và cạnh tranh trực diện với Mỹ vì Liên Xô cần hòa bình và hợp tác công nghệ để phát triển kinh tế.

Chính ông cũng đã thúc đẩy chính sách ủng hộ cho Hà Nội vào những năm 1966-67 và sang thăm Bắc Việt Nam.

Nhưng với Liên Xô, cuộc chiến tại Việt Nam không phải để tiêu diệt người Mỹ mà để chứng tỏ ưu thế của mô hình Liên Xô.

Từ cuối thập niên 1960, Liên Xô bành trướng về tư tưởng qua viện trợ quân sự và kinh tế cho Thế giới Thứ ba để giành ngôi vị với Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Các đại cường cũng muốn đẩy điểm nóng sang các xứ lạc hậu, còn tại châu Âu, địa bàn mà Moscow coi trọng nhất, đối đầu quân sự chuyển sang cạnh tranh hòa bình.

Liên Xô cũng có đủ tự tin rằng mô hình của họ ưu việt với bằng chứng là nước này chính thức đạt tư cách đại cường về nguyên tử và thám hiểm không gian.

Dù bị cản trở, các cải cách của Kosygin, người từng nắm kinh tế ở Nga, nước lớn nhất trong Liên bang Xô Viết, và nay phụ trách Gosplan (Bộ Kế hoạch cho cả khối XHCN) đã giúp kinh tế Liên Xô ổn định.

Các yếu tố này khiến Moscow tự tin nối lại thảo luận về trật tự hậu chiến, và ký kết nhiều văn kiện quan trọng.

Năm 1970, CHLB Đức ký liên tiếp hai hiệp định biên giới, một vào tháng 8 với Liên Xô và một vào tháng 12 với Ba Lan.

CHLB Đức thừa nhận trật tự mà Stalin áp đặt sau 1945, chịu mất gần 1/4 lãnh thổ thuộc hai vùng Đông Phổ, Silesia, và thành phố Konisberg (Kaliningrad).

Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon thăm Moscow và ký Hiệp ước Hạn chế vũ khí chiến lược SALT-1 (Strategic Arms Limitation Treaty).

Liên Xô và Hoa Kỳ đồng ý coi chiến tranh nguyên tử không còn là giải pháp cho xung đột tương lai.

Đổi lại, Brezhnev thừa nhận quyền di cư của công dân Liên Xô gốc Do Thái.

Từ nhiều thế kỷ, các luật hà khắc với người Do Thái thời Nga hoàng, Nazi và cộng sản là buộc họ đăng ký chỉ một hộ khẩu và cấm xuất cảnh.

Từ đó đến 1979, dòng người Do Thái ra đi khỏi Liên Xô tăng đều.

Thỏa thuận Helsinki nói gì?

Ngày 1/08/1975, 33 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng châu Âu, Hoa Kỳ và Canada ký tại Helsinki, Phần Lan 'Văn bản kết thúc Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu.

Còn gọi là Helsinki Accords, đây là văn kiện không có quy chế hiệp ước quốc tế (international treaty), nhưng đã đạt được ba điều cơ bản:

1-Trật tự châu Âu gồm các đường biên giới định hình sau Thế Chiến 2, được coi là không lay chuyển, để đảm bảo cho hòa bình chung.

2-Nhân quyền, thay vào chỗ 'hợp tác nhân đạo - humanitarian cooperation - trong dự thảo năm 1972 - được chính thức coi là giá trị chung của châu Âu, gồm cả Liên Xô và các nước XHCN.

3-Hợp tác hai phe Đông - Tây trở thành chuyện bình thường, nhất là giữa hai nước Đức.

Brezhnev nghĩ gì?

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, STF

Chụp lại hình ảnh,

Helsinki ngày nắng đẹp 31/07/1975: từ trái sang: Henry Kissinger, Leonid Brezhnev Gerald Ford và Andrey Gromyko vui cười trò chuyện bên lề hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu

Thời Nikita Khrushchev, Liên Xô tưởng như sắp thành công trên con đường tiến tới thiên đường cộng sản.

Khrushchev tuyên bố rằng tới năm 1980, Liên Xô sẽ hoàn tất về cơ bản nền tảng cho xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Nhưng sang thời Brezhnev, mục tiêu đó trở nên quá xa vời, và ban lãnh đạo Liên Xô phải thừa nhận hai thực tế:

1-Mục tiêu đạt tới chủ nghĩa cộng sản còn rất xa, cần thời kỳ quá độ lâu dài, ngay cả ở Liên Xô;

2-Các nước ngoài Liên Xô có những đặc thù riêng và con đường lên chủ nghĩa cộng sản của họ có thể khác;

Trên thực tế, Moscow đã thấy chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở trong các đảng cộng sản 'anh em' Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ba Lan và ở cả Nga, Ukraine.

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, Fine Art

Chụp lại hình ảnh,

Tới năm 1975, sau khi ký Thỏa thuận Helsinki, Liên Xô thừa nhận nhân quyền là giá trị chung cho cả châu Âu, trên thực tế là bỏ mô hình 'con người Xô Viết'

Năm 1973, Petro Shelest, Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị của Liên Xô bị loại mọi chức vụ để xuống làm một cán bộ thiết kế.

'Tội' của ông là khi làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraine đã thúc đẩy tinh thần dân tộc Ukraine vì không tin vào mô hình 'con người Xô Viết'.

Nhìn ra bên ngoài, ai ở Liên Xô cũng thấy Nam Tư, Romania và Albania đi con đường riêng từ lâu.

Đến năm 1977, do sức ép cả trong lẫn ngoài, Brezhnev đồng ý đưa nhân quyền vào Hiến pháp Liên Xô.

Nhưng nhân quyền không phải là mục tiêu hàng đầu của các bên ở Helsinki.

Chỉ có các nhóm bất đồng chính kiến Đông Âu và Liên Xô, gồm văn nghệ sỹ, nhà khoa học, trí thức, đòi thực hiện cam kết đã ký ở Helsinki về nhân quyền.

Họ là những công dân luôn nhạy cảm với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do ngôn luận, hội họp.

Giới đấu tranh cũng chống lại nhà nước cảnh sát, nạn bắt người tùy tiện vì lý do mơ hồ, và chống các cách truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hội giám sát thỏa thuận Helsinki ở Nga ra đời năm 1976 và họp trong căn hộ của nhà khoa học Andrey Sakharov.

Nhưng nhân quyền cũng nhanh chóng bị chính trị hóa bởi chiến dịch phê phán không ngừng nghỉ của Hoa Kỳ nhắm vào Liên Xô.

Đáp trả, Liên Xô nói nhưng chính quyền phải xử lý những kẻ 'lợi dụng nhân quyền' để vi phạm pháp luật.

Một phái chống lại thỏa thuận Helsinki chính là kiều dân Đông Âu ở Hoa Kỳ.

Họ nêu lo ngại với Tổng thống Gerald Ford trước khi ông ký thỏa thuận rằng nó công nhận vĩnh viễn sự thống trị Liên Xô áp đặt lên vùng Baltic và Đông Âu.

Nhưng Hoa Kỳ, suy yếu sau Watergate và chiến bại ở Nam Việt Nam, qua lời Tổng thống Ford đã cho rằng với thỏa thuận Helsinki, "tình hình châu Âu không tệ hơn".

Ông Ford cũng tin rằng chỉ giảm căng thẳng với Liên Xô thì Hoa Kỳ mới có thể giữ các kênh liên lạc với những nước châu Âu còn lại.

Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô
Xác định XEM chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô

Nguồn hình ảnh, Science Photo Library

Chụp lại hình ảnh,

Viện sỹ Andreiy Sakharov đã lập hội giám sát thực thi thỏa thuận Helsinki ngay trong căn hộ của ông ở Moscow năm 1976

Sang thập niên 1980, đối đầu Đông - Tây trở lại, nhân quyền xuống thấp.

Liên Xô đã đem quân vào Afghanistan, và và đưa tên lửa đạn đạo sang châu Âu.

Hoa Kỳ thời Ronald Reagan đáp trả bằng việc triển khai hỏa tiễn Pershing.

Cùng năm 1980, Andrey Sakharov bị tước mọi danh hiệu và đày đi Gorky (Nizhny Novgorod).

Phải đến năm 1986 ông mới được cho về Moscow, nhưng khi đó Liên Xô đã bước sang một thời kỳ khác, thời của Mikhail Gorbachev.

Chỉ vài năm sau, khối Đông Âu tan rã và đến 1991 Liên Xô sụp đổ, chủ yếu vì sự mệt mỏi kinh tế.

Ngày nay nhìn lại, ta thấy thành tựu cho nhân quyền châu Âu lớn hơn là những gì các chính khách hai bên đặt bút ký.

Trong văn bản và ngoài đời sống, lý tưởng nhân quyền không phải là phần chính của Helsinki, và cũng chỉ là phần phụ trong đấu tranh ở Đông Âu.

Các đảng phái phi XHCH và phe đối lập, gồm cả các giáo hội đề cao nhân quyền như một phần quyền dân tộc tự quyết của nước họ nhằm tách khỏi Moscow.

Nhân quyền theo cách hiểu bao trùm khác biệt tôn giáo, sắc tộc chưa bao giờ là giá trị số một, như chiến tranh Nam Tư tàn khốc cho thấy.

Tuy thế, tính bình đẳng của nhân quyền: con người XHCN hay tư bản chủ nghĩa không có ai 'ưu việt' hơn ai, là một thành tựu của châu Âu.

Vì nhân quyền, xét cho cùng là phần cao thượng nhất của ước mơ làm người, vượt lên nhu cầu bản năng, muốn được tôn trọng, được sống có nhân phẩm.

Tất nhiên nó cũng bị chính trị hóa, bị lợi dụng như mọi giá trị khác.

Nhưng cam kết quốc tế về nhân quyền trong những năm 1970 đã cứu được châu Âu khỏi cuộc đối đầu hủy diệt, và còn góp phần giải phóng các quốc gia.

Đó có lẽ là một trong số thành quả ngoài ý muốn rất lớn châu Âu để lại cho nhân loại.

Ngày hôm nay, nhân quyền đang có một giá trị khác, là bảo vệ mọi người, gồm cả di dân trong một châu Âu hứng sóng gió của chủ nghĩa dân tộc và cực hữu.

Và người ta sẽ còn tiếp tục phải đấu tranh.

Xem thêm về nhân quyền:

Người Việt thờ ơ dân chủ và thích quân đội?

Nhân quyền tại VN sẽ tốt hơn khi Mỹ rời TPP?

Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền

Geneva: Giới tham dự hội thảo bên lề UPR nuôi hy vọng