Xa lòng hết cách là gì

a- Mở bài

Trong tình yêu, khoảng cách như con dao hai lưỡi - nó có thể thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương - nhưng cũng có thể làm mai một dần tình yêu cho đến khi hủy hoại hoàn toàn.

Yêu và cưới nhau ở độ tuổi chín chắn, tôi và anh cũng đã có với nhau hai mụn con. Chồng tôi làm kế toán trưởng của một công ty khai thác khoáng sản. Với sự tín nhiệm của giám đốc, anh được đề bạt làm Phó giám đốc để vào phụ trách xây dựng và phát triển hệ thống khu vực phía Nam. Đó là năm tôi mới sinh đứa con gái đầu lòng. Buổi sáng ở nhà ga Hải Phòng, anh bịn rịn thủ thỉ lời hẹn ước sẽ sớm trở về chăm sóc hai mẹ con...

b- Thân bài

Xa vợ con, anh đã đánh mất vai trò làm chồng, làm cha. Tôi còn nhớ như in ngày con tôi khai giảng, đứa lớn thì phụng phịu: "Sao mẹ không đưa con tới trường trước?", còn đứa thứ hai mếu máo: "Con chẳng năm nào được bố đưa đi". Không phải các con tôi không thương bố, cũng không phải anh không quan tâm tới chúng. Anh vẫn thường xuyên liên lạc và gửi quà cho các con nhưng xa mặt cách lòng. Mỗi năm bọn trẻ lớn lên, tôi thấy chúng lại nối dài thêm khoảng cách với bố. Ngày con gái lớn thi Đại học, nó vùng vằng cả với tôi: "Ui mẹ, bố chẳng quan tâm đâu, nếu không thì đã về đưa con đi thi rồi. Khi nào có kết quả trúng tuyển, con gọi để bố thưởng tiền là được". Từ lúc nào, nghĩ tới bố là các con tôi nghĩ tới tiền thế chứ?

Còn tôi, bao ngày anh đi, tôi phải gắng lo liệu việc nhà chu toàn thay cả phần anh. Đã vậy tôi còn phải uất ức chịu đựng bao lời cay nghiệt của kẻ ác khẩu, nào là, "chắc nó bồ bịch hay gì đó nên chồng bỏ không thèm về", rồi "đứa thứ hai có khi là con của ai chứ chồng có nhà đâu mà bầu bí". Tới cả mẹ chồng, đôi lúc tôi cũng cảm nhận được ánh mắt nghi ngờ của bà. Anh cứ bao lần hứa hẹn: "Năm sau công việc ổn anh nhất định về". Bao nhiêu cái "năm sau" qua đi rồi, tới lúc con gái lớn thi đậu đại học Ngoại thương, tôi chẳng còn thiết tha sự chở che của anh nữa.

Tuần trước giỗ bố chồng, tôi gọi điện yêu cầu anh phải về vì trách nhiệm của anh. Tôi cũng nhân dịp này thẳng thắn nói về chuyện ly hôn. Ngồi đối diện tôi, anh chỉ tay giận dữ: " Anh thật thất vọng về em. Ngần ấy năm anh đi xa, hi sinh, lo lắng cho gia đình, còn em chỉ biết trách móc. Hay em vẫn chê ngần ấy tiền anh gửi về mỗi tháng chưa đủ? Anh yêu gia đình. Anh yêu công việc. Đàn ông phải có sự nghiệp, anh không có quyền phấn đấu cho sự nghiệp à? Anh không chấp nhận ly hôn". Tôi ngồi đó yên lặng nhìn vô định về phía trước, không còn gì để nói cũng chẳng muốn nói gì về sự "yêu" anh vừa thổ lộ. Đúng hơn, anh chỉ yêu bản thân mình.

Nếu như đã một duyên hai nợ âu đành phận thì tôi giữ cái sự có chồng hờ hững cũng như không ấy để làm gì? [Ảnh minh họa].

Nếu như đã " một duyên hai nợ âu đành phận" thì tôi giữ cái sự "có chồng hờ hững cũng như không" ấy để làm gì? [Ảnh minh họa].

Anh coi nhà mình như nhà trọ, chỉ cần hàng tháng gửi đủ tiền. Điều đó được gọi là "yêu" sao? Sau gần hai mươi năm vừa làm mẹ, vừa làm bố, sự xa cách đã cắt đứt sợi dây tình cảm và trách nhiệm giữa vợ chồng tôi. Sự xa cách đã khiến tình cảm, trách nhiệm vợ chồng vơi cạn.

Anh đã không còn cần thiết trong cuộc sống của tôi, nhưng anh lại không muốn ly hôn, anh nói vẫn luôn yêu thương gia đình mình.Thực ra, tôi với anh giờ chỉ như hai mái chèo bị cột chung trên một chiếc thuyền mang tên con cái, chỉ đợi khi chiếc thuyền ấy đủ sức chèo lái là sợi dây cột chèo sẽ được tháo ra.

c- Kết bài

Thiết nghĩ, nền tảng vững chắc của một gia đình không phải là tiền bạc, mà là sự đồng thuận, yêu thương, vui buồn bên nhau. Nếu quá cách xa và xa nhau quá lâu thì tình cảm sâu đậm tới đâu cũng sẽ dần phai nhạt. Để tới giờ, dù cùng chung trên một con đường nhưng tôi và anh dường như đang ngược chiều hun hút. Tôi vẫn chưa đệ đơn ra Tòa bởi nghĩ tới mong muốn của con gái: "Xin mẹ hãy để em con thi đại học xong rồi quyết định". Nhưng trong lòng tôi đã nguội lạnh, việc ly hôn chắc chắn chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Video liên quan

Chủ Đề