Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với Liên hợp quốc

Breadcrumb

Trang chủ
/
Trang chủ
/
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Photo: © UN in Viet Nam/Shutterstock

Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/09/1977. Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam khởi đầu tập trung vào tái thiết sau chiến tranh và hỗ trợ nhân đạo. Nhận thấy bối cảnh kinh tế và phát triển của Việt Nam thay đổi nhanh chóng, Liên Hợp Quốc mở rộng hỗ trợ sang tăng cường thể chế, chính sách, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục, nông nghiệp, v.v. Với mục tiêu xây dựng nhà nước bền vững và bao trùm, Liên Hợp Quốc đang hợp tác với Việt Nam để tăng tốc thành tựu SDG và hỗ trợ các ưu tiên phát triển quốc gia khác, tập trung vào bốn lĩnh vực chiến lược: Đầu tư vào con người; Đảm bảo chống chịu biến đổi khí hậu và bền vững môi trường; Thúc đẩy sự thịnh vượng và hợp tác; và Thúc đẩy công lý, hòa bình và quản trị toàn diện.

Photo: © UN in Viet Nam/Shutterstock

Cột mốc

Cột mốc quan trọng

1

LHQ tại Việt Nam đã áp dụng Sáng kiến Thống nhất hành động [Delivering as One] từ năm 2006 với cách tiếp cận Một LHQ[One UN] nhằm hài hòa hoạt động của LHQđể đạt được tác động lớn hơn tại Việt Nam. Kế hoạch chiến lược chung [OSP] 2017-2021 là Khung Hỗ trợ Phát triển LHQ [UNDAF] thế hệ thứ 3, tập trung vào việc thực hiện SDG, là khung chương trình và vận hành cho cung cấp hỗ trợ của LHQ tại Việt Nam.

2

Với sự hỗ trợ đáng kể của LHQ, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững năm 2017, Đánh giá quốc gia tự nguyện [VNR] đầu tiên vào năm 2018 và danh sách 158 chỉ số SDG quốc gia hóa [chỉ số VSDG] vào 1/2019. LHQ đang hợp tác với Chính phủ để tăng cường lồng ghép SDG vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm [2021-2025] và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm [2021-2030] tiếp theo.

3

Việt Nam áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều năm 2015 trong xây dựng chuẩn nghèo quốc gia nhằm nắm bắt bản chất đa diện của nghèo đói trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và quốc gia có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực tình trạng giảm nghèo đói và dễ bị tổn thương. Tỷ lệ nghèo thu nhập giảm một nửa trong giai đoạn 1993-2002 và tỷ lệ nghèo đa chiều còn 6,8% vào năm 2018.

4

Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp năm 2010, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về tài trợ ODA không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi. Thực hiện các hành động khẩn cấp để tăng đầu tư tư nhân trong nước và cải thiện hiệu quả FDI, tăng cường nguồn thu công, cũng như hướng tới khuôn khổ tài chính quốc gia tích hợp để đạt được SDGs là những thách thức phía trước cho Việt Nam.

5

Việt Nam phê chuẩn Thỏa thuận Paris, cam kết thực hiện Khung giảm thiểu rủi ro thiên tai 2015-2030 và đang thực hiện Đóng góp quốc gia tự quyết định với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính [GHG] 8% vào năm 2030, hoặc giảm 25% với sự hỗ trợ quốc tế.

6

Việt Nam đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ giai đoạn 2020-2021 vào tháng 6/2019. Việt Nam cũng có những nỗ lực ấn tượng trong hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ với 29 đoàn hỗ trợ đến Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi kể từ năm 2014. Năm 2018, Việt Nam đã triển khai bệnh viện dã chiến cấp hai đầu tiên cho Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan với 63 nhân viên.

1 / 6

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam.
sdg-1
sdg-2
sdg-3
sdg-4
sdg-5
sdg-6
sdg-7
sdg-8
sdg-9
sdg-10
sdg-11
sdg-12
sdg-13
sdg-14
sdg-15
sdg-16
sdg-17

Video liên quan

Chủ Đề