Viết đoàn vấn nếu những cách rèn luyện kĩ năng học tập cho sinh viên đại học


I. Tìm hiểu về kỹ năng mềm


1. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm hay Soft Skills, còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Những kỹ năng không liên quan đến kỹ thuật nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất làm việc của một người.

Tìm việc làm, tuyển dụng thu ngân có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Thu ngân Điện Máy Xanh

- Nhân viên Thu ngân Bách Hóa Xanh

2. Kỹ năng mềm khác kỹ năng cứng

Trong khi kỹ năng mềm dùng để chỉ những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không có tính chuyên môn và vô hình thì kỹ năng cứng trái ngược hoàn toàn. Kỹ năng cứng đề cập đến trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ, khả năng học vấn hay sự thành thạo về một hoặc một vài lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, điểm chung của kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng của một người đều giúp họ hoàn thiện hơn về tư duy và cảm xúc. Hai loại kỹ năng này bổ trợ lẫn nhau với mục đích nâng cao trình độ, khả năng nhận thức, cải thiện cuộc sống của một người.

3. Kỹ năng mềm khác kỹ năng sống

Kỹ năng mềm và kỹ năng sống là hai loại kỹ năng cùng tồn tại trong một người. Kỹ năng sống dùng để chỉ khả năng thích ứng với môi trường sống, xử lý những vấn đề xảy ra hằng ngày. Và dễ dàng thấy rằng kỹ năng mềm là một phần trong kỹ năng sống. 

II. Vai trò của kỹ năng mềm khi làm việc


Việc đánh giá một người thông qua các kỹ năng mềm hiệu quả hơn so với đánh giá dựa trên kỹ năng cứng. Bởi vì, phần lớn nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp với văn hoá công ty, vị trí công việc. Khi đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng mềm sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm được một người vừa giỏi về chuyên môn, vừa phù hợp với công ty để gắn bó lâu dài.

Đặc biệt trong công việc, các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái với công việc đang làm. Tiết kiệm thời gian, tìm ra quy trình làm việc nhanh và hoàn thành công việc với hiệu suất cao hơn cũng là những gì mà kỹ năng mềm đem đến cho bạn.

III. Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm


Điều quan trọng trong quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho bản thân là phải xác định được công việc mà mình sẽ làm yêu cầu những kỹ năng chính nào. Khi đã xác định được kỹ năng mềm cần có để phục vụ công việc thì hãy bắt đầu học hỏi và trau dồi.

Để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của bản thân bạn cần phải học. Học kỹ năng mềm cũng giống như học những lý thuyết khác, bạn có thể tự học dựa trên sách vở, phim ảnh, báo đài hoặc học bài bản tại các lớn dạy kỹ năng mềm. Một kỹ năng mềm cần được nghiêm túc học hỏi, thực hành và rèn luyện liên tục để có thể hình thành cũng như phát triển hơn nữa.

IV. Những kỹ năng mềm giúp bạn thành công


- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Đây là loại kỹ năng giúp bạn thích nghi được với những tình huống, thách thức mới, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, đón nhận thay đổi và sẵn sàng đưa ra ý tưởng độc đáo. Kỹ năng này giúp sinh viên và người đi làm tạo ra những điều mới mẻ trong học tập và làm việc, giúp công việc bớt nhàm chán. Đồng thời, những người sở hữu kỹ năng này sẽ nhanh chóng thành công bởi vì họ luôn tìm ra nhiều thứ mới lại, bứt phá ra khỏi khuôn khổ, có thể giúp ích trong công việc khi tối ưu các quy trình.

- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này bao gồm giao tiếp lời nói, giao tiếp văn bản, giao tiếp phi ngôn ngữ [cử chỉ, ánh mắt,...], giao tiếp trực quan bằng hình ảnh. Việc biết lắng nghe, biết trao đổi thông tin giúp cho học sinh, sinh viên hay người đi làm tự mở ra cho mình nhiều mối quan hệ, tạo ra cơ hội. Từ đó, những người có kỹ năng giao tiếp tốt thường chủ động tìm kiếm thành công bằng các mối quan hệ được tạo dựng từ trước đó.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Là một kỹ năng khó và quan trọng mà hầu hết công việc nào cũng cần. Việc lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và khéo léo xử lý xung đột giúp cho không chỉ sinh viên hoàn thành tốt những bài tập nhóm trong môi trường đại học, mà còn giúp người đi làm triển khai và tiến hành các dự án cùng nhóm được suôn sẻ. Kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp cho bạn có cơ hội để làm việc với nhiều người, xử lý được nhiều tình huống bất ngờ khi làm việc chung.

- Kỹ năng tư duy phản biện: Là loại kỹ năng cho phép một người nhìn sự việc đa chiều hơn. Là một sinh viên hay người đi làm có kỹ năng tư duy phản biện sẽ có thể đưa ra được nhiều quan điểm, giải pháp và xử lý được nhiều tình huống trong học tập và công việc. Tư duy phản biện giúp bạn có nhận thức vấn đề tốt hơn và nâng cao sự linh hoạt trong cuộc sống 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là loại kỹ năng sử dụng các kiến thức, vốn sống để giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc. Kỹ năng giải quyết vấn đề vô cùng cần thiết khi đi làm, vì vậy, những bạn sinh viên cần phải học tập và rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỹ năng này cho phép bạn vượt qua những khó khăn trong học tập và công việc. Với khả năng xử lý, đưa ra giải pháp khắc phục, hướng phát triển tích cực cho vấn đề giúp người có kỹ năng này nhanh chóng thành công.

- Kỹ năng ra quyết định: Là một loại kỹ năng đặc biệt quan trọng với những người thuộc cấp quản lý. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ là người tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho những gì bản thân đã làm. Nó giúp một người thành công vì có thể hỗ trợ họ đạt được mục đích đã đặt ra trong công việc.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này thật sự cần thiết với tất cả mọi người trong thời điểm hiện tại, là một kỹ năng giúp bạn sắp xếp được công việc với khối lượng thời gian phù hợp. Phần lớn những người thành công họ đều biết cách sắp xếp thời gian phù hợp với công việc và sức khỏe của bản thân để công việc được triển khai tốt nhất.

- Kỹ năng tiếp nhận và học tập: Đây là kỹ năng mất khá nhiều thời gian để hình thành, bởi việc đón nhận và học tập từ những lời khen chê của người khác rất khó. Tuy nhiên, khi có thể tiếp thu một cách tích cực lời khen chê từ mọi người, hoặc từ bạn bè sẽ giúp bạn rút ra được những bài học hữu ích. Một khi bỏ qua được cái tôi cá nhân và hướng đến mục tiêu chính là phát triển công ty, phát triển công việc, phát triển bản thân,... bạn sẽ thành công vượt ngoài mong đợi.

- Kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện: Là kỹ năng nhìn tổng quan mọi sự việc trong học tập, công việc và cuộc sống. Kỹ năng này giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về một vấn đề. Nhờ có kỹ năng này bạn dễ dàng nhận ra được những vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra, xác định được những yếu tố, những điều cần làm để khắc phục.

- Kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân: Là loại kỹ năng phát triển tầm nhìn của một người, tự tin và biết liên hệ với bản thân cũng như những người xung quanh. Đây là kỹ năng bắt buộc nếu bạn định hướng bản thân trở thành trưởng nhóm, người quản lý. Kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân giúp bạn biết cách xử lý các vấn đề khi làm việc nhóm, cũng như là giúp những cuộc họp, những cuộc thảo luận đi tới kết quả như mong muốn.

- Kỹ năng thích nghi với môi trường: Đây là một kỹ năng giúp bạn nhanh chóng hoà nhập vào một nhóm làm việc, hay môi trường sống mới. Việc bạn thường xuyên phải làm quen với những người mới, không gian mới là rất cần thiết. Bởi lẽ, bạn sẽ có thể dần thay đổi, phát triển và trưởng thành thông qua những sự thay đổi trong cuộc sống. Cũng như có thể học hỏi nhiều điều từ môi trường mới, bạn mới, đồng nghiệp mới và cả vị trí công việc mới toanh. Vì vậy, việc thích nghi môi trường là điều cần thiết để bạn phát triển bản thân mình.

- Đạo đức làm việc: Là loại kỹ năng yêu cầu bạn có trách nhiệm với công việc, làm đúng, làm tròn nghĩa vụ của mình và không gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp, những người khác xung quanh. Đạo đức làm việc được xem như là thước đo để đánh giá một người trong công việc. Chính vì vậy, khi có đạo đức nghề nghiệp, bạn sẽ được đối tác, cấp trên, đồng nghiệp đánh giá cao và kính nể trong công việc. Một người có đạo đức làm việc là một người biết điều gì đúng, điều gì sai, điều gì tốt, điều gì xấu có cá nhân và cho tập thể. Khi biết suy nghĩ cho những người xung quanh bạn sẽ được kính trọng hơn rất nhiều.

V. Cách làm nổi bật kỹ năng mềm trong CV


Đối với cả những người đã có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm, kỹ năng mềm vẫn được xem là một phần thiết yếu trong CV. Để làm nổi bật những kỹ năng mềm trong CV, bạn cần lập danh sách kỹ năng mềm bạn có, phù hợp với vị trí công việc muốn ứng tuyển. Sau đó, tự đánh giá mức độ hiểu biết về kỹ năng của bản thân và thêm những kỹ năng đó vào mục kỹ năng trong CV.

Thêm vào đó, bạn cần chọn ra 2 - 3 kỹ năng nổi bật của bản thân, phù hợp với công việc, thêm chúng vào thư xin việc. Đồng thời, những kỹ năng được thêm vào thư xin việc phải được giải thích chi tiết, có bằng chứng để chứng minh bản thân có những kỹ năng mềm đó.

Sau khi đã qua vòng CV, bạn cũng nên làm nổi bật những kỹ năng mềm đã viết bằng cách thể hiện chúng trong buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện một cách tự nhiên, thân thiện và gần gũi, như vậy thì nhà tuyển sẽ ấn tượng hơn với những kỹ năng mềm mà bạn đã đề cập.

VI. Cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên


1. Đặt câu hỏi khi phỏng vấn

Thông qua cách trả lời, cách xử lý và giải quyết vấn đề, nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên là người như thế nào có thực sự phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng hay không. Đây là cách đánh giá phổ biến nhất hiện nay và cũng là cách khai thác được những kỹ năng khác không được đề cập vào CV của ứng viên.

2. Quan sát kỹ năng giao tiếp

Thông qua kỹ năng giao tiếp của ứng viên trong buổi phỏng vấn, nhân sự sẽ biết được những kỹ năng khác như kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng tiếp nhận, kỹ năng giải quyết vấn đề và những kỹ năng khác mà công việc yêu cầu. Thậm chí, khi quan sát kỹ năng giao tiếp, nhà tuyển dụng tinh ý còn có thể nhận ra được ứng viên là người như thế nào, có kỹ năng cứng và kỹ năng sống hay không.

3. Tham khảo nhận xét của đồng nghiệp cũ

Nếu là người quen giới thiệu thì bạn có thể hỏi xem những đồng nghiệp cũ nghĩ như thế nào về ứng viên, từ đó có cái nhìn xác hơn. Bên cạnh đó, việc hỏi đồng nghiệp xung quanh giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn và đưa quyết định tuyển dụng nhân sự chính xác hơn.

VII. Một số trường hợp ứng dụng kỹ năng mềm


- Trường hợp 1: Ứng dụng kỹ năng quản lý thời gian

Nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên có kinh nghiệm rằng: “Ở công ty cũ, em thường làm những công việc gì, tiêu tốn bao nhiêu thời gian trong ngày?”

Nếu là người có kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn sẽ dễ dàng trả lời được khối lượng công việc một ngày đã làm và thực nó mất bao nhiêu giờ, buổi sáng thường làm công việc nào và buổi chiều thì làm những công việc nào.

- Trường hợp 2: Ứng dụng kỹ năng lãnh đạo

Bạn cần có câu trả lời đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng khi gặp những câu hỏi đã từng quản lý bao nhiêu dự án, đội nhóm có bao nhiêu người, khi các thành viên xảy ra mâu thuẫn bạn đã làm gì để giúp team giải quyết.

Một người biết cách xử lý những vấn đề khi làm việc nhóm sẽ nắm được cách định hướng, điều phối mọi người thực hiện công việc và truyền cảm hứng cho đội nhóm để công việc được hoàn thành tốt nhất.

- Trường hợp 3: Ứng dụng kỹ năng thuyết trình, thuyết phục

Một số công việc yêu cầu bạn phải nói chuyện, trình bày trước đám đông vì vậy mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét cách giao tiếp của ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn. Những cử chỉ tay chân, ánh mắt, nụ cười trong khi phỏng vấn của bạn sẽ cho những người xung quanh biết rằng bạn có phù hợp với công việc hay không.

Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, giao tiếp sẽ bộc lộ rất rõ trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Nếu bạn là một người cởi mở, hòa đồng, thân thiện, gần gũi nhà tuyển dụng sẽ rất dễ dàng nhìn thấy, khi đi làm việc người có những kỹ năng này cũng dễ dàng làm quen, thích nghi với một môi trường mới hơn.

Xem thêm:

- Cách deal lương khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng khéo léo, hiệu quả

- Điểm yếu trong CV là gì? Cách viết điểm yếu vẫn thu hút tuyển dụng

- KPI là gì? Phân loại và các bước xây dựng chỉ số KPI hiệu quả

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm là gì, và cách rèn luyện trong công việc cũng như cuộc sống. Từ đó, bạn biết cách để cải thiện và phát triển bản thân. Cảm ơn đã đón đọc, hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/Kỹ_năng_mềm

Video liên quan

Chủ Đề