Vị trị của nhà quản trị tài chính

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Các giám đốc tài chính sẽ tư vấn giúp các nhà quản trị đưa ra 3 quyết định chính bao gồm: Quyết định đầu tư, Quyết định huy động vốn và Quyết định phân phối lợi nhuận sao cho có lợi nhất cho chủ doanh nghiệp.

1. Tham gia vào việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư

Đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư hợp lý

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như các quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và sản xuất sản phẩm mới.

Để đi tới các quyết định đầu tư, các doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc trên nhiều mặt từ kinh tế, kỹ thuật tới tài chính. Trong đó, về mặt tài chính cần xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư mang lại.

Nói cách khác chính là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.

2. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Xác định nhu cầu vốn đầu tư

Toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi cần có vốn. Nhà quản trị tài chính cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ [bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn].

Tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: Kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn.

3. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt đông kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn bị ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác.

Đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh tỏng quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền. Đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

4. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ doanh nghiệp

Thực hiện phân phối lợi nhuận hợp lý sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển của doanh nghiệp, giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp.

5. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý, dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới.

6. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự báo trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng hàng đầu của quản trị doanh nghiệp. Nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp

04/02/2021 0 Quản trị

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có hoạt động quản trị tài chính. Nó ảnh hưởng tới việc kinh doanh thành công của doanh nghiệp đó. Vậy bạn đã hiểu rõ quản trị tài chính là gì hay chưa? Hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tham khảo bài viết sau để tìm hiểu kĩ hơn nhé.

1. Quản trị tài chính là gì?

Quản trị tài chính hay còn được gọi là quản lý tài chính. Vậy quản lý tài chính là gì? Là quá trình lập kế hoạch ngân quỹ, tổ chức các quỹ khả dụng và kiểm soát về các hoạt động tài chính nhằm đạt được mục tiêu của một tổ chức.

Hay hiểu đơn giản, quản trị tài chính là một lĩnh vực hoặc một chức năng trong tổ chức có liên quan tới lợi nhuận, chi phí, tiền mặt và tín dụng. Nó được thực hiện để các tổ chức có thể có các phương tiện nhằm thực hiện mục tiêu của mình một cách thỏa mãn nhất.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Là việc lựa chọn và đưa ra những quyết định có liên quan tới tài chính và tổ chức thực hiện về các quyết định đó để đạt được mục tiêu tối đa hóa về giá trị hay lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. 

Quản trị tài chính doanh nghiệp được đánh giá là một trong những công việc quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi khi việc quản lý tài chính được tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đó tối đa được về lợi nhuận và đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển.

2. Mục tiêu của quản trị tài chính là gì?

Hiểu được quản trị tài chính là gì sẽ giúp các bạn đưa ra được kế hoạch phân bổ nguồn tài chính một cách phù hợp nhất. Ở mỗi thời kỳ phát triển, quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản nó sẽ bao quanh 2 mục tiêu như sau:

  • Tối đa hóa về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế

Lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá được về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Thông qua đây có thể nhận ra rằng doanh nghiệp đó đang làm ăn có lãi hay là bị thua lỗ.

Thế nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế cũng chưa phải là một yếu tố đánh giá được tất cả tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp được chính xác nhất. Vì thế cần phải sử dụng quản trị tài chính để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế.

  • Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trên vốn cổ phần

Đây là một trong những cách giúp hạn chế được những gì có thể xảy ra đối với các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn còn một số các hạn chế nhất định nếu như bạn không chú ý tới yếu tố giá tiền tệ hoặc những phát sinh ngoài ý muốn. 

Do đó mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là một mục tiêu thích hợp nhất cho việc quản trị tài chính. Bởi nó chú ý tới nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, rủi ro, các chính sách của cổ tức, một số yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu.

3. Chức năng của quản trị tài chính

Quản lý tài chính trong doanh nghiệp là hoạt động quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang tới một số chức năng cơ bản sau:

  • Ước tính nhu cầu vốn cần thiết

Các nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ dự báo về lượng vốn cần thiết. Điều này phụ thuộc tới chi phí cũng như là lợi nhuận dự kiến, những chương trình và một số chính sách tương lai… Mọi ước tính này cần được thực hiện một cách đầy đủ nhất để có thể làm tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

  • Đánh giá và lựa chọn nguồn vốn

Nhà quản lý tài chính sẽ có một số lựa chọn để có thể huy động vốn cho công ty. Khi đó cần phải lựa chọn một nguồn vốn nào có thể mang tới khả năng kiếm tiền lớn với mức chi phí thấp. Đồng thời cần phải tạo ra một đòn bẩy để tối đa hóa giá trị của cổ đông.

Người quản lý tài chính sẽ xác định về số quỹ lương cần thiết đối với mỗi lĩnh vực tài chính sau đó phân bổ quỹ lương đó sao cho phù hợp. Bất kỳ sự thay đổi nào của quyết định tài chính làm tăng hay giảm số tiền được phân bố đều có thể thực hiện tại một thời điểm. Người quản lý cần phải cố gắng giữ tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Người quản lý tài chính sẽ phải đưa ra những quyết định về phân bổ dòng tiền vào các dự án mang tới lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc mang về doanh thu lớn nhằm tạo ra sự an toàn về đầu tư cũng như là lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.

Giám đốc tài chính là người đưa ra những quyết định lợi nhuận ròng dựa theo 2 cách sau:

+ Tuyên bố cổ tức: Đó là việc xác định về tỷ lệ của mỗi cổ tức cũng như các lợi ích khác của tiền thưởng.

+ Lợi nhuận giữ lại: Khối lượng cần phải được giải quyết phụ thuộc vào những kế hoạch mở rộng, đổi mới và sự đa dạng hóa trong công ty.

Giám đốc tài chính sẽ đưa ra một số quyết định có liên quan tới việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được mọi người sử dụng cho các mục đích khác nhau chẳng hạn như việc thanh toán tiền lương, trả lương, thanh toán về tiền điện và nước, đáp ứng một số khoản vay ngắn hạn…

Giám đốc tài chính không chỉ có nhiệm vụ lập kế hoạch cho việc sử dụng tài chính mà còn cần kiểm soát về tài chính. Việc làm này sẽ được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau như phân tích về tỷ lệ dự báo nguồn tài chính, chi phí và kiểm soát về lợi nhuận…

4. Nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản

Hiểu được tầm quan trọng và chức năng của quản trị tài chính thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm được về các nguyên tắc quản trị tài chính cơ bản.

  • Rủi ro càng cao mức lợi nhuận càng lớn

Bất kỳ một quyết định nào được đưa ra cũng tồn tại các rủi ro nhất định. Khi tiềm năng lợi nhuận trong một dự án càng lớn thì nó cũng đồng nghĩa với các rủi ro thất bại của dự án đó cũng sẽ càng cao. Do đó để đầu tư được hiệu quả tốt nhất các nhà quản trị phải biết cách chấp nhận về mức độ rủi ro đó.

  • Giá trị thời gian của tiền tệ

Một khi đã đưa ra các quyết định đối với việc phân bổ khoản tiền tương đối lớn cho một dự án đầu tư nào thì không chỉ phải chuẩn bị một khoản chi phí lớn, doanh nghiệp còn phải chịu thêm cả sự tác động của những yếu tố lạm phát.

Thuế được xem là một trong các vấn đề tất yếu mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng sẽ có trách nhiệm phải hoàn thành nó. Tuy nhiên thuế cũng có thể là một đòn bẩy khiến cho doanh nghiệp không thể đạt được những chỉ tiêu về doanh số như mong muốn và nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí đối với hoạt động kinh doanh.

  • Vốn vay và vốn chủ sở hữu

Khi chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu cho việc đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể nào tránh được việc phải đối mặt với các rào cản.

Do đó để có thể tối ưu hóa được về mức lợi nhuận thì những nguồn vốn vay hay là đòn bẩy tài chính sẽ là công cụ quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh. 

Nếu như áp dụng không hiệu quả thì nó cũng có thể tạo ra nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp. Vì thế nhà quản trị trước khi đưa ra một quyết định vay vốn nào thì cũng cần phải tính toán sao cho thật kỹ để tránh và giảm tải về các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình.

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc quản trị tài chính là gì? Hy vọng bài viết sẽ mang tới nhiều kiến thức hữu ích nhất cho các bạn. Để biết thêm thông tin về quản trị tài chính hãy truy cập ngay vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề