Vì sao trong xã hội phải có pháp luật lấy vì dụ

Vì sao trong xã hội phải có pháp luật lấy vì dụ


Có nhiều cách giải thích về pháp luật, tuy nhiên đa số ý kiến tiếp cận theo cách giải thích hàn lâm chính thống đôi khi gây khó hiểu cho người bình thường (không phải chuyên gia pháp luật). Sau đây là thêm một cách tiếp cận khác về pháp luật hy vọng người bình thường cũng có thể dễ hình dung được những khía cạnh hàn lâm của pháp luật.

Nguồn gốc Pháp luật và Nhà nước

Xét về bản chất, cũng giống như đạo đức truyền thống, pháp luật là những chuẩn mực định hướng cho tư tưởng, hành vi, xử sự của các thành viên trong một cộng đồng người nhằm đạt các mục tiêu mà cộng đồng người đó mong muốn.

Cộng đồng người ngay từ khi còn ở hình thái sơ khai, nhưng xuất phát từ các nhu cầu gốc về sức mạnh, an toàn, thịnh vượng… của cả cộng đồng, là lý do để mọi người phải ưu tiên lợi ích chung của cộng đồng trước quyền lợi riêng cá nhân, để đồng thuận lập ra những cam kết chung. Các cam kết này trở thành chuẩn mực, quy tắc để mọi thành viên dựa vào đó mà hành xử theo, tuân theo, đó chính là Pháp luật. Từ xã hội sơ khai tới xã hội hiện đại, không có pháp luật hoàn chỉnh mà chỉ có pháp luật ở hình thái phù hợp với hình thái tổ chức của xã hội ở giai đoạn phát triển nhất định.

Trong xã hội con người, tính cách, tâm lý, nhu cầu,... con người là đa dạng nên việc tuân thủ pháp luật của các thành viên xã hội cũng đa dạng: người tuân thủ đầy đủ, người tuân thủ ít, người không tuân thủ… đều có. Nên có pháp luật rồi thì song hành cũng phải có cách để pháp luật được tuân thủ đầy đủ, lợi ích của cộng đồng phải được bảo vệ pháp luật đã ấn định. Nhu cầu này làm nảy sinh nhu cầu của từng cá nhân trong cộng đồng muốn cắt cử, ủy thác cho cá nhân ưu tú nào đó mà cộng đồng lựa chọn để thay mặt cộng đồng thực hiện ý nguyện chung của cộng đồng, và một Ủy Ban đã ra đời - có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Diễn giải theo cách hiện đại là cá nhân cộng đồng bầu trực tiếp hoặc qua đại diện tại Quốc hội, Nghị viện lập ra Ủy Ban (Chính Phủ) thay mặt mình thực thi hay giám sát việc tuân thủ pháp luật hay xét xử kẻ vi phạm pháp luật (Tòa án). Đại diện đó là một tổ chức thừa hành của cộng đồng mà ta thường gọi là Nhà nước.

Từ trên ta thấy, Pháp luật và Nhà nước là kết quả của sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội (hay cộng đồng người). Pháp luật và Nhà nước là hai công cụ giúp thực thi những cam kết có lợi cho cộng đồng, cho thành viên và bảo vệ cộng đồng.

Pháp luật là "cái khung" hay vỏ bọc hay bộ chuẩn mực do Nhà nước tạo ra (Nhà nước do người dân tạo ra). Dựa vào cái khung đó mà người dân và cả nhà nước có cái tiêu chuẩn để đo lường hoặc biết được mình được làm gì, được làm đến đâu (giới hạn được làm) và không được làm gì (giới hạn không được làm); hay làm đến đâu là đúng, đến đâu là sai.

Quan hệ xã hội trong khung (đã được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ)

Quan hệ xã hội ngoài khung (chưa được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ)

Ý nghĩa của "cái khung"

Quan hệ xã hội nếu không có Nhà nước thì nó vẫn tồn tại nhưng đó là sự tồn tại ở trạng thái tự nhiên, tự điều chỉnh. Còn nếu có Nhà nước thì quan hệ xã hội tồn tại trong sự kiểm soát theo định hướng vận hành có lợi cho lợi ích cộng đồng dân cư. Như thế:

- Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì tức là được nhà nước thừa nhận, bảo vệ trước rủi ro hoặc không thừa nhận thì không được nhà nước bảo vệ trước rủi ro.

- Quan hệ xã hội được được pháp luật điều chỉnh tức là pháp luật xác định sự tồn tại hợp pháp hoặc không hợp pháp của quan hệ xã hội.

Pháp luật và quan hệ xã hội - cái nào thay đổi trước?

Theo như phân tích trên thì pháp luật là cái vỏ bọc (cái khung) của quan hệ xã hội, còn quan hệ xã hội là nội dung sống động của pháp luật (vỏ bọc). Như thế có thể hiểu theo lẽ tự nhiên, quan hệ xã hội sống động luôn biến đổi không ngừng và luôn có xu hướng phá vỡ cái vỏ bọc thụ động, cứng nhắc. Vì vậy, Nhà nước phải luôn biết thay đổi vỏ bọc đúng lúc để phù hợp với sự phát triển của quan hệ xã hội nếu không muốn kìm kẹp sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vì lợi ích cộng đồng, Nhà nước cũng sẽ thiết kế, điều khiển vỏ bọc pháp luật theo ý chủ quan của mình để "uốn nắn" quan hệ xã hội phát triển hoặc hạn chế phát triển sao cho có lợi cho lợi ích cộng đồng. Nếu nhà nước có năng lực, công tâm và tầm nhìn tốt vì lợi ích cộng đồng thì sẽ thiết kế trước (dự kiến trước) vỏ bọc pháp luật sao cho quan hệ xã hội phải vận hành trong khuôn khổ vỏ bọc đó nhằm đảm bảo lợi ích cộng đồng luôn được bảo vệ ổn định. Điều này không có nghĩa là vỏ bọc pháp luật thay đổi trước quan hệ xã hội mà thực chất vẫn là do động lực tiềm tàng của quan hệ xã hội khiến cho Nhà nước phải phải thiết kế vỏ bọc pháp luật trước khi quan hệ xã hội diễn ra.

Cách để có hiểu biết tốt về "cái khung", áp dụng pháp luật

Bước 1: Hiểu về "thứ" bên trong (nội dung) hoặc "thứ" bên ngoài cái khung:

Tức là tìm hiểu về quan hệ xã hội (lĩnh vực kinh tế, chính trị,...) mà cái "khung đó" xác định giới hạn được làm và không được làm. Nếu có hiểu biết tốt về lĩnh vực quan hệ xã hội mà cái khung đó bao bọc thì càng hiểu rõ cái khung, giới hạn của khung, và vận dụng tính hữu ích cái khung (pháp luật) cho cuộc sống, công việc.

Bước 2: Hiểu về cấu trúc (số lượng, kích cỡ hay giới hạn) của "cái khung":

Tức là tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật hay từng văn bản pháp luật ("cái khung"). "Cái khung" sẽ có cái khung lớn bao trùm các khung nhỏ; khung này sẽ liên quan với khung kia; khung này dẫn chiếu tới khung kia; biết được có bao nhiêu cái khung to, khung nhỏ.

Áp dụng pháp luật

Do có nhiều cái khung khác nhau, kích cỡ khác nhau, khung to trùm lên khung nhỏ. Vậy nên, để vận dụng pháp luật tốt thì phải xác định là cái khung nào áp dụng hay điều chỉnh trực tiếp vấn đề đang xem xét.

Thực thi pháp luật, Bảo vệ pháp luật.

Nhà nước thực thi pháp luật, bắt mọi người dân phải tuân thủ và có biện pháp xử lý trách nhiệm với người vi phạm pháp luật (nếu có) - nghĩa là bảo vệ pháp luật không bị vi phạm.

Dịch vụ pháp lý là gì

Loại dịch vụ pháp lý có 2 loại: Dịch vụ pháp lý công (miễn phí) do Nhà nước thực hiện và dịch vụ pháp lý tư (mất phí) do Luật sư thực hiện.

Dịch vụ pháp lý được thực hiện ở 2 khía cạnh:

- Giúp người sử dụng dịch vụ có hiểu biết về pháp luật (tư vấn pháp luật);

- Giúp người sử dụng dịch vụ tuân thủ pháp luật (tuân thủ thủ tục hành chính, chứng minh quyền không phải làm và trách nhiệm phải làm cái gì đó - tranh tụng).

Trong đời sống hằng ngày, chắc hẳn thuật ngữ “Pháp luật” đã không còn xa lạ với mọi người dân. Tuy nhiên còn nhiều người chưa nắm rõ được Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật trong xã hội được thể hiện như thế nào?

Do đó mà với nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp quý độc giả về vấn đề này.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:

Thứ nhất: Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội

Thứ hai: Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.

Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể

Thứ ba: Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật

Thứ tư: Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…

Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến, tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.

Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.

Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.

Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị.

Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Vì sao trong xã hội phải có pháp luật lấy vì dụ

Đặc điểm của pháp luật

Khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:

– Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước

Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.

Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.

– Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành.

– Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên  trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

– Ngoài nội dung thì pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.

Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ về pháp luật

Ví dụ 1: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Ví dụ 2: Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người khác (tội hiếp dâm), nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 3: A là học sinh lớp 10. Một hôm do dậy muộn, An tự ý lấy xe máy của bố đi học, do vội nên A không đội mũ bảo hiểm, tiếp đến A điều khiển xe với vận tốc rất nhanh là 70km/h và cố tình đi ngược đường một chiều để đến lớp cho kịp giờ. Ở đây, An đã vi phạm vào Luật An toàn giao thông đường bộ của nhà nước và sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ.

Vai trò của pháp luật

Từ những đặc điểm đã nêu ở trên có thể thấy được pháp luật có thể thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, cụ thể như:

– Đối với Nhà nước thì pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội

Như đặc điểm đã nêu ở trên do pháp luật là một khuôn mẫu và có tính bắt buộc chung nên mọi người trong xã hội đều cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu như không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng các chế tài tương ứng tùy thuộc vào hành vi vi phạm.

– Đối với công dân thì pháp luật là phương tiện quan trọng để mọi người dân bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất.

– Đối với toàn xã hội nói chung thì pháp luật đã thể hiện được vai trò của mình trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì sự bình đẳng trong cộng đồng

Để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững nhất thì pháp luật có vai trò rất quan trọng để mọi người trong xã hội thực hiện.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Pháp luật là gì? Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.