Vì sao phôi thai không phát triển

Không có phôi thai còn được biết đến là tình trạng trứng trống khi mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai sớm mà bạn ít ngờ đến. Vậy nguyên nhân gây ra trứng trống là gì? Điều trị và ngăn ngừa thế nào?

Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề này để không quá lo lắng. Trên thực tế, nếu chị em gặp phải tình trạng không có phôi thai một lần sẽ không có gì đáng ngại. Thay vào đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và nguy ảnh hưởng đến các lần thụ thai tiếp theo để phòng tránh hiệu quả. Nếu đang có nhiều băn khoăn về hiện tượng này, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Hiện tượng không có phôi thai [trứng trống] là gì?

Trứng trống là tình trạng trứng sau khi thụ tinh đã cấy vào tử cung nhưng không phát triển thành một phôi thai. Tình trạng này thường xảy ở khoảng tuần thứ 8 – 13 của thai kỳ.

Mặc dù không có phôi thai, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG. Do đó, xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai vẫn sẽ cho thấy bạn đã mang thai dù thật ra phôi thai không hề tồn tại. Ban cũng sẽ gặp phải các dấu hiệu mang thai thông thường nhưng sau đó trứng trống sẽ gây ra sẩy thai.

Có thể bạn quan tâm: Sảy thai tái phát: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân không có phôi thai

Bác sĩ khó có thể kết luận nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, việc không có phôi thai thường là kết quả của các vấn đề về nhiễm sắc thể. Ngoài ra, chất lượng trứng và tinh trùng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Nghiên cứu cho thấy, trứng trống có thể liên quan đến những bất thường trong nhiễm sắc thể số 9. Nếu bạn gặp phải vấn đề này nhiều lần, hãy thông báo với bác sĩ để thực hiện các phân tích nhiễm sắc thể của phôi.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng trứng trống

Dạng sẩy thai này thường diễn ra rất sớm và bạn có thể không hề hay biết mình đã mang thai. Khi không có phôi thai, việc sẩy thai rất dễ bị bỏ qua vì biểu hiện không khác gì chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hoặc đôi khi chỉ tăng lượng máu ở kỳ kinh nhiều hơn một chút.

Tình trạng không có phôi thai khi mang thai vẫn có một số dấu hiệu như khi bạn mang thai bình thường, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau ngực
  • Trễ chu kỳ kinh nguyệt
  • Que thử thai 2 vạch như bình thường.

Sau đó, quá trình sẩy thai bắt đầu diễn ra, các dấu hiệu thường gặp là:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Đau bụng
  • Không còn đau nhức vùng ngực

Thực tế, các dấu hiệu trên không thể xác định rõ ràng được tình trạng không có phôi thai. Việc chẩn đoán chính xác thường được thực hiện thông qua hình ảnh siêu âm thai cho thấy tử cung trống hoặc túi thai rỗng.

Có thể bạn quan tâm: Siêu âm thai 6 tuần tuổi: Tất tần tật những điều bạn cần biết

Không có phôi thai điều trị ra sao?

Khi phát hiện phôi thai không phát triển, bác sĩ có thể đưa ra những hướng điều trị như:

  • Chờ đơi quá trình sẩy thai tự nhiên;
  • Sử dụng thuốc, chẳng hạn như misoprostol [Cytotec] để thúc đẩy quá trình sẩy thai;
  • Thực hiện thủ thuật nong và nạo tử cung [D&C] để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.

Hầu hết các bác sĩ không khuyên dùng thủ thuật D&C nếu bạn đang ở những tuần đầu tiên của thai kỳ vì cơ thể bạn có khả năng tự loại bỏ các mô này ra ngoài mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, thủ thuật D&C sẽ có lợi nếu bạn dự định nhờ bác sĩ kiểm tra các mô để xác định nguyên nhân sẩy thai.

Có thể ngăn được hiện tượng trứng trống hay không?

Thật không may, trong hầu hết các trường hợp, không có cách này để ngăn ngừa tình trạng không có phôi thai. Trứng trống thường chỉ xảy ra một lần. Nếu vợ chồng bạn đã gặp phải vấn đề này nhiều lần, hãy cân nhắc thực hiện:

  • Xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền sản [PGS];
  • Tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng;
  • Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng [FSH] hoặc hormone chống mullerian [AMH] để giúp cải thiện chất lượng trứng.

Bên cạnh đó, nếu môi trường sống khiến bạn tiếp xúc với nhiều hóa chất và các chất độc hại, hãy trao đổi điều này với bác sĩ. Nghiên cứu cho rằng điều kiện sống không an toàn có thể liên quan đến hiện tượng trứng trống và sẩy thai.

Ngoài ra, bạn nên đợi ít nhất 1-3 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trước khi cố gắng mang thai trở lai sau khi sẩy thai. Trong thời gian này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để cơ thể nhanh chóng hồi phục và sẵn sàng cho lần mang thai tới. Một số điều bạn cần lưu ý là:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng
  • Tập luyện thể thao
  • Bổ sung axit folic để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin quan trong về tình trạng trứng trống và chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe manh trong tương lai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tám tuần tuổi là dấu mốc phát triển quan trọng của thai nhi, khi đuôi thai đã biến mất, các cơ quan quan trọng của cơ thể đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên vì nguyên do nào đó, thai ngừng phát triển khi chạm tới dấu mốc này, y học gọi hiện tượng này là thai lưu 8 tuần. Mặc dù không ai mong muốn hiện tượng này xảy ra nhưng việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý là cần thiết để tránh gây hậu quả nghiêm trọng không đáng có.

1. Thai lưu 8 tuần là gì?

Trước hết cần hiểu về khái niệm thai lưu, thuật ngữ này chỉ những trường hợp thai nhi chết, ngừng phát triển trong bụng mẹ và lưu lại trong tử cung trước khi thải ra ngoài hoàn toàn. Tùy theo thời điểm xảy ra, thai lưu được chia thành 2 nhóm:

- Thai chết lưu dưới 20 tuần: Nguyên nhân thường do rối loạn nhiễm sắc thể, bất thường di truyền hoặc do nhiễm trùng.

- Thai chết lưu sau 20 tuần: Thường do các bất thường về dây rốn, bệnh lý thai nhi hoặc sức khỏe của sản phụ.

8 tuần tuổi là dấu mốc quan trọng của thai nhi

Như vậy, Thai lưu 8 tuần thuộc nhóm thai lưu sớm [dưới 20 tuần tuổi]. Lúc này kích thước thai còn khá nhỏ, theo sự phát triển bình thường thai có chiều dài khoảng 15mm, đường kính túi thai khoảng 30mm. Sau khi Thai chết lưu, thai có xu hướng teo dần, giảm về kích thước thai lẫn túi thai, sau đó lưu khoảng 48 giờ trong tử cung trước khi đẩy ra ngoài.

Mặc dù vậy sản phụ gặp phải tình trạng này vẫn cần tới bệnh viện kiểm tra để được can thiệp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Dấu hiệu thai lưu 8 tuần

Thai nhi 8 tuần tuổi thuộc giai đoạn đầu của thai kỳ nên kích thước còn rất nhỏ, Dấu hiệu thai lưu cũng không rõ ràng. Việc xác định chính xác nhất là dựa vào siêu âm kiểm tra tim thai, kích thước thai kết hợp với các dấu hiệu thai lưu khác.

Thai lưu 8 tuần còn khá nhỏ, khó nhận biết

Ở các sản phụ thai lưu 8 tuần, dấu hiệu bệnh có thể khác nhau nhưng thường xuất hiện các triệu chứng như:

- Đau vùng bụng dưới.

- Ra máu âm đạo.

- Giảm triệu chứng thai nghén: Triệu chứng ốm nghén, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi ở giai đoạn thai kỳ này khá rõ ràng, tuy nhiên chúng sẽ biến mất khi thai lưu. Dấu hiệu này có thể xuất hiện muộn sau khi thai lưu một thời gian.

Các dấu hiệu thai lưu 8 tuần không rõ ràng nên rất khó xác định, thai phụ nếu nghi ngờ cần tới bệnh viện để được siêu âm kiểm tra chính xác.

3. Nguyên nhân gây thai lưu 8 tuần

Thai lưu 8 tuần có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, xuất phát từ phía thai nhi, sản phụ hoặc tác động môi trường. Tìm ra nguyên nhân giúp các cặp vợ chồng có thể phòng tránh hiệu quả, tránh thai lưu tái phát ở lần mang thai tiếp theo, tuy nhiên có đến 20 - 50% thai lưu 8 tuần không rõ nguyên nhân.

Một số nguyên nhân thường gặp gồm:

Nguyên nhân do thai nhi

Thai lưu 8 tuần và các trường hợp sảy thai, thai lưu sớm khác thường do nguyên nhân từ phía thai nhi là phổ biến, bao gồm:

Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây thai lưu 8 tuần

- Rối loạn nhiễm sắc thể: rối loạn nhiễm sắc thể trong trứng của mẹ, tinh trùng của bố hoặc đột biến ở quá trình thụ tinh có thể dẫn tới tình trạng này, khiến thai chết lưu sớm.

- Dị tật thai nhi: Những dị tật thai như phù nhau thai, não úng thủy, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân hoặc dây rốn bị thắt nút, chèn ép,… đều có thể khiến thai ngừng phát triển đột ngột, thai chết lưu.

- Bất đồng nhóm máu giữa thai và mẹ: trường hợp này khá hiếm gặp song đây cũng là nguyên nhân gây chết thai sớm.

Nguyên nhân do sản phụ

Các trường hợp thai chết lưu do sản phụ chủ yếu do mẹ mắc bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian mang thai, không được điều trị tốt dẫn tới nhiễm trùng thai, gây chết thai. Các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm đến thai nhi như: quai bị, sốt rét, viêm gan, cảm cúm, giang mai,…

Các bệnh lý mạn tính, nội tiết mẹ gặp phải như tăng huyết áp, suy gian, viêm thận, lao phổi, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, basedow, bệnh tim,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguy cơ thai chết lưu cao hơn ở những sản phụ mang thai khi lớn tuổi [trên 35 tuổi], lao động vất vả, thường xuyên làm việc nặng và dinh dưỡng kém.

Sản phụ mang thai khi lớn tuổi có nguy cơ bị thai lưu cao hơn

4. Làm gì khi thai lưu 8 tuần?

Thai 8 tuần không may bị chết lưu còn khá nhỏ nên sẽ thường tự động tiêu biến mà không cần tới can thiệp y tế để lấy thai ra ngoài. Tuy nhiên có những trường hợp thai không tự tiêu biến được hoặc có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của sản phụ, bác sĩ cần sử dụng biện pháp can thiệp phù hợp và an toàn.

Các biện pháp can thiệp lấy thai ra ngoài thường sử dụng như:

Thuốc gây sảy thai: Đây là biện pháp xử lý thai chết lưu an toàn, nhanh chóng nên thường được chỉ định áp dụng. Thuốc gây sảy thai khiến thai ra ngoài tự nhiên, tránh những tổn thương không đáng có đến tử cung của mẹ.

Hút thai: Biện pháp này sẽ can thiệp qua âm đạo lấy thai ra ngoài, hiệu quả trong các trường hợp cần thực hiện nhanh, tránh thai nhi nằm lâu trong tử cung gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ.

Bên cạnh việc xử lý đưa thai ra ngoài, chăm sóc giúp thai phụ phục hồi sức khỏe và tinh thần sau mất mát to lớn này cũng vô cùng quan trọng. Họ thường rơi vào những trạng thái tiêu cực như buồn chán, thất vọng, tội lỗi, đau đớn,…

Để giúp sản phụ vượt qua chấn thương tâm lý, người chồng cần ở bên quan tâm, tâm sự, chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra, sau khi thai chết lưu, thai phụ thường bị mất máu và cần phục hồi sức khỏe lại, vì thế cần chế độ dinh dưỡng tốt, đặc biệt chú ý bổ sung Vitamin, sắt, protein,…

Sau khi đưa thai ra ngoài, cơ thể sản phụ rất yếu

Nếu hai vợ chồng có kế hoạch mang thai lại, hãy chờ ít nhất 1 - 2 tháng, tối nhất là 6 - 12 tháng để cả hai có sự chuẩn bị tốt hơn. Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu 8 tuần, đôi khi không thể kiểm soát được song việc phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tốt và thường xuyên khám thai định kỳ là cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ.

Nếu cần tư vấn, chăm sóc thai kỳ và phòng ngừa thai lưu, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề