Vì sao nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu

Skip to content

Hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó có cả Việt Nam. Cho nên ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII (tháng 12 năm 1996), Đảng ta đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục – đào tạo, là quốc sách hàng đầu”. Kinh tế còn nhiều khó khăn, song Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện tốt quan điểm trên. Chính vì vậy mà giáo dục Việt Nam những năm gần đây đã có sự khởi sắc nhất định.

Chúng ta cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, để xã hội hóa giáo dục, làm cho giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu.

Quốc sách hàng đầu là gì?

Quốc sách là chính sách quan trọng của Nhà nước đề ra. Quốc sách là những chính sách trọng tâm luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước.

Giáo dục đào tạo có phải là Quốc sách hàng đầu?

Vì sao nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Quốc sách là chính sách lớn, quan trọng của Nhà nước.

Khi khoa học và công nghệ đang phát triển, tri thức đã trở thành thước đo sự phát triển và dự báo tương lai.  Đảng ta đã khẳng định rằng thực sự coi giáo dục và đào tạo chính là quốc sách hàng đầu cần phải lưu ý.

Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển.

Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục ra sao?

Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng có thể thông qua tự học.

Chính sách giáo dục: Là các chính sách do Đảng đặt ra và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục.

Đối với các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi:

– Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện góp phần phát triển kinh tế

  • Như chúng ta đã biết, để tăng trưởng kinh tế, cần phải có 5 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu.

– Thứ hai: Giúp góp phần ổn định chính trị xã hội hiện tại

– Thứ ba: Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

  • Vậy chỉ số phát triển con người là gì? Chỉ số giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. HDI được đánh giá bởi 3 tiêu chí: sức khỏe (đo bằng tuổi thọ trung bình) , giáo dục (đo bằng tỷ lệ số người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục) và thu nhập (mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người)
Vì sao nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
World by Human Development Index 2021

Từ đây càng khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm chỉ đạo của Đảng ta

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu” quan điểm xuyên suốt của Đảng và nhà nước ta

Quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu chưa bao giờ thay đổi trong nhiều kỳ đại hội. Đóng vai trò then chốt, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước.

Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ 3, khoá VII năm 1993 đã nêu rõ rằng khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; việc mà đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2, khoá VIII, năm 1996 còn nêu lại rằng việc phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu mà cần quan tâm.

Quan điểm này lại tiếp tục khẳng định thông qua các chủ trương của Đảng Công sản Việt Nam sau này.

  • Tại đại hội Đảng lần VIII, Đảng ta đưa ra mục tiêu: “Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá – nghệ thuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh”. Để đạt được mục tiêu đề ra, về cơ bản, cần thực hiện: thanh toán nạn mù chữ, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học từ cấp phổ thông, cụ thể hoá và thể chế hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo,…
Vì sao nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Đại hội Đảng lần VIII
  • Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” thông qua 1 loạt các chủ trương cụ thể như: nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp, xây dựng hoàn chỉnh, phát triển các trường đại học và cao đẳng theo mạng lưới hợp lý, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao, đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức giáo dục, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo,…
  • Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở,… Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Nội dung thứ 2 thể hiện quan điểm này là nguồn ngân sách chi cho giáo dục đào tạo

  • Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên giáo dục luôn được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội… Nhà nước ta đã chi một ngân khoản không nhỏ cho giáo dục, bình quân khoảng 10% đến 20% ngân sách, thuộc diện lớn nhất thế giới. Và con số này không ngừng tăng qua các năm.
  • Chẳng hạn: Năm 2000, chúng ta chi 61823 tỉ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó chi cho giáo dục là 12677 tỉ, chiếm 11,63%. Năm 2001 chúng ta chi 129773 tỉ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó chi cho giáo dục là 15432 tỉ, chiếm 11,89%. Năm 2002 chúng ta chi 148208 tỉ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó chi cho giáo dục là 17844 tỉ, chiếm 12,03%. Năm 2003 chúng ta chi 6181183 tỉ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó chi cho giáo dục là 22881 tỉ, chiếm 12,62%. Đến năm 2008, cả thế giới gặp khó khăn về kinh tế, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng số tiền chi cho giáo dục vẫn tăng, chúng ta chi 494600 tỉ cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó chi cho giáo dục là 63547 tỉ, chiếm 12,85%3.
Vì sao nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, ngân sách đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn rất khiêm tốn.
  • Tuy nhiên, do ngân sách còn hạn hẹp nên mặc dù phần trăm (%) đầu tư cho giáo dục rất cao, nhưng số tiền chi cho giáo dục thực chất còn rất ít, mức chi bình quân cho một học sinh, sinh viên còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Mặc dù vậy, cũng đã thấy được sự nỗ lực, cố gắng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đầu tư cho giáo dục, minh chứng cụ thể cho quan điểm chỉ đạo: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng ta

Những thành tựu, hạn chế khi thực hiện chủ trương

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm gần đây, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn hẹp, nhưng với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Việt Nam; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: Khoa học giáo dục còn lạc hậu. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập; kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế…

Đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, muốn trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển giáo dục. Do đó, quan điểm chỉ đạo: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng cộng sản Việt Nam là vô cùng đúng đắn.

Tuy nhiên đi từ lý luận đến thực tiễn lại là một chặng đường dài với rất nhiều khó khăn. Để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thì đó không phải chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một tổ chức mà phải nó phải được biến thành ý thức, trách nhiệm, niềm tin của cả một dân tộc. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cũng chú tâm đến việc giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ bởi đây là điều tất yếu và rất cần thiết cho tương lai bé sau này, giúp con hình thành nên tư duy, tạo một nền tảng tốt cho não bộ – kỹ năng – sự phát triển của trẻ trong tương lai..

Và để hộ trợ phần nào cho việc chăm sóc cũng như rèn luyện các kỹ năng giáo dục con cái bớt căng thẳng, SUNI BOOKS luôn sẵn sàng ở đây và trở thành trợ thủ đắc lực cho các phụ huynh. Chúng tôi tự hào rằng tại đây không chỉ đem đến những đầu sách chất lượng cho chính các phụ huynh hay con trẻ mà còn là nơi chia sẻ hình thành những kiến thức, kỹ năng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SUNI BOOKS

Địa chỉ: Ngõ 390 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0866534589

Website: Suni Books

Fanpage Facebook: Suni Books

Mình là Lan Anh, là một người yêu thích đọc sách và sưu tầm sách, đặc biệt là sách giáo dục. Mình tìm đọc và khám phá những đầu sách này để hiểu rõ hơn về tâm lý cũng như cách dạy con trẻ từ khi con nhỏ. Qua đó mình có thể học hỏi được nhiều kiến thức hữu ích và có giá trị nhằm mang đến cho mọi người đặc biệt là các ông bố bà mẹ có cùng quan tâm như mình.