Vì sao mỹ tiến hành xâm lược nước ta

HQVN -

Chiến công chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường là một chiến công to lớn của quân dân miền Bắc nói chung và của Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục tiến lên “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến công này đã đi vào lịch sử như một kỳ tích chiến đấu, làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật chống giặc giữ nước của dân tộc ta, đồng thời đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Nghiên cứu thủy lôi địch để tìm phương pháp rà phá.

Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh và quân các nước chư hầu của Mỹ vào miền Nam; đồng thời âm mưu mở rộng cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai trên chiến trường miền Nam và ngày càng đẩy mạnh việc đánh phá bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Máy bay, tàu chiến Mỹ đêm ngày đánh phá các mục tiêu trên đất liền một cách điên cuồng, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Đồng thời, chúng thả thủy lôi, bom từ trường xuống các bến cảng, cửa sông ven biển, các khu tập kết chuyển tải hàng hóa và các bến phà trên sông, biển miền Bắc. Chúng thả nhiều đợt, mỗi đợt thực hiện theo một phương thức mới, kết hợp nhiều loại thủy lôi, bom mìn, có sự cải tiến và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.

Đợt một, từ ngày 26-2 đến 20-5-1967. Lúc đầu chúng thả 106 quả thủy lôi xuống 4 cửa sông lớn là sông Mã, sông Lam, sông Gianh và sông Nhật Lệ thuộc địa bàn Quân khu 4. Riêng ở Hải Phòng, chúng thả ở các luồng lạch xung quanh thành phố với ý đồ vừa thăm dò dư luận, vừa xem khả năng phản ứng của ta. Tiếp đó, chúng dùng máy bay A6A, AD6, F4, F7, F8… liên tục thả hàng ngàn quả thủy lôi MK- 50 [loại thủy lôi cảm ứng âm thanh] và MK-52 [loại thủy lôi cảm ứng từ trường], hình thành những tuyến chướng ngại trên khắp các cửa sông, biển miền Bắc.
Do đặc điểm các dòng sông ở miền Bắc có luồng chảy hẹp, uốn lượn ngoằn ngoèo và bị hỏa lực dày đặc của các lực lượng phòng không 3 thứ quân của ta đánh trả quyết liệt, nên máy bay địch không thể bay thấp để thả thủy lôi trúng luồng. Những quả thủy lôi rơi trúng luồng cũng ít phát huy tác dụng vì bị ta phát hiện, rà phá, tháo gỡ. Do vậy, trong đợt hai, từ tháng 6-1967 đến tháng 10-1968, địch đã sử dụng bom từ trường DST-36 để thay thế các loại thủy lôi. Đây là loại vũ khí rất nguy hiểm, có tác dụng chiến đấu cả ở trên cạn và dưới nước. Khi được thả từ máy bay xuống, bom từ trường chìm sâu dưới đất nên rất khó phát hiện và có phát hiện được cũng rất khó đưa lên, nhất là ở dưới nước, nên mức độ nguy hiểm của nó lớn hơn rất nhiều. Với âm mưu cắt đứt hoàn toàn các tuyến giao thông thủy bộ của ta, địch thả hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường DST-36 xen lẫn với bom phá dưới các cửa sông, bến phà, bến cảng, cửa biển. Những khu vực trọng điểm chúng thả với mật độ dày hơn. Trong cả hai đợt, từ tháng 2-1967 đến tháng 10-1968, đế quốc Mỹ thả 74.718 quả bom mìn các loại, trong đó có gần 7000 quả thủy lôi và bom từ trường phong tỏa 24 cửa sông, biển lớn nhỏ từ Cửa Tùng [ Vĩnh Linh] đến của Văn Úc [Hải Phòng]. Riêng khu vực xung quanh cảng Hải Phòng chúng đã thả trên 1.500 quả, sông Gianh 2.000 quả, cửa Ròn 1.500 quả… Vào giai đoạn cuối địch thả những loại thủy lôi, bom từ trường đã được cải tiến như DST-36 Modl, DST-36 Mod2, DST- 36 Mod3 [chủ yếu là cải tiến đầu nổ MK42 theo các Modl1, Mod2, Mod3] để ta khó tháo gỡ, làm mất tác dụng chiến đấu của vũ khí thủy lôi, bom từ trường của chúng.

Nhằm làm gián đoạn giao thông giữa Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất của miền Bắc với các tỉnh, địch đã ném bom phá sập cầu Rào, cầu Niệm và thả dày đặc bom từ trường DST-36 xuống dưới lòng sông, bịt các cửa sông, bến phà xung quanh thương cảng, gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa viện trợ của nước ngoài vào cảng và từ cảng không thể chuyển đi nơi khác, với ý đồ biến thành phố cảng thành hòn đảo cô lập với nội địa. Không những thế, đế quốc Mỹ còn liên tục cho máy bay giám sát các tàu chở hàng của Liên Xô, Cu Ba và các nước XHCN anh em trên đường từ biển vào cảng Hải Phòng; chúng đã bắn tên lửa, rốc két vào hai tàu chở hàng của Liên Xô đang đậu ở Cảng, gây thiệt hại về vật chất và làm thương vong một số sỹ quan, thủy thủ của đội tàu, bất chấp sự phản đối của dư luận.

Để chủ động đối phó với nguy cơ địch sử dụng thủy lôi phong tỏa vùng biển miền Bắc, ngay từ đầu năm 1966, Đảng ủy Quân chủng Hải quân ra Nghị quyết lãnh đạo Quân chủng chủ động xây dựng kế hoạch chống địch phong tỏa đường thủy. Đến đầu tháng 4-1966, kế hoạch chống địch phong tỏa cơ bản hoàn thành và được Bộ Tư lệnh Quân chủng thông qua.
Ngày 1-6-1966, Thường vụ Quân ủy Trung ương xác định vấn đề chống phong tỏa các cảng là một nhiệm vụ cấp thiết và chỉ đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tích cực nghiên cứu kế hoạch, chuẩn bị đối phó.

HQVN

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh xâm lược Việt Nam là chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, ác liệt nhất, tốn kém nhất của nước Mỹ.

Lịch sử đã ghi nhận, 10 năm [1954 - 1964], Mỹ thế chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam và sau 4 năm [1961 - 1964] tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mặc dù đã bỏ ra nhiều tiền của và công sức, thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, nhưng phía Mỹ vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng miền Nam. Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào, chiến sĩ ở miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam; đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sự chi viện về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Ở miền Bắc, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ từng bước được mở rộng về quy mô, gia tăng về cường độ và gắn bó chặt chẽ với nhịp độ chiến tranh trên bộ ở miền Nam.

Đối với hai nước láng giềng của Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh "Chiến tranh đặc biệt" ở Lào; sử dụng sức ép quân sự và ngoại giao hòng buộc chính phủ Vương quốc Campuchia từ bỏ thái độ trung lập.

Trên trường quốc tế, Mỹ triệt để lợi dụng mâu thuẫn của phe xã hội chủ nghĩa và sự bất đồng trong phong trào Cộng sản quốc tế để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam], đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ở trong nước Mỹ, chính quyền Mỹ thi hành các biện pháp nhằm bưng bít tin tức, che giấu các hoạt động chiến tranh của Mỹ trên chiến trường.

Từ thực tiễn chống Mỹ, cứu nước trên khắp hai miền Nam, Bắc; trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và thế giới có liên quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa III [12/1965] hạ quyết tâm chiến lược: "Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào"; xác định phương châm chiến lược chung: "Trên cơ sở đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, cần tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam".

Bằng sức mạnh của chính nghĩa, quân và dân miền Nam đã làm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy. Hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" bị bẻ gãy. Mục tiêu mà Mỹ đề ra chẳng những không thực hiện được mà còn chịu tổn thất nặng cả về sinh lực và phương tiện chiến tranh, làm cho thế trận của địch nao núng, tinh thần quân địch sút kém, hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn. Trong lúc đó, chúng ta vẫn giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường miền Nam, vùng giải phóng được củng cố.

Lực lượng quân đội Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:

Từ năm 1965 đến tháng 1-1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Ở đỉnh cao trong thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh [chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó], trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội.

Mỹ đã huy động một khối lượng khổng lồ vũ khí, khí tài kỹ thuật vào loại hiện đại nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Máy bay: Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30-3-972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu [31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ].

+ Tàu chiến: Mỹ đã sử dụng tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương [55% của tổng số 9 chiếc]. Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Thiết giáp, pháo binh và tên lửa Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp [trong đó có 950 xe tăng] và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo.

+ Bom mìn và hóa chất: Mỹ đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan. Từ 1965 đến tháng 8-1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân ở Đông Dương, trong đó khoảng: 3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam; 937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam; 2.109.000 tấn ở hành lang Nam Lào; 321.000 tấn ở Bắc Lào; 685.000 tấn ở Campuchia.

Số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần số lượng chúng dùng trong chiến tranh Triều Tiên, gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chi phí: Mỹ đã tiêu tốn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 400 tỷ đô la, gấp 20 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Triều Tiên và gấp 2 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai [250 tỷ đô la].

* Những chiến công tiêu biểu của quân dân giải phóng:

- Chiến thắng Ấp Bắc [2-1-1963] tại Mỹ Tho, đập tan chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xạ vận” 2000 tên địch, báo hiệu sự thất bại của “chiến tranh đặc biệt”.

- Chiến thắng Bình Giã [5-1-1965] [Bà Rịa, miền Đông Nam Bộ] tiêu diệt binh đoàn dự bị chiến lược của địch. Cùng với chiến thắng Ba Gia [31-5-1965] và Đồng Xoài [12-6-1965] quân và dân miền đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ào ạt đưa quân Mỹ vào miền Nam, nhưng quân Mỹ vào lại càng không thể cứu vãn được tình thế, bị đánh tơi bời.

- Chiến thắng Núi Thành [28-5-1965] ở Quảng Nam do đại đội 2 tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tiêu diệt gọn một đại đội lính Mỹ trên điểm cao, lập nên truyền thống “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

- Chiến thắng Vạn Tường [18-8-1965, Quảng Ngãi] đánh bại cuộc hành quân xâm lược lớn của một vạn quân xâm lược Mỹ, tiêu diệt gần 1.000 tên.

- Chiến thắng Đông Xuân [11/1965 - 3/1966] đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của 25 vạn quân Mỹ, 3 vạn quân chư hầu và 50 vạn quân ngụy.

- Chiến dịch Plâyme [19/10 - 26/11/1965], đã tiến công vây điểm, diệt viện, nhằm mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh chiến tranh giải phóng.

- Chiến thắng Đông Xuân [10/1966 - 4/1967] đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của 45 vạn quân Mỹ, 50 vạn ngụy, mà tiêu biểu là cuộc hành quân Giôn-xơn-xi-ti, tiêu diệt 11.000 tên địch, làm thất bại âm mưu của chúng, hòng tiêu diệt bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân [30-1-1968] đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân và dân ta đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, có 7 vạn tên Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, ngụy, vùng giải phóng được mở rộng.

- Chiến thắng đường 9 Nam Lào [31-3-1971] và Đông Bắc Campuchia đã đánh bại 2 cuộc hành quân “Lam Sơn 719” và “Toàn Thắng” [1-1971], làm thất bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

- Cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972, loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn với 6 triệu dân.

- Trận “Điện Biên Phủ trên không” [18 - 29/12/1972], 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc. Chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52 và 5 chiếc F.111, làm cho đế quốc Mỹ khiếp vía, kinh hoàng.

- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong suốt 55 ngày đêm quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ.

Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Kết quả thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Ở miền Nam: Đã đập tan 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của 5 đời Tổng thống Mỹ: Diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân ngụy, giết và làm bị thương 905.537 quân Mỹ và chư hầu. Thu và phá hủy hơn 46.500 máy bay các loại, hơn 13.000 khẩu pháo, 38.000 xe tăng, xe bọc thép, 10.000 tàu, xuồng chiến đấu.

Ở miền Bắc: Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ [thời Giôn-xơn 8/1964 - 11/1968 và thời Ních-xơn 4/1972 - 1/1973]. Bắn rơi 4.181 máy bay gồm 48 kiểu hiện đại nhất, trong đó có 68 B52; 13 F111, diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái, 271 lần bắn cháy và bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích địch./.

Phan Tùng Anh [Lịch sử ĐCSVN].

Video liên quan

Chủ Đề