Vì sao mạng lưới đường sắt lại phát triển ở những khu vực đó

Sản lượng vận tải giảm mạnh trong 7 ngày Tết
Giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt đến hết 2021
Vì sao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa vận hành?
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

Thiếu sự kết nối

Hiện cả nước có mạng lưới đường sắt với chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.632 km đường sắt chính tuyến, cơ bản vẫn chỉ gồm 1 trục Bắc Nam và 6 tuyến ở phía Bắc. Có thể nói, hạ tầng đường sắt Việt Nam đang lạc hậu. Đường sắt vẫn là khổ 1m mà trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới không còn dùng nữa. Tốc độ đường sắt Việt Nam chỉ khoảng 50-60 km/giờ đối với tàu hàng, còn tàu khách thì cố gắng để đạt 80-90 km/giờ. Trong khi đó thì đường sắt ở các nước tiên tiến trên thế giới trung bình khoảng 150-200 km/giờ, đó là chưa kể đường sắt cao tốc trên 300 km/giờ và siêu cao tốc có thể đến hơn 500 km/giờ.

Đặc biệt, mạng lưới đường sắt Việt Nam chưa có được sự kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác nhau như cảng hàng không, sân bay, cảng biển lớn. Đồng thời, cũng chưa có sự kết nối liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, chưa thực sự đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế trong thời gian gần đây.

Theo Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, ở nước ta vận tải đường sắt có lịch sử hình thành lâu đời, có vai trò quan trọng vì có khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác nhau để hình thành vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, mạng lưới đường sắt hiện chưa được quan tâm thích đáng, trong đó mạng lưới đường sắt quốc gia hầu như chưa phát triển thêm được về chiều dài và năng lực, có sự tụt hậu so với vận tải đường bộ và hàng không.

Phân tích về nguyên nhân vì sao hệ thống đường sắt Việt Nam vẫn chưa có sự phát triển tương xứng, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau gần nửa thế kỷ bị lãng quên trên bàn cờ đầu tư, làm cho toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của ngành đường sắt từ hạ tầng, tới phương tiện trang thiết bị, xuống cấp nặng nề. Trong khi các ngành vận tải khác lại được đầu tư rất lớn với nhiều nguồn lực đa dạng từ ngân sách, từ các nguồn ODA và xã hội hóa, khiến cho cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với năng lực quản lý điều hành của các ngành vận tải đó không ngừng được mở mang, đổi mới.

GS.TSKH Lã Ngọc Khuê cho rằng, đường sắt đang bị tụt hậu. Bởi suốt nhiều thập kỷ, tỷ lệ đầu tư cho đường sắt không vượt qua 3% tổng chi ngân sách dành cho hạ tầng giao thông vận tải. Gần nửa thế kỷ qua, coi như không một đoạn đường sắt nào được làm mới. Trong khi đó, ngành đường bộ và hàng không, đã tiến sát mức hiện đại của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Sự bất cân đối đó đã đẩy đường sắt lún sâu vào thế chân tường, đánh mất khả năng cạnh tranh, trong khi tình hình dịch bệnh lại hết sức nặng nề. Họa vô đơn chí, đường sắt lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Video liên quan

Chủ Đề