Vì sao có nhiều bài hát trùng nhau trên youtube

Sử dụng chính sách Content ID của YouTube, BH Media đánh bản quyền những nội dung mà công ty không sở hữu.

Content ID là hệ thống để xác định và quản lý nội dung bản quyền trên YouTube. Tuy nhiên, những lỗ hổng trong cơ chế hoạt động của hệ thống trên tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp đánh bản quyền nội dung mà họ không sở hữu.

Ngày 4/11, VTV thông tin BH Media “nhận vơ” loạt tác phẩm thuộc quyền sở hữu của đơn công ty này. Bản tin lấy ví dụ ca khúc Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng bị BH Media xác nhận bản quyền trên nền tảng số.

Vấn đề trong chính sách của YouTube

VTV thông tin BH Media sở hữu bản quyền Tiến quân ca. Ảnh: VTV.

Trao đổi với Zing, ông Quan Tiến Dũng, quản trị viên cộng đồng làm YouTube lớn nhất tại Việt Nam cho biết nền tảng phân ra nhiều loại bản quyền bao gồm bản quyền hình ảnh, bản quyền ghi âm, bản quyền tác giả… Mỗi nội dung này sẽ được gắn một mã gọi là Content ID.

Theo YouTube, Content ID là một hệ thống so khớp có thể tự động phát hiện nội dung có khả năng vi phạm. Khi video được tải lên YouTube, hệ thống sẽ đối chiếu những video này với cơ sở dữ liệu bao gồm do các chủ sở hữu bản quyền gửi đến gồm âm thanh, hình ảnh. Hệ thống này có thể nhận diện được giai điệu, hình ảnh, nhịp trống...

Nếu một video được đối chiếu khớp với một phần hoặc toàn bộ nội dung đã có trong cơ sở Content ID, YouTube sẽ thông báo đến bên vi phạm và chủ sở hữu. Điều này có nghĩa cả bản ghi và bản gốc đều được YouTube công nhận. Tuy vậy, tại Việt Nam, đa phần YouTuber sẽ không bật Content ID với bản ghi bởi họ có thể vướng vào các tranh chấp không đáng có.

Với trường hợp BH Media, ông Dũng nhận định không YouTuber nào ở Việt Nam có quyền bật Content ID âm thanh cho bài Tiến quân ca, kể cả bản thu.

“Việc BH Media nắm bản quyền bản thu âm không có nghĩa họ được phép bật Content ID cho bài hát. Chủ sở hữu cần giấy phép sử dụng bài hát đó với quyền tác giả để được kinh doanh. Nếu ai thực hiện bản thu âm cũng bật Content ID thì những bài hát cover trên YouTube đều có quyền như tác giả. Với trường hợp BH Media, ông Dũng nhận định không YouTuber nào có quyền bật Content ID âm thanh cho bài Tiến quân ca, kể cả bản thu.”, ông Dũng cho biết.

Trong khi đó, ông Vũ Khoa, cựu quản lý tại một MCN lớn ở Việt Nam cho rằng việc BH Media bật Content ID cho YouTube không hoàn toàn sai. Vấn đề nằm ở việc nền tảng không đủ năng lực nhận diện nội dung âm thanh là bản ghi hay bản gốc để "đánh" bản quyền.

"Họ bỏ tiền, thuê phòng thu, ca sĩ để dựng nội dung trên, họ có quyền bật Content ID. Thế nhưng YouTube có phân biệt được đâu là bản gốc, đâu là bản thu hay không mới là vấn đề", ông Khoa cho biết.

Bên cạnh đó, ông Khoa cũng đề cập đến các trường hợp tương tự như bản ghi nhạc đồng dao, thiếu nhi... "Những video với các đoạn âm thanh như vậy đều có đủ điều kiện bật Content ID", ông Khoa chia sẻ.

Năng lực yếu kém của công cụ Content ID

Theo YouTube, nền tảng này phân biệt hai loại bản quyền âm nhạc, gồm bản ghi âm và bản sáng tác. “Một bản sáng tác có thể liên kết với nhiều bản ghi âm nếu khi có nhiều nghệ sĩ cùng thực hiện bài hát đó”, trang thông tin của YouTube viết.

Content ID đánh bản quyền tự động trên YouTube.

Do là hệ thống tự động, Content ID của YouTube thường xuyên để xảy ra nhầm lẫn trong quá trình ghi nhận bản quyền.

“YouTube là một cỗ máy. Nó đối chiếu phần âm thanh đã đăng ký với bất kỳ video nào được tải lên. Nếu trùng khớp, hệ thống sẽ tự bắt bản quyền. Do đó, trong một số trường hợp, YouTube hoạt động không chính xác, đánh nhầm bản quyền”, ông Dũng chia sẻ.

Trước đó, phản hồi về việc đánh bản quyền ca khúc Giấc Mơ Trưa của nhạc sĩ Giáng Son, BH Media cho biết họ không làm việc này.

Theo công ty, đây là cơ chế quét bản quyền tự động của YouTube. Vì video của nhạc sĩ Giáng Son đăng tải có phần âm thanh trùng khớp hoặc tương tự với nội dung có bản quyền của công ty, hệ thống tự động quét và gửi thông báo đến chủ kênh.

Bên cạnh đó theo ông Dũng, Content ID không chỉ hoạt động dựa trên hệ thống tự động của YouTube mà chủ bản quyền có thể “đánh” thủ công.

“Sau khi có thông báo về nội dung trùng khớp, chủ nhân bản quyền âm thanh có thể đánh gậy, video vi phạm sẽ bị YouTube xóa. Bên cạnh đó, người nắm bản quyền cũng có thể chọn giữ lại video vi phạm và nhận được doanh thu quảng cáo từ nội dung đó”, ông Quan Tiến Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, theo nhiều bài đăng trên cộng đồng người làm YouTube tại Việt Nam, có những công ty chuyên đi đánh bản quyền video trên nền tảng.

“Ngoài việc yêu cầu trả tiền tác quyền để gỡ gậy, họ còn đòi thêm tiền để được tiếp tục sử dụng đoạn nhạc trong video”, chủ một kênh YouTube tại Hà Nội bị đánh bản quyền bức xúc.

Top 12 thư viện nhạc Youtube miễn phí, thỏa sức làm video

Khi bạn sử dụng nhạc thuộc quyền sở hữu của người khác để lồng vào video của mình và đăng tải lên mạng xã hội thì bạn phải trả cho họ một khoản phí được gọi là phí bản quyền [căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ]. Nhạc không bản quyền có thể hiểu đơn giản là các bản nhạc miễn phí, không vi phạm bản quyền giúp video của bạn sẽ an toàn vượt qua vòng kiểm duyệt của Youtube hay các nền tảng khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn vẫn phải trả phí giấy phép cho các nguồn cung cấp để đảm bảo quyền sở hữu công nghiệp.

Hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp nhạc không bản quyền hoàn toàn miễn phí cho bạn thoải mái tải về và sử dụng. Tuy nhiên, những nguồn này thường sẽ yêu cầu bạn trích nguồn. Lấy ví dụ là trang web NoCopyrightSounds [NCS], trang web này cho phép bạn tải âm thanh hoàn toàn miễn phí không tốn một đồng nhưng ở dưới mỗi video, bạn phải ghi "Music Provided by NoCopyrightSounds" để ghi công của họ. Mặt khác, các trang web có trả phí giấy phép thường sẽ không yêu cầu bạn trích nguồn.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Tùy trường hợp
  • Cách ghi nguồn: Trong cột Loại giấy phép, nhấp vào biểu tượng
    , sao chép văn bản ghi công vào dán vào phần mô tả video của bạn.

Youtube Audio Library

Audio Library là nguồn tài nguyên âm thanh chính thức của Youtube dành cho các nhà sáng tạo nội dung. Bạn có thể sử dụng âm thanh miễn phí mà không cần phải dẫn nguồn, kể cả các video bật chế độ kiếm tiền. Chỉ với vài cú click, bạn có thể tải ngay hàng trăm bản nhạc đa dạng chủ đề khác nhau và các hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp nhưng không kém phần độc đáo về và sử dụng cho video của mình.

Cách tải nhạc trên Youtube Audio Library

Hướng dẫn nhanh

Youtube Studio > Audio Library [Thư viện âm thanh] > Chọn âm thanh > Chọn Tải xuống

Hướng dẫn chi tiết 

Bước 1: Bạn bấm chọn vào ảnh đại diện bên góc phải màn hình rồi chọn Youtube Studio.

Chọn Youtube Studio

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Thư viện âm thanh [Audio Library].

Chọn Thư viện âm thanh

Bước 3: Bạn chọn âm thanh mà mình muốn. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn mục "Nhạc miễn phí" hoặc "Hiệu ứng âm thanh".

Chọn âm thanh muốn tải

Bước 4: Để tải về bạn rê chuột vào âm thanh thanh đó rồi chọn nút "Tải xuống".

Chọn nút "Tải xuống"

Ngoài ra, để dễ dàng truy cập vào bản nhạc sau này, bạn nhấn vào biểu tượng ngôi sao để thêm vào yêu thích.

Chọn biểu tượng ngôi sao để thêm vào yêu thích

NoCopyrightSounds

NoCopyrightSounds là một trang web chuyên cung cấp nhạc không bản quyền với đủ mọi thể loại nhạc khác nhau, đặc biệt là các nhạc sôi động như EDM, Hardstyle, Dubstep,...Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm nhạc theo tâm trạng như buồn bã, vui vẻ, bình yên, chill,...Điểm nổi bật của trang web là mỗi bài nhạc đều được gắn nhãn theo chủ đề, thể loại, tâm trạng cho người dùng dễ dàng tìm kiếm.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: Epicdemic Sound
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

Epidemic Sounds

Thỏa sức sáng tạo không giới hạn các video với hơn 35,000 bản nhạc và hơn 90,000 hiệu ứng âm thanh độc quyền sở hữu bởi Epicdemic Sound. Bạn có thể sử dụng nhạc từ trang web này trên mọi nền tảng mà không cần lo lắng về vấn đề bản quyền phức tạp. Bạn có thể tìm thấy đủ mọi thể loại như Pop, Accoustic, Hip Hop, Electronic,...để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: HookSounds
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Tùy trường hợp
  • Cách ghi nguồn: Ghi "Music Provided by HookSounds" hoặc các văn bản có ý tương tự

HookSounds

HookSounds là một website chuyên cung cấp các bản nhạc độc quyền, được chọn lựa một cách kĩ càng đến từ nhiều nghệ sĩ khác nhau trên thế giới. Nếu bạn đang tìm kiếm những bản nhạc hay hiệu ứng âm thanh hiện đại, thời thượng và không kém phần độc đáo cho các video của mình thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua trang web này. Ngoài ra, đây cũng là trang web uy tín được nhiều nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp sử dụng nên nếu bạn là người dùng Youtube, Linkedln, Twitch,...thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua các sản phẩm của trang web này.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: Foximusic
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

Foximusic

Foximusic là một website cung cấp nhạc độc quyền được thành lập vào năm 2017 bởi Israel Erez, một nhà sản xuất âm nhạc và một nhà doanh nhân công nghệ. Trang web cung cấp một số lượng lớn các bản nhạc và hiệu ứng âm thanh chuyên dành cho các bạn muốn kiếm tiền từ các video trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau như Youtube, Facebook,...do các bản nhạc được phân loại theo nhiều chủ đề khác nhau như công nghệ, quảng cáo, truyền cảm hứng,...Ngoài ra, trang web cũng hỗ trợ bạn tải miễn phí các đoạn nhạc intro/outro cho video của mình.

  • Thể loại nhạc: Hiệu ứng âm thanh
  • Link truy cập: PacDV
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

PacDV

PacDV, được thành lập từ năm 2001, đến nay đã trở thành nền tảng cung cấp hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp miễn phí được sử dụng rộng rãi bởi các nhà làm phim, designer, sinh viên các ngành truyền thông, youtuber,...Tất cả hiệu ứng âm thanh đều miễn phí để bạn có thể tải về và sử dụng mà không cần lo đến các vấn đề bản quyền. Tuy website chứa nhiều quảng cáo, không quá bắt mắt nhưng nhìn tổng thể gọn gàng, dễ sử dụng với các hiệu ứng được sắp xếp theo nhiều chủ đề khác nhau để bạn dễ tìm kiếm.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: EnovoMusic
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

EnovoMusic

EnovoMusic chuyên cung cấp các bản nhạc độc quyền không giới hạn cho người dùng với nhiều mục đích thương mại khác nhau. Trang web là một kho nhạc không bản quyền chất lượng cao khổng lồ với nhiều bộ sưu tập nhạc khủng dành cho các dự án truyền thông hoặc các chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể mua các gói khác nhau để sử dụng dịch vụ của trang web, đối với các mục đích thương mại có phạm vi lớn như quốc tế thì bạn sẽ phải chi ra nhiều tiền hơn để sử dụng.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: Artlist
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

Artlist

Artlist cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một khối lượng lớn các bản nhạc chất lượng cao không bản quyền. Bạn có thể tìm thấy nhạc với nhiều chủ đề, thể loại khác nhau hay các đoạn âm thanh nhạc cụ từ guitar, piano, violin,...Bạn có thể thoải mái sử dụng nhạc của Artlist trên nhiều nền tảng phổ biến như Youtube, TikTok, Twitch,...hay sử dụng cho các mục đích khác như nhạc nền sự kiện, game, podcast,...mà không cần lo lắng về việc vi phạm bản quyền. 

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: Mixkit
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

Mixkit

Mixkit là một nguồn tài nguyên để các nhà thiết kế video có thể thoải mái sử dụng khi hệ thống cung cấp hàng loạt các đoạn âm thanh không bản quyền, stock video, hiệu ứng âm thanh,...hoàn toàn miễn phí, được phép sử dụng cho cả mục đích cá nhân lẫn thương mại. Tại đây, bạn có thể tìm thấy nhiều bản nhạc khác nhau với đa dạng chủ đề được Mixkit chọn lọc kĩ càng từ các nghệ sĩ tài năng trên khắp thế giới giúp tăng sức hút cho các video tiếp theo của bạn.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: PremiumBeat
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

PremiumBeat

PremiumBeat, thuộc quyền sở hữu của Shutterstock, là một nền tảng chuyên cung cấp kho nhạc không bản quyền miễn lớn nhất Internet. Với hơn 10,000 bản nhạc đến từ nhiều chuyên gia âm nhạc trên thế giới, PremiumBeat mang đến cho người dùng nguồn tài nguyên khủng với các bản nhạc được phân loại theo nhiều thể loại, tâm trạng hay bộ sưu tập khác nhau. Bên cạnh đó, trang web còn có tính năng sắp xếp các bản nhạc theo độ phổ biến được đánh giá bởi người dùng, nhờ vậy mà bạn có thể tìm thấy các bản nhạc đang nằm trên top xu hướng một cách dễ dàng.

  • Thể loại nhạc: Đa dạng thể loại
  • Link truy cập: Soundstripe
  • Bắt buộc ghi dẫn nguồn: Không

Soundstripe

Soundstripe là một trang web cung cấp nhạc không bản quyền chất lượng cao uy tín hàng đầu được các công ty lớn như Tesla, Spotify, Puma, Microsoft,...tin tưởng sử dụng. Được sản xuất từ các chuyên gia âm nhạc cực kì tài năng, được vinh danh bởi Giải thưởng âm nhạc lớn nhất hành tinh - Grammy, chắc chắn các bản nhạc trên Soundstripe sẽ không làm bạn phải thất vọng. Bạn có thể tìm thấy nguyên liệu cho video của mình trong hơn 7,000 bản nhạc với đủ mọi thể loại, tâm trạng, thời lượng,...để sử dụng cho các tác phẩm của mình.

Kho nhạc nền không bản quyền của Facebook

Facebook cũng không nằm ngoài cuộc đua mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi cung cấp kho nhạc và hiệu ứng âm thanh không bản quyền chất lượng cao hoàn toàn miễn phí. Về cơ bản, kho nhạc của Facebook khá giống với Youtube và bạn chỉ cần vài cú click để tải về và sử dụng. Kho nhạc cung cấp cho bạn nhiều âm thanh của các nghệ sĩ đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang đến nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn.

Trên đây là Top 12 thư viện nhạc không bản quyền cho bạn thỏa sức làm video. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc và học tập. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ ngay đến bạn bè và người thân và đừng quên lưu lại các nguồn tài nguyên trên để sử dụng cho các video tiếp theo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề