Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Hay nhất

Chiêu Hoàng (chữ Hán: 李昭皇; 1218 - 1278), còn được gọiChiêu Thánh Hoàng hậu (昭聖皇后),Hoàng đế thứ 9 và cũnglà cuối cùng củatriều đạinhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225.

TPO - Trong số vua thời phong kiến, ông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh hơn cả. Cuộc đời và sự nghiệp của ông hầu như chỉ có nỗi buồn, chẳng mấy niềm vui. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.

Bạn đang xem: Vị vua cuối cùng của nhà lý là ai

Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai


icon

Lý Huệ Tông

icon

Lý Anh Tông

icon

Lý Thần Tông

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong số vua thời phong kiến, Lý Huệ Tông (1194-1226) là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt. Ông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh hơn cả. Cuộc đời và sự nghiệp của ông hầu như chỉ có nỗi buồn, chẳng mấy niềm vui. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh Phu nhân Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Vua Huệ Tông lại bị trúng phong, đau yếu luôn, không đi đâu được, lại không sinh được hoàng tử, chỉ có toàn công chúa. Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên, nhiều lúc tự xưng là Thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc và múa hát: Ta đây là tướng nhà trời, Hôm nay giáng thế cho người sợ oai. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết đến năm Đinh Sửu (1217) “mùa xuân, tháng 3, vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ; có khi thôi đùa nghịch, đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, thì uống rượu ngủ li bì, đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không biết đến, giao phó cho Trần Tự Khánh. Quyền lực nhà nước dần dần về tay khác”. Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại rơi vào tay em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ. Anh Tự Khánh là Trần Thừa được phong là Phụ quốc Thái úy. Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn. Vua đem chia cả nước làm 24 lộ, chia cho các công chúa, lại phong Trần Thủ Độ làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư.


Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai


icon

Nguyên phi Trần Thị Dung

icon

Trần Tự Khánh (anh của Trần Thị Dung)

icon

Trần Thủ Độ (em họ của Trần Thị Dung)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1224, bệnh của vua Lý Huệ Tông ngày càng nặng hơn, không có con trai để nối dõi nghiệp lớn, các công chúa thì được chia về các lộ làm ấp thang mộc. Vua ủy nhiệm một mình Trần Thủ Độ (em họ vợ) làm Điện tiền chỉ huy sứ. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), trước sức ép của Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông đã xuống chiếu truyền ngôi cho con gái thứ là Lý Phật Kim (Chiêu Hoàng) rồi đi tu ở chùa Chân Giáo trong hoàng thành Thăng Long với pháp hiệu là Huệ Quang thiền sư. Sách Giản yếu sử Việt Nam viết Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau đó ông tự tử, trước khi chết còn khấn “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Lý Huệ Tông mất ngày 10 tháng 8 năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm và đi tu 2 năm. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi, theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.


Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai


Xem thêm: Ý Nghĩa Của Việc Làm Từ Thiện, Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Hoạt Động Từ Thiện

icon

Lý Anh Tông

icon

Lý Cao Tông

icon

Lý Huệ Tông

Đáp án đúng là đáp án B: Vua Lý Cao Tông (1173–1210) là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1175 đến năm 1210. Thời vua Lý Cao Tông triều chính suy yếu trầm trọng, loạn lạc nổi lên khắp nơi do người đứng đầu triều đình xa hoa trụy lạc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại “vua chơi bời vô độ, hành chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm”. Sách Việt sử lược ghi vua “rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự”. Mỗi khi có vụ kiện tụng, vua thường lợi dụng, vì thế “kho đụn của nhà nước của cải chất như núi, còn bách tính thì kêu ca, oán thán. Giặc cướp nổi lên như ong". Vua Lý Cao Tông lại có tính rất thích chơi bời, du ngoạn, yến ẩm. “Nhà vua thường ra ngoài cung Hải Thanh. Đêm nào cũng sai nhạc công gảy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán, thảm thiết, tả hữu nghe hát đều rời nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường nói với vua rằng Tôi thấy bài tự Kinh Thi có nói: Âm nhạc của nước loạn nghe như thương như nhớ, vì nhân dân nước ấy bị khốn cùng. Nay chúa thượng dong chơi vô độ, chính sự giáo hóa sai trái lìa tan, dân đen buồn khổ đến thế là cùng. Mà ngày nay nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước loạn, nước mất hay sao”. Năm 1203, Cao Tông còn cho xây dựng một loạt điện, thềm trước kinh thành. Ngay cả những năm loạn lạc nhất, đường sá bị tắc nghẽn mà vua vẫn thích rong chơi, nhưng không đi đâu được, bèn sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh, hàng ngày đem bọn cận thần, cung nữ, phường tuồng chèo thuyền bé làm nghi vệ như vua ngự đi chơi đâu đó. Rồi sai lấy sáp ong bọc những tấm lụa và các thứ hải vật thả xuống ao rồi sai người lội xuống mò lên giả làm đồ vật dưới long cung đem dâng…


Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai


icon

Lý Anh Tông

icon

Lý Cao Tông

icon

Lý Huệ Tông

Đáp án đúng là câu C:: Vua Lý Huệ Tông, tên húy là Lý Hạo Sảm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Ngày 28 tháng 10 năm 1210, vua Lý Cao Tông mất, hoàng thái tử Hạo Sảm lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 16 tuổi. Lý Anh Tông, tên húy là Lý Thiên Tộ, sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn (1136), đến tháng 4 năm Mậu Ngọ (1138) được lập làm hoàng thái tử. Ngày 26 tháng 9, vua Lý Thần Tông mất. Đến mùa đông, ngày 1 tháng 10, hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi trước linh cữu, mới lên 3 tuổi. Lý Cao Tông, tên húy là Lý Long Trát (hay Lý Long Cán) sinh vào ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ (1173). Đến mùa thu, tháng 7 năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, thái tử Long Trát lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 3 tuổi.


Vị hoàng đế cuối cùng của nhà lý là ai


icon

Lý Anh Tông

icon

Lý Thái Tông

icon

Lý Nhân Tông

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền Phi Lê Mỹ Nga. Ông được ban chức Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc hải quân, tước Kiến Bình vương. Ông là em trai vua Lý Cao Tông. Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần. Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý <1>, buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc. Năm 1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời Vua Thái Tông nhà Trần), để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã bí mật về Kinh Bắc, vái lậy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly. Tương truyền rằng trước đó Vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân. Năm 1253, quân Nguyên - Mông chiếm được thành phố Kaesong. Vua Cao Tông của Cao Ly đã yêu cầu Lý Long Tường ra giúp sức.


icon

Lý Anh Tông

icon

Lý Thái Tông

icon

Lý Chiêu Hoàng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Lý Anh Tông làm việc đó đầu tiên Theo sách Lịch sử Việt Nam, để có được lực lượng quân đội hùng hậu bảo vệ đất nước, nhà Lý đã đề ra những phép tuyển chọn binh lính bằng cách cho kiểm soát hộ tịch thật nghiêm ngặt. Dân đinh đến 18 tuổi đều phải biên tên vào sổ bìa vàng, gọi là hoàng nam, đến 20 tuổi thì gọi là đại nam (hay đại hoàng nam). Ở hai đời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, triều đình đều tuyển dân đinh, người nào khỏe mạnh sung vào quân ngũ. Đặc biệt, nhà Lý cũng lưu ý tới những gia đình nhiều đinh hoặc ít đinh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ dưới thời vua Lý Anh Tông, năm 1146, vua xuống chiếu cho các quan, quản giáp và chủ đô, "khi tuyển người sung vào cấm quân thì phải chọn ở những nhà đông người, không được lấy con nhà cô độc, làm trái bị trị tội".


icon

Công chúa nhà Trần, Hoàng thái tử nhà Trần

icon

Công chúa nhà Lý, Hoàng thái tử nhà Trần

icon

Hoàng thái tử nhà Lý, Công chúa nhà Trần

Câu trả lời đúng là đáp án C: là Hoàng thái tử nhà Lý, Công chúa nhà Trần. Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278) còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh Hoàng hậu, là hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là nữ hoàng duy nhất của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà. Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà. Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm. Kể từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã trải qua khiến bà trở thành một nhân vật có số phận đặc biệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: 1. Công chúa triều Lý, 2. Hoàng Thái tử nhà Lý, 3. Nữ Hoàng đế nhà Lý, 4. Hoàng hậu nhà Trần, 5. Công chúa nhà Trần, 6. Nhà sư (thời Trần), 7. Phu nhân tướng quân nhà Trần.