Ví dụ về sản phẩm dịch vụ

Mạch sống kinh doanh của doanh nghiệp bạn chính là sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán.

Do vậy phải phân tích sản phẩm hay dịch vụ của bạn từ nhiều góc độ. Việc phân tích đó được sử dụng để thuyết phục người đọc kế hoạch kinh doanh này cho nên chính bản thân bạn phải biết mọi điều về sản phẩm của mình.

Cố gắng xác định chính xác những gì bạn đang bán. Rất nhiều công ty gặp khó khăn trong việc cho công chúng biết về những gì họ đang bán.

Nếu bạn bán nước ngọt hoặc giày nam, bạn khá dễ dàng nêu chính xác về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán phần mềm do bạn viết hay công việc tư vấn thì phức tạp hơn đó.
Loại phần mềm của bạn là gì? Phần mềm tối ưu hóa dòng công việc, hiệu ứng hình ảnh 3 chiều, hay phần mềm đo nhịp tim hoặc đo điệu nhạc trong hộp chơi nhạc?

Loại tư vấn nào bạn sẽ làm? Công tác quản lý hàng ngày? hậu cần? Các vấn đề về Châu Âu, tư vấn về ma chay cưới hỏi? Có nhiều loại tư vấn khác nhau mà bạn có thể tìm thấy, do vậy hãy cụ thể loại tư vấn và đừng để người khác phải đoán ra đúng loại công việc tư vấn mà bạn đang làm.

Bar

Ví dụ, nếu bạn đang mở một quán Bar về Thể thao và Càfê, bạn có thể nêu cụ thể sản phẩm của mình theo các loại sau:

  1. Thức uống:
    - Nước ngọt
    - Trà và càfê
    - Rượu
     
  2. Thức ăn
    - Thực đơn
    - Thực đơn theo món
    - Ăn nhẹ
     
  3. Thực đơn thể thao
    - Bóng đá
    - Cricket
    - Các môn thể thao khác

Một chuyên gia máy tính có thể bán ba loại sản phẩm:

  • Sản phẩm 1: Một tài liệu chiến lược về các điểm thuận lợi và bất lợi của thương mại điện tử cho một công ty cụ thể nào đó và biện pháp nào cần triển khai cho chiến lược công nghệ thông tin.
     
  • Sản phẩm 2: Hướng dẫn triển khai chiến lược công nghệ thông tin. Điều này có nghĩa là để đảm bảo cho hệ thống kinh tế của công ty có thể liên lệ được với cửa hàng trên mạng.
     
  • Sản phẩm 3: Hợp đồng dịch vụ với thời gian trả lời dịch vụ tối đa là 4 tiếng.

Sản phẩm dịch vụ (tiếng Anh: Services) là những hoạt động có ích của con người tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.

Ví dụ về sản phẩm dịch vụ

Hình minh hoạ (Nguồn: learn-jde)

Sản phẩm dịch vụ

Khái niệm 

Sản phẩm dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là services.

Theo nghĩa rộng, dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động có ích của con người tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, văn minh các nhu cầu của sản xuất và của đời sống xã hội.

Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ

- Tính vô hình

Người tiêu dùng không cảm nhận được dịch vụ thông qua các giác quan. Cho nên dịch vụ rất khó để cảm nhận và đánh giá.

Ý nghĩa nghiên cứu: Vận dụng hiệu quả các yếu tố hữu hình để người tiêu dùng dễ dàng cảm nhận về chất lượng dịch vụ. 

Ví dụ: Địa điểm, Con người, Trang thiết bị, Biểu tượng, Giá cả, Cam kết...

- Tính không tách rời được

Cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời.

Ý nghĩa nghiên cứu: Những trường hợp khách hàng quan tâm đến những người cung ứng đặc biệt (những người nổi tiếng hoặc có uy tín), để tăng hiệu quả kinh tế có thể để người cung ứng làm việc với nhiều khách hàng đồng thời.

- Tính không ổn định

Chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: người cung ứng, khách hàng, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ.

Ý nghĩa nghiên cứu: Các bước để tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ:

+ Tuyển chọn và huấn luyện tốt nhân viên

+ Xây dựng qui trình thực hiện dịch vụ rõ ràng, chi tiết

+ Thường xuyên theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng

- Tính không lưu giữ được

Dịch vụ không thể cất giữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường.

Ý nghĩa nghiên cứu: Biện pháp cân đối cung cầu dịch vụ:

+ Từ phía cầu

Định giá phân biệt

Tổ chức dịch vụ bổ sung vào thời gian cao điểm

Hệ thống đặt chỗ trước

+ Từ phía cung

Thuê nhân viên làm việc bán thời gian

Khuyến khích khách hàng tự phục vụ một số công đoạn

Trang bị thêm máy móc thiết bị

Vai trò dịch vụ

- Đối với nền kinh tế quốc dân

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế

+ Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

+ Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

+ Dịch vụ thể hiện trình độ văn minh thương mại của một quốc gia

- Đối với doanh nghiệp

+ Dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp ở cả 2 khía cạnh:

Nguồn thu trực tiếp từ cung ứng dịch vụ

Nhờ có dịch vụ mà bán được nhiều hàng hóa hơn, từ đó mở rộng được thị trường kinh doanh

+ Dịch vụ là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất, cao nhất trên thương trường:

Cấp độ 1: Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm dễ bị sao chép

Chất lượng sản phẩm bị chi phối bởi vấn đề tài chính

Cấp độ 2: Cạnh tranh bằng giá

Khả năng chi phối giá của các công ty lớn trên thị trường

Việc điều chỉnh giá cả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận

Cấp độ 3: Cạnh tranh bằng dịch vụ

Dịch vụ khó chuẩn hóa

Dịch vụ không có giới hạn cuối cùng

(Tài liệu tham khảo: Dịch vụ thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)