Văn tế sống vợ phong cách ngôn ngữ

1. Tiểu sử 

- Trần Tế Xương [1870 - 1907] thường gọi là Tú Xương

- Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định [ nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định].

- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân:

+ Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất [1886]; Mậu Tý [1888]; Tân Mão [1891]; Giáp Ngọ [1894]; Đinh Dậu [1897]; Canh Tý [1900]; Quý Mão [1903] và Bính Ngọ [1906].

+ Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ [1894] ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ [lấy thêm].

+ Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão [1903] Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ [thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát] và một số bài văn tế, phú, câu đối,...

- Một số tác phẩm như: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,...

b. Phong cách nghệ thuật

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân - nửa phong kiến.

- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Sơ đồ tư duy - Trần Tế Xương

Loigiaihay.com

Hoàn cảnh ra đời Thương vợ [Trần Tế Xương]

  • Khái quát chung về tác giả Trần Tế Xương
  • Học tốt Ngữ văn 11: Hoàn cảnh ra đời Thương vợ [Trần Tế Xương] mẫu 1
  • Hoàn cảnh ra đời Thương vợ mẫu 2
  • Ý nghĩa nhan đề bài thơ Thương vợ

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Hoàn cảnh ra đời Thương vợ [Trần Tế Xương], chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Bài viết được tổng hợp 2 mẫu hoàn cảnh ra đời bài thơ, ý nghĩa nhan đề, giá trị về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

  • Khóc Dương Khuê
  • Soạn bài lớp 11: Tự tình
  • Sa hành đoản ca

Khái quát chung về tác giả Trần Tế Xương

a. Tiểu sử tác giả Trần Tế Xương

Trần Tế Xương [1870 - 1907] thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định [nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định].

Trần Tế Xương chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử.

Trần Tế Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng.

b. Sự nghiệp văn học của Trần Tế Xương

Trần Tế Xương sáng tác trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ [thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát] và một số bài văn tế, phú, câu đối,…

Sáng tác của Trần Tế Xương gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Thơ Trần Tế Xương là một bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến: Trong thơ ông có hình bóng con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới – sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác, trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối.

Nghệ thuật thơ văn Trần Tế Xương: Thơ trào phúng của Trần Tế Xương hết sức đa dạng và phong phú. Thơ trữ tình lời thơ nhuần nhuyễn, ý thơ gần gũi, sâu lắng.

Học tốt Ngữ văn 11: Hoàn cảnh ra đời Thương vợ [Trần Tế Xương] mẫu 1

Trần Tế Xương [bút danh là Tú Xương] là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình [trong tiếng cười có nước mắt].

Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

Vợ ông là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương. Là người vợ hiền thảo. Bà có với ông 8 người con. Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất bại trên đường công danh, nhà thơ và các con phải sống nhờ vào sự tần tảo của bà Tú.

Cảm thông với vợ, Tú Xương đã làm cả một chùm thơ tặng vợ như: Văn tế sống vợ, Tết dán câu đối,… Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ ấy.

Bài thơ được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn phải trông và sự tần tảo của bà Tú.

Hoàn cảnh ra đời Thương vợ mẫu 2

Trần Tế Xương [1870 - 1907] thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi. Xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến. Hàng ngày những điều ngang tai trái mắt cứ đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng. Và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng.

Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất củ Tú Xương viết về bà Tú. Thương vợ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết với kết cấu chặt chẽ, đây là một bài thơ Nôm thành công cả về ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Ngôn ngữ Nôm bình dân, hình ảnh thơ gần gũi với dân gian và đời sống. Câu đề và câu thực là suy nghĩ của nhà thơ về sự vất vả nhọc nhằn kiếm sống của người vợ, qua đó thể hiện sự cảm thông và trân trọng.

Câu luận ngợi ca đức hy sinh của người vợ. Câu kết là tiếng chửi đời cay nghiệt của một con người bị cuộc sống biến thành vô tích sự. Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững. Qua bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu thương chịu khó hết lòng vì gia đình.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ Thương vợ

Thương vợ nhan đề thể hiện một đề tài mới lạ, khác thường trong thơ trung đại, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương.

Giá trị nội dung bài thơ Thương vợ

Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú. Một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.

Bên cạnh hình ảnh bà Tú thì ẩn sau đó chính là hình ảnh ông Tú với đầy tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Thương vợ

Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương

Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú

Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hoàn cảnh ra đời Thương vợ [Trần Tế Xương]. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đề bài: Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến.

Đề bài: Cảm nhận của em về hình ảnh người vợ trong bài "Thương vợ" của Trần Tế Xương.

Soạn bài Thương vợ trang 29 SGK Ngữ Văn 11

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương_bài 1

Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương : Quanh năm buôn bán ở mom sông ........ Có chồng hờ hững cũng như không.

Phân tích Thương Vợ của nhà thơ Trần Tế xương

Bình giảng bài thơ Thương vợ của Tú Xương_bài 1

Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trấn Tế Xương - Lớp 11

Thương vợ là bài thơ tâm sự mang nỗi niềm thế sự của Tú Xương. Hãy phân tích bài thơ.

Phân tích Thương vợ của Trần Tế Xương

Phân tích bài thơ Thương Vợ của nhà thơ Tú xương.

Đọc hiểu bài thơ Thương vợ

Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả.

Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú xương [bài 2].

Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú xương.

Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ

Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

Soạn bài Khóc Dương Khuê

Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến.

Cảm nhận về bài thơ Khóc Dương Khuê của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến.

Đọc hiểu Khóc Dương Khuê

Soạn bài Khóc Dương Khuê trang 31 SGK Văn 11

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương trang 33 SGK Văn 11

Hãy phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương

“Vịnh khoa thi hương" của Trần Tế Xương

Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế xương.

Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương

Phân tích tiếng cười châm biếm của Trần Tế xương qua bài thơ Năm mới chúc nhau.

Phân tích bài thơ Mồng hai Tết viếng cô Kí của Tú xương.

Qua 2 câu thơ: Muốn mù…bạc tình [Đau mắt] hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương

Muốn mù…bạc tình [Đau mắt]. Hai câu thơ trên của Tú xương gợi cho em những suy nghĩ gì về nỗi lòng của nhà thơ?

Luyện tập: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân [tiếp theo] trang 35 SGK Văn 11

Video liên quan

Chủ Đề