Văn 12 Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận giúp các em học sinh thấy được vai trò và hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận và luyện tập câu 1 và câu 2 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận tóm tắt.

ADSENSE

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
  • Việc vận dụng phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
  • Cần vận dụng  hợp lí và khéo léo các phương thức biểu đạt để có thể giúp bài văn trở nên đặc sắc, có sức hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

3. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Câu 1: Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận 

a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:

  • Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm , tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể , sắc nhọn và thuyết phục hơn.

b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần:

  • Xác định vai trò chủ đạo của phương thức biểu đạt nghị luận.
  • Sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khác một cách hợp lý, khéo léo, xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
  • Ví dụ : "Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ. Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường. Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi. Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp!"

Câu 2: Đưa yếu tố  thuyết minh vào bài văn nghị luận

  • Đoạn trích là một văn bản nghị luận  về vấn đề: Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
  • Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh . Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
  • Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận.

⇒ Thuyết minh cũng là yếu tố cần thiết trong văn nghị luận. Vận dụng phương thức thuyết minh một cách hợp lý sẽ tăng sức thuyết phục của bài văn.

Câu 3: Viết bài văn nghị luận ngắn đề phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề: "Nhà văn mà tôi hâm mộ" do Câu lạc bộ văn học của trường tổ chức.

  • Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
    • Lựa chọn nhà văn mà em hâm mộ.
    • Giới thiệu những nét chính về cuộc đời con người, các hoạt động xã hội và sáng tác của nhà văn đó?
    • Vì sao mà em hâm mộ nhà văn đó?
      • Nhà văn đó có những cống hiến gì cho nền văn học nước nhà?
      • Sự nghiệp sáng tác có gì đặc biệt?
      • Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật.
    • Ước muốn, nguyện vọng của anh chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ.
  • Lưu ý bài văn phải vận dụng những phương thức biểu đạt mà mình thấy cần thiết.

⇒ Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc và nắm vững. Đưa ra những ý kiến nhận định, đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

Để thấy được vai trò và hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo

bài giảng Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng các phương thức đó.

b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc cả bốn phương thức nói trên.