Ưu điểm của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

         Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường; tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, thực hiện kế hoạch chuyên môn tháng 10 năm 2021, hai Tổ KHTN và KHXH trường THCS Sơn Tây  đã tổ chức thành công các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở đối tượng học là học sinh lớp 6, với sự tham dự của toàn thể CB, GV trong toàn trường. 

       Đầu tháng 10/2021, thầy giáo Trần Thanh Hùng- Phó hiệu trưởng nhà trường đã triển khai đến giáo viên chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Năm học 2020- 2021 nhà trường đã triển khai và áp dụng chuyên đề cũng như dạy học theo hướng nghiên cứu bài học và đã có những buổi sinh hoạt, tiết dạy rất thành công. Năm học 2021- 2022 là năm thứ 2 hai tổ chuyên môn tiếp tục thực hiện sinh hoạt chuyên môn, dạy học theo hướng nghiên cứu bài học cho tất cả các khối lớp, các môn học, đặc biệt là với học sinh lớp 6.

      Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. SHCM dựa trên NCBH là tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên.

       Nghiên cứu bài học là một mô hình bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho những người tham gia. Mục đích của nghiên cứu bài học là tìm hiểu những gì học sinh nghĩ, những gì học sinh tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ không phải là một bài học biểu diễn. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có những đóng góp và các ý tưởng đó cần phải được tôn trọng. Do vậy, bài học là thuộc về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy. Như vậy khi các thành viên tham gia vào nghiên cứu bài học thì sẽ kết hợp được những ưu điểm và cùng hoàn thiện bài học hơn. Thông qua nghiên cứu bài học, giáo viên cảm thấy tập trung hơn vào bài học và tăng sự thích thú trong công việc dạy học.

                                    Thầy giáo Trần Thanh Hùng- Phó Hiệu trưởng triển khai báo cáo chuyên đề.

           Nghiên cứu bài học là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể nên thông qua quá trình hợp tác với các giáo viên trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ sung từ ý kiến của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải thiện. Giáo viên phải cùng nhau thảo luận về những phản ứng có thể có ở học sinh trong quá trình học để có những phương pháp dạy học cho phù hợp. Như vậy giáo viên có thể dự kiến trước được những kết quả đối với một bài học và những phản ứng của các học sinh trong lớp. Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp

 Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH:

* Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

a] Xác định mục tiêu:

b] Xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:  Xây dựng kế hoạch, lựa chọn bài dạy từ ngày 18/10/2021

                                       Tổ trưởng chuyên môn tổ KHXH phát biểu chỉ đạo bổi sinh hoat chuyên môn

                    Tổ trưởng chuyên môn tổ KHTN phát biểu chỉ đạo bổi sinh hoat chuyên môn

         Với quan điểm chỉ đạo của BGH nhà trường; Tổ khoa học Tự nhiên lựa chọn bài “ Đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian” thuộc môn KHTN 6, do thầy Nguyễn Đức Ninh dạy thể nghiệm tại lớp 6C; Tổ khoa học xã hội lựa chọn bài : Period 20: Unit 3: Friends.  Leson 2.2. Grammar [P.26] thuộc môn Tiếng Anh 6; do cô Phan Thị Nguyệt dạy thể nghiệm tại lớp 6A.

         Sau khi thống nhất được 2 bài dạy thì các giáo viên trong hai tổ đã cùng nhau thiết kế kế hoạch bài dạy, thảo luận nội dung, các phương pháp, phương tiện, thiết bị học liệu để hoạt động dạy học đạt kết quả cao cũng như dự kiến những thuận lợi khó khăn của học sinh khi học tập.

        * Bước 2. Tiến hành dạy bài học và dự giờ.

        Vào ngày 21/10/2021 hai tổ chuyên môn đã tiến hành dạy thể nghiệm các bài dạy đã được lựa chọn thống nhất.

      Trong tiết dạy GV đã quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Đặc biệt đã tạo được điều kiện để cho các em được hoạt động, được sáng tạo phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Học sinh giao tiếp hoạt động sôi nổi, tham gia vào quá trình đánh giá bạn và đánh giá được quá trình học tập của bản thân.

                            Giờ dạy môn tiếng Anh- lớp 6A do cô giáo Phan Thị Nguyệt thực hiện.

                        Giờ dạy môn KHTN- lớp 6C do thầy giáo Nguyễn Đức Ninh thực hiện.

             * Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

        - Hai giáo viên dạy thể nghiệm chia sẻ về bài học: những ý tưởng mới; những thay đổi, điều chỉnh về nội dung; phương pháp dạy học; những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa.

        - Các giáo viên dự giờ suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ;  Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; Thảo luận xem HS học như thế nào? [mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em]; Cùng suy nghĩ: vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp.

                                                   Ý kiến góp ý của giáo viên sau dự giờ

* Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp

Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Mong muốn hoạt động chuyên môn thiết thực, nhiều và rất nhiều tiết dạy thành công như thế ....

    Người đưa tin:Trần Thanh Hùng- Phó Hiệu trưởng.

Video liên quan

Chủ Đề