Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Trà xanh là thức uống quen thuộc trong đời sống hằng ngày và trở thành một phần văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, uống trà xanh đúng cách thì không phải ai cũng biết. Làm chậm quá trình TY lão hóa, dưỡng da, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, cải thiện chức năng hệ miễn dịch… là một số lợi ích khi bạn uống trà đúng cách. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé.

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Uống trà đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Theo thống kê, trà được sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau nước tinh khiết. Trong đó, trà xanh là loại rất được ưa chuộng. Trà xanh có thể dùng nóng hay dùng lạnh hoặc kết hợp với nguyên liệu khác tạo nên nhiều thức uống như trà chanh, trà sữa, trà tắc, trà trái cây… hợp với khẩu vị của nhiều người.

Bên cạnh hương vị thơm ngon, uống trà xanh mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Trà chứa chất kích thích, có tác dụng làm minh mẫn tinh thần, thư giãn. Với những ai cần tập trung làm việc hoặc học tập, một tách trà thơm ngát sẽ vô cùng hiệu quả.

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Trà có nhiều công dụng trong pha chế đồ uống (Ảnh: Internet)

Trong trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, gọi là polyphenol. Đây là hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư, chứng loãng xương và các bệnh tim mạch. Theo khảo sát hơn 40.000 người tại Nhật Bản (quốc gia tiêu thụ nhiều trà), uống trà xanh còn có tác dụng giảm nguy cơ tử vong, đột qụy… ở người trung niên và lớn tuổi.

Bên cạnh đó, uống trà xanh giảm cân là một công dụng tuyệt vời từ thức uống thiên nhiên này. Nhiều người áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và kết hợp cùng uống trà để thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh sự trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó năng lượng được tiêu hao, giúp cơ thể giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, uống trà xanh giảm mỡ bụng đã được nhiều người áp dụng thành công.

Uống trà xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng không phải thời điểm nào trong ngày cũng thích hợp để uống trà. Bạn nên uống trà vào bữa sáng sau khi đã nạp năng lượng cho cơ thể bằng một bữa ăn sáng thơm ngon. Uống trà xanh mỗi ngày có tốt không? Mỗi ngày, bạn uống một tách trà xanh sau bữa sáng 30 phút sẽ giúp tỉnh táo để làm việc và học tập năng suất.

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Uống 200ml trà xanh mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Bạn không nên uống trà xanh thay nước. Bởi vì bổ sung quá nhiều trà trong một khoảng thời gian sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ như: gây ra bệnh thiếu máu, loãng xương, đau dạ dày và làm mất ngủ. Bên cạnh đó, bạn không nên uống trà khi bụng đói. Bởi vì chất kích thích bên trong trà sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, lâu ngày dễ dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Hơn nữa, nếu bạn “lỡ tay” pha trà quá đậm lại uống khi bụng đói thì cả ngày sau đó, bạn sẽ luôn ở trong trạng thái “trên mây” vì cơn say từ trà.

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Uống trà đúng cách là sau khi ăn khoảng 30 phút (Ảnh: Internet)

Trà để nguội sẽ sinh vi khuẩn do tiếp xúc lâu với không khí. Vì vậy, uống trà đúng cách là bạn uống trà sau khi vừa pha xong, hơn nữa, hương vị khi dùng nóng sẽ thơm và ngon hơn so với uống nguội.

Do trà có chứa chất kích thích nên rất dễ phản ứng với thành phần trong thuốc dẫn đến làm giảm tác dụng hoặc nguy hiểm hơn là sinh ra tác dụng phụ. Từ bỏ thói quen uống thuốc bằng nước trà là vô cùng cần thiết. Tốt nhất là bạn sử dụng nước tinh khiết để uống thuốc.

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải là sử dụng nước sôi để pha trà. Thế nhưng, bạn có biết, nước sôi sẽ phá hỏng kết cấu hợp chất tanin, cũng như một số chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy, nhiệt độ tốt nhất để pha trà là khoảng 80 – 90 độ C, tùy theo tính chất của mỗi loại trà.

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Nên sử dụng dụng cụ bằng thủy tinh hoặc sứ để pha trà (Ảnh: Internet)

Dụng cụ pha trà là loại bình có chất liệu thủy tinh hoặc sứ, tuyệt đối không sử dụng dụng cụ kim loại. Các hợp chất trong trà phản ứng với kim loại sẽ sinh ra chất độc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trà trước khi pha, bạn nên rửa qua với nước nóng vừa để nước trà trong, màu sắc đẹp mắt vừa giúp loại bỏ được các chất bẩn, tạp chất có trong trà.

Uống trà xanh đúng cách không chỉ giúp bạn nhận được tối đa lợi ích từ thức uống này mà còn tránh được những tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Với những ai là tín đồ thức uống này, hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình thưởng thức thức uống yêu thích. Tiếp theo, mời các bạn tìm hiểu thêm về Sparkling Wine là gì tại website của chúng tôi ngay nhé.

Dưới đây là những sản phẩm bạn phải lưu ý sau khi uống thuốc:

1. Nước cam

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Trong nước cam có chưa nhiều acid và phần lớn acid góp phần phá hủy kết cấu của thuốc, đặc biệt với các loại thuốc chứa hàm lượng nhôm. Lời khuyên của bác sĩ thì nước cam nghiêm cấm không dùng với các loại thuốc kháng sinh, kháng vi sinh kém bền vững.

Nếu cần bổ xung dinh dưỡng thì nên sử dụng nước cam sau khi đã uống thuốc 3h, và nên sử dụng những loại cam ăn liền như cam xoàn chứ không nên vắt nước uống.

2. Bưởi

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Cho dù bưởi là một loại hoa quả rất lành tính tuy nhiên các bạn lưu ý rằng khi sử dụng bưởi sau khi uống thuốc sẽ gia tăng sự hấp thụ quá nhiều thuốc vào máu, điều này có thể gây nguy hại khôn lường, hay hiện tượng sốc thuốc nhẹ. Với các loại thuốc sau thì tuyệt đối không dùng chung với bưởi:

-Thuốc chống dị ứng vì dễ gây bệnh tim mạch

-Thuốc an thần, thuốc ngủ.. dễ chóng mặt, buồn nôn

-Thuốc kháng sinh vì làm giảm tác dụng của thuốc

Đặc biệt với bưởi các bạn không nên sử dụng trong quá trình uống thuốc chứ không chỉ đợi vài ba tiếng sau khi uống thuốc là có thể ăn như cam.

3. Chuối

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Về cơ bản thì chuối ngự đại hoàng vẫn được sử dụng tốt sau khi uống thuốc tuy nhiên với những loại thuốc lợi tiểu thì hoàn toàn khác, vì khi kết hợp 2 loại này với nhau sẽ gây hiện tượng tích lũy kali và có thể dẫn đến biến chứng tim mạch, huyết áp.

4. Cà phê

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Cà phê chứa đặc biệt nhiều cafein không chỉ làm giảm tác dụng của kháng sinh và các loại thuốc chứa nhiều sắt. Thêm nữa việc uống cà phê sẽ khiến bạn tỉnh táo và không thể nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Đặc biệt khi dùng chung với các loại thuốc cảm, điều này có thể khiến cơ thể nôn nao, do thuốc cảm và cà phê đều có tác dụng phụ là: gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Vì thế khi ốm nên kiêng cà phê vài hôm!

5. Trà xanh

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng "đánh bại" những tế bào ung thư, nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.

Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp cần, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

6. Sữa

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Khá bất ngờ khi Sữa - một thực phẩm vàng, cực kì bổ dưỡng cũng có mặt trong danh sách cần hạn chế sau khi uống thuốc. Bởi lẽ việc uống sữa sẽ tạo ra một lớp bám quanh dạ dày, ảnh hưởng tới sự hấp thụ vi chất có trong thuốc. Đồng thời sữa gây ức chế quá trình hấp thụ sắt của cơ thể khiên cơ thể thêm mệt mỏi, uể oải. Sau khi uống thuốc 3 tiếng, bạn có thể thoải mái uống sữa mà không phải lo về tác dụng phụ.

7. Nhân sâm

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Sâm là loại thực phẩm cực kì tốt và bổ dưỡng nhưng tính hàn quá mạnh cũng không tốt cho người đang ốm yếu, chưa nói tới việc nếu sử dụng nhân sâm cùng các loại thuốc còn khiến bệnh của bạn nghiêm trọng hơn nữa

8. Tôm

Uống thuốc tây có uống trà xanh được không

Mặc dù là loại hải sản rất ngon nhưng tuyệt đối không nên ăn tôm ít nhất sau khi uống thuốc 2 tiếng vì lượng khoáng chất và vitamin trong tôm gây nhiều phản ứng phân hủy khi kết hợp với thành phần có trong nhiều loại thuốc kháng sinh, có thể gây nguy hiểm lớn.

Diệu Bảo